Buông xả là trí tuệ
Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Biết buông xả là một loại trí tuệ, có buông xả mới có hạnh phúc. Không biết buông xả sẽ khổ nhiều.
Buông xả là một loại khả năng vì không phải ai cũng có khả năng buông xả. Vì họ cố chấp nhiều hơn.
Buông xả là một loại bản lĩnh vì không phải ai cũng có bản lĩnh này
Buông xả là một pháp tu, vì phải thực hành đúng pháp mới có khả năng buông xả.
Buông xả 1 phần được 1 phần hạnh phúc, ai xả 5 phần được 5 phần hạnh phúc, ai xả 9 phần được 9 phần hạnh phúc...
Cố chấp tỉ lệ thuận với khổ đau
Buông xả tỉ lệ thuận với an lạc
Xả nghĩa là bao dung, độ lượng buông bỏ không cố chấp dính mắc thù ghét mọi người, mọi chuyện.
Xả bắt đầu từ chuyện nhỏ nhặt dễ xả bỏ nhất
Mỗi ngày buông xả một chút
Xả những thứ chẳng can hệ gì đến ta mà ta vẫn dính mắc, vẫn chấp
Xả đến những việc những không hài lòng hằng ngày
Xả tiếp những người chúng ta chỉ hơi khó chịu
Xả những người ta đã ghét một thời gian
Ví dụ ta ôm chấp một lời nói xấu của người khác một ngày ta khổ một ngày; ta ôm chấp 1 năm ta khổ một năm; ta ôm chấp cả đời không xả ta khổ cả đời.
Cũng lời nói xấu ta đó, ta xả ra ngay lập tức, ta hết bực mình khó chịu ngay lập tức.
Xả luôn những người ta thù hận ghét bỏ
Xả những ân oán tình thân có liên quan huyết thống
Muốn xả được phải tập quán xét, suy nghĩ hằng ngày là;
Ta chấp là ta khổ, ta xả là ta bớt khổ
Ta chấp là gia đình ta khổ, ta xả là gia đình ta bớt khổ
Ta chấp là người thân ta khổ, ta xả là người thân ta bớt khổ
Ta muốn sống an vui hạnh phúc, ta phải tập phép xả hằng ngày.
Ta xả vì ta hiểu lời Phật dạy.
Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.
Ta xả vì ta biết luật quy vô thường, quy luật nhân quả, chân lý duyên khởi.
Quán vô thường
Tập buông xả
Xả là trí tuệ
Xả là bản lĩnh
Xả bớt khổ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)
Xem thêm