Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/03/2020, 09:24 AM

Bước vào cõi Thiền trong tranh Phật giáo của họa sĩ Phượng Hồng

Hoạ sĩ Phượng Hồng nổi tiếng với những tác phẩm mang đậm chất Đạo Phật. Tranh của ông xuất hiện ở các triển lãm khắp trong và ngoài nước. Người ta gọi chất Thiền phảng phất qua các nét vẽ bình dị của người hoạ sĩ này là một hành trình bất tận về tâm linh.

Đức Phật với tuổi thơ nhìn từ tranh vẽ

Họa sĩ Phượng Hồng

Họa sĩ Phượng Hồng

Hoạ sĩ Phượng Hồng có quê gốc ở TP. Nha Trang. 6 tuổi ông đã được mẹ cho theo lên chùa trong những ngày lễ. Phật pháp bắt đầu thấm vào tâm hồn và máu thịt ông từ những ngày thơ bé như thế. 15 tuổi - ở cái độ tài không đợi tuổi, ông đã có cho riêng mình buổi triển lãm tranh về Phật giáo nhân ngày lễ Phật đản diễn ra tại Nha Trang vào năm 1964. Đây cũng là bước đệm cho sự thành công để hun đúc lên phong cách nghệ thuật trong tranh hướng Phật của hoạ sĩ sau này. 

Họa sĩ Phượng Hồng là người giữ Kỷ lục quốc gia về sáng tác tranh Phật giáo nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 tác phẩm từ 1965 đến nay. Trong đó phải kể đến là Triển lãm Đại Lễ Phật đản Vesak tại chùa Tam Chúc tỉnh Hà Nam năm 2019; Triển lãm tranh thổ cẩm tại TP Đà Lạt; Triển lãm tại Phan Thiết, Bình Thuận; Triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP.HCM…Ông hiện là thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Chuyên đề Mỹ thuật Phật giáo.

Có nhiều cá nhân sưu tập tranh của họa sĩ Phượng Hồng ở rất nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nga, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Hà Lan, Tiệp Khắc, Ý, Úc, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan...

Họa sĩ Phượng Hồng là người giữ Kỷ lục quốc gia về sáng tác tranh Phật giáo nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 tác phẩm từ 1965 đến nay.

Họa sĩ Phượng Hồng là người giữ Kỷ lục quốc gia về sáng tác tranh Phật giáo nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 tác phẩm từ 1965 đến nay.

Tranh của họa sĩ Phượng Hồng được giới chuyên môn đánh giá đậm chất đạo học phương Đông với đa chất liệu là sơn dầu, sơn mài, giấy dó và tranh màu nước trên vải. Sự hài hoà từ việc kết hợp giữa đời thực và hư, giữa đạo và đời giúp tranh của ông đem đến cho người xem rất rõ về sự cảm nhận an nhiên, mộc mạc, dung dị mà thâm trầm.

Theo họa sĩ Phượng Hồng, ông là một Phật tử, cho nên từ trong tâm, tín ngưỡng của mình khiến ông có sở thích và đam mê vẽ tranh hướng về ý đạo của nhà Phật. Thiền tại tâm và do chính tâm chúng ta nắm bắt và giác ngộ. Do đó, Thiền trong tranh chính là sự chuyển tải cái tâm lực của một người hành thiền vào bức họa. Qua đó truyền tải sức mạnh tinh thần Phật giáo đến người thưởng lãm.

Cuộc đời Đức Phật qua 61 bức tranh của Myanmar

Một số tác phẩm đặc sắc của họa sĩ Phượng Hồng về Phật giáo:

Tranh của Phượng Hồng được giới chuyên môn đánh giá đậm chất đạo học.

Tranh của Phượng Hồng được giới chuyên môn đánh giá đậm chất đạo học.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm