Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

"BOT đền chùa": Có tiền mới được vào cửa Phật?

Mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất, Yên Tử khai hội. Dòng người từ khắp nơi đổ về khu du lịch tâm linh khiến giao thông tắc nghẽn vài cây số. Khác với mọi năm, từ ngày 01/01 năm nay, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu tiến hành thu phí tham quan với mức 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em.

Tại chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), mỗi phật tử khi đến viếng Phật phải mua vé ngoài cổng với giá 10.000 đồng/người. Ban quản lý lập 2 điểm bán vé ở 2 cổng vào. Chùa Tây Phương (Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) cũng tiến hành bán vé vào chùa với giá 10.000 đồng/người…

Lý giải cho việc thu phí ở Yên Tử, ông Phạm Tuấn Đạt - Phó Chủ tịch UBND Tp. Uông Bí cho hay, thành phố đã tổ chức lấy ý kiến của nhiều cấp, ngành, Giáo hội Phật giáo tỉnh và tỉ lệ thống nhất thu phí đạt hơn 90%.
 Quy định thu phí ở khu di tích Yên Tử
Còn UBND huyện Thạch Thất có hẳn bảng công khai lý lo thu phí là: Căn cứ Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 6/12/2016 của HĐND TP. Hà Nội về thu phí, lệ phí; Căn cứ QĐ số 53/2016/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 và QĐ số 58/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND TP Hà Nội… 

Tóm lại, việc thu phí vào chùa được viện dẫn bởi nhiều quyết định, nghị quyết, hội nghị… rất đúng quy trình. Tuy nhiên, những điều đó khiến nhiều người ngỡ ngàng, bức xúc và không thể đúng quy trình thực hành tâm linh. 

Cửa chùa luôn rộng mở cho chúng sinh. Đó là nơi chúng sinh ba đào đến với Phật, thấm nhuần tinh thần đức Phật, ngẫm về sự lý giải nỗi khổ của kiếp người, đó là bởi tham - sân - si, là sở cầu bất đắc (muốn mà không được), oán tăng hội (không ưa mà vẫn phải ở với nhau)… Đến với cửa chùa là để chiêm ngưỡng chính quả của đức Phật và soi vào chính tâm hồn, đạo đức của mình để tự răn, sửa mình; để thúc đẩy mầm thiện, tạo động lực sống tích cực, hoàn thiện hơn trong cách ứng xử văn hoá với mọi người, với thiên nhiên và với chính mình. Cửa Phật không phải nơi để xin xỏ, ngã giá và mặc cả. 

Nhưng đáng tiếc, vẫn còn rất nhiều người mê lầm, đến cửa Phật lại để khởi lòng tham và lòng dục, cầu khấn, mặc cả đủ điều. Và theo đó, các dịch vụ đua nhau mọc lên, thùng công đức lập ở khắp nơi, người ta đua nhau trục lợi tín ngưỡng, tâm linh. Cả không gian linh thiêng nơi cửa chùa trở thành cái chợ. 

Những nhà quản lý đã và sẽ lý giải việc bán vé vào chùa là để “tái đầu tư”, phục vụ việc tu bổ, tôn tạo di tích. Xưa nay, việc góp công, góp của tô tượng, đúc chuông là việc làm công đức, tạo phước của chúng sinh. Hàng nghìn ngôi chùa đã được xây dựng, tu bổ bằng cách đó mà không cần phải bán vé.

Nay tổ chức bán vé chẳng khác gì cách BOT nơi cửa Phật. Cứ đà này, nếu số tiền dần tăng lên thì chẳng lẽ chỉ người có tiền mới được đến cửa chùa. Người nghèo chẳng lẽ chỉ đứng trước cổng chùa mà bái Phật? Không lẽ đến với Phật, tâm không thôi chưa đủ mà phải có tiền? Đức Phật chưa bao giờ dạy chúng sinh như vậy.

Xuân Hùng
Nguồn: https://laodong.vn/dien-dan/bot-den-chua-co-tien-moi-duoc-vao-cua-phat-593139.ldo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật pháp và cuộc sống 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Phật pháp và cuộc sống 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Phật pháp và cuộc sống 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Đường về nhà

Phật pháp và cuộc sống 12:16 23/04/2024

Bạn hãy hình dung một bối cảnh thế này: bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị cho một ngày làm việc thật dài. Như một thói quen, bạn cầm điện thoại lên đọc lướt thông tin để bắt đầu ngày mới. Bạn không tin nổi vào mắt mình với những dòng chữ hiện lên màn hình.

Xem thêm