Vì sao ngày xưa gọi “Phật” là “Bụt”?
Là người tu Phật, chúng ta phải biết Phật là gì? Và lâu nay chúng ta nghi ngờ tại sao từ thế kỷ 13 về trước gọi Phật bằng "Bụt", còn ngày nay gọi Ngài bằng Phật. Như vậy ai gọi đúng?
Phật là đức Thích-ca Mâu-ni phải không? Chữ Phật ở đây chỉ cho một con người đã được giác ngộ.
Ngoài đức Phật Thích-ca Mâu-ni, những người giác ngộ như Ngài cũng đều gọi là Phật. Cho nên nói tới tu Phật là nói tới sự giác ngộ.
Lâu nay chúng ta nghi ngờ tại sao từ thế kỷ 13 về trước gọi Phật bằng "Bụt", còn ngày nay gọi Ngài bằng Phật. Như vậy ai gọi đúng?
Tôi sẽ giải thích về điều này. Ngày xưa, vùng đất Luy Lâu là vùng đất thương mại rất phồn thịnh, thương thuyền người Ấn sang đây buôn bán mang theo các nhà Sư truyền đạo. Sư Ấn Độ sang Việt Nam vẫn nói tiếng Ấn. Các ngài gọi Phật là "Buddha", Trung Hoa dịch là "Giác giả".
Giác là giác ngộ, giả là người.
Chữ "Buddha" là "Người giác ngộ".
Tổ tiên mình gọi chữ "Bud" là "Bụt".
Như vậy gọi "Bụt" rất gần với phiên âm tiếng Phạn, nhưng tại sao ngày nay chúng ta gọi "Phật"?
Bởi vì vào đời Minh, Trung Hoa có in Tạng kinh bằng chữ Hán, người Việt Nam ta thỉnh về để đọc.
Chữ "Buddha" dịch âm chữ Hán là "Phật-đà".
Chữ "Bud" đọc là "Phật", chữ "dha" đọc là "Đà".
Nên "Phật-đà" là người Việt đọc theo âm chữ Hán.
Thế nên từ đời Minh, tức khoảng thế kỷ 17 - 18 về sau mới có danh từ "Phật", còn thời gian trước chỉ có danh từ "Bụt".
Hiểu như vậy chúng ta mới biết cách gọi Phật của người xưa và người nay khác nhau như thế nào.
Tuy khác trên danh xưng nhưng vẫn cùng một ý nghĩa, Phật là chỉ cho bậc giác ngộ.
Đức Phật là bậc giác ngộ nên đạo do Ngài truyền cũng là đạo giác ngộ.
Vì vậy nói đạo Phật là đạo giác ngộ.
Chúng ta xưng mình là Phật tử tức con của bậc giác ngộ, hoặc ta cũng là người giác ngộ chút chút.
Giác ngộ chút chút chớ không phải không chút giác ngộ.
Đến với đạo Phật là phải có giác ngộ, chớ không thể mù quáng được.
Thế nhưng có Phật tử đến với đạo Phật nhiều năm, vẫn nói chưa giác ngộ gì cả.
Thật ra có, nhưng quí vị không biết đó thôi.
Đạo Phật là đạo giác ngộ, nên người tu theo đạo Phật phải có giác ngộ.
Giác ngộ từ gần tới xa, từ thấp lên cao.
Giác ngộ gần như thế nào, giác ngộ xa như thế nào?
Tôi xin hỏi quí vị học Phật mấy năm nay có biết lý vô thường, lý nhân quả, lý nhân duyên không?
Nếu biết tức quí vị đã giác ngộ khá rồi.
Đối với cuộc sống vô thường mà tưởng thường là người mê, cuộc sống vô thường ta biết vô thường tức là giác.
Người mê cứ nghĩ gặp ác là bị trời phạt, được vui là trời thưởng.
Phật tử không như thế, biết gặp ác là do nhân xấu mình đã tạo từ đời trước, gặp lành là do nhân lành đã tạo từ trước, nên ngày nay cảm quả thiện ác đến với mình, chớ không phải do trời ban.
Biết đúng lẽ thật như vậy là giác rồi còn gì.
Vậy mà quí vị cứ nói mình không giác, đó là do chưa nắm vững đường hướng Phật dạy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại
Kiến thức 08:30 07/01/2025Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.
Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo
Kiến thức 13:00 06/01/2025Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.
Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật
Kiến thức 12:05 06/01/2025Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh
Kiến thức 10:57 04/01/2025Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.
Xem thêm