Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/01/2024, 11:50 AM

Bụt có phải là một vị thần linh không?

Hỏi: Thực chất của đạo Bụt là gì? Có phải là một tôn giáo không? Bụt có phải là một vị thần linh không?

279712858_175757138156146_7375222675313522334_n

Đáp:

Bụt luôn luôn nhắc chúng ta rằng ngài là người, không phải thần linh. Ngài để lại nhiều luận văn mà ngài trao lại cho các đệ tử của ngài. Những luận văn ấy gọi là kinh. Sáng nay tôi đã cống hiến các bạn sự thực tập về hơi thở có chánh niệm. Sự thực tập này có xuất xứ từ Kinh Quán Niệm Hơi Thở.

Trong kinh này, ngài chỉ cho chúng ta mười sáu phép thực tập hơi thở có chánh niệm để xử trí với những khó khăn trong đời sống hằng ngày, để nuôi dưỡng tuệ giác và từ bi. Có những kinh khác dạy về chánh niệm đưa tới sự chuyển hóa và hàn gắn. Những kinh ấy không phải là những lời cầu nguyện. Ðó là những bản văn dạy cho bạn cách đối xử với những đau khổ và khó khăn trong đời sống hằng ngày.

Nguyên thủy, đạo Bụt không phải là một tôn giáo; đó là một lối sống. Kinh là những lời dạy của Bụt làm thế nào để chuyển hóa khổ đau và nuôi dưỡng niềm vui và lòng từ bi. Là những tu sĩ Phật giáo, chúng tôi học nhiều những kinh đó, và chúng tôi học để giảng giải cho mọi người biết đúng cách thực tập những lời dạy ấy.

Trong truyền thống đạo Bụt, chúng tôi vinh danh Ba Viên Ngọc Quý. Viên Ngọc Quý thứ nhất là Bụt: người đã tìm ra con đường của hiểu biết, thương yêu, chuyển hóa và hàn gắn. Viên Ngọc Quý thứ hai là Pháp: con đường của chuyển hóa và hàn gắn, đã được Bụt lập ra dưới dạng những luận văn, lời dạy và cách thực tập. Viên Ngọc Quý thứ ba là cộng đồng thực tập, Tăng: những người đàn ông và đàn bà đã lập thành một cộng đồng và nguyện đi theo con đường của sự thực tập thiền định và chánh niệm.

Tăng thân có nghĩa là “cộng đồng.” Mọi người trong cộng đồng đều thực tập thở trong chánh niệm, đi trong chánh niệm,và làm phát sinh từ bi và hiểu biết. Chúng tôi thực tập trở về nương tựa Tăng, bởi vì một Tăng thân đích thực là một cộng đồng ở đó có sự thực tập đích thực; nghĩa là có chánh niệm đích thực, hiểu biết và từ bi. Một Tăng thân đích thực chứa đựng trong tự thân Pháp đích thực và Bụt đích thực. Vì vậy khi bạn tiếp xúc được với một Tăng thân đích thực, bạn cũng tiếp xúc được với Bụt và với Pháp.

Với một Tăng thân, bạn dễ có cơ hội thành công, vì Tăng thân là phương tiện để che chở và nâng đỡ bạn trong sự thực tập. Không có một Tăng thân, bạn có thể từ bỏ sự thực tập trong vòng vài tháng. Chúng tôi có câu tục ngữ rằng khi con cọp lìa rừng để về đồng nội, nó sẽ bị người bắt và giết. Một người thực tập phải ở lại với Tăng thân mình, nếu không người ấy sẽ từ bỏ thực tập sau vài tháng. Sự nâng đỡ và dìu dắt của Tăng thân rất quan trọng.

Dù cho ở đây, bạn cũng có thể thiết lập Tăng thân riêng của bạn gồm có bốn hay năm người cùng thực tập hằng ngày; đi trong chánh niệm, thở, ăn và làm việc trong chánh niệm. Một Tăng thân có thể nâng đỡ khi ai cần đến.

Một Tăng thân có thể gồm có những người cư sĩ hay xuất gia, nhưng bất cứ đâu có ít nhất bốn người cùng thực tập chánh niệm với nhau, thì đó là một Tăng thân. Về nương tựa Tăng thân là điều quan trọng, vì nếu Tăng thân thực sự thực tập, Tăng thân chứa đựng Bụt và Pháp trong ấy.

“Em là sự nối tiếp của Bụt, là bảo bối của Pháp, là tinh hoa của Tăng”

Trích từ Sống tự do bất cứ nơi đâu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Trung ấm nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024

Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?

Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024

Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?

Xem thêm