Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 26/10/2019, 08:40 AM

Các dòng Thiền tiêu biểu ở Việt Nam

Thiền Tông được truyền vào Việt Nam đã tác động một cách sâu sắc, tự nhiên và cần thiết vào lòng dân tộc Việt Nam như không khí, như hơi thở, như nước thẩm sâu trong lòng đất.

 >>Kiến thức

Dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi:

Sư Tổ dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi

Sư Tổ dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi

Vào cuối đời Hậu Lý Nam Đế, năm 580, Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, từ Ấn Độ sang Trung Hoa rồi đến Việt Nam lập phái Thiền thứ nhất. Từ đó, Phật giáo Việt Nam mới thực sự có đầu mối truyền thừa.

Bài liên quan

Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi là sơ Tổ Thiền tông Việt Nam, Ngài người Thiên Trúc, dòng dõi Bà La Môn. Vì ở Thiên Trúc thiếu duyên nên năm 574 Thiền sư qua Tràng An, Trung Quốc, gặp lúc Phật giáo bị nạn Võ Đế, Thiền sư đến đất Nghiệp, gặp tổ Tăng Xán được ngộ đạo, Tổ bảo nên về phương Nam hóa đạo. Thiền sư đến chùa Chế Chỉ, Quảng Châu dịch kinh Tượng Đầu. Năm 580, đến Việt Nam, ở chùa Pháp Vân dịch kinh Tổng Trì và giảng dạy đạo Thiền. Phật giáo ở đây thịnh hành từ đó.

Trong suốt 7 thế kỷ, từ cuối thế kỷ thứ VI đến cuối thế kỷ thứ XIII, dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi trải qua 19 thế hệ truyền thừa, sản sinh trên dưới 40 Thiền sư lỗi lạc nối tiếp nhau hoằng dương Chánh pháp.

Như vậy, dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi khởi đầu ở Việt Nam vào thế kỷ thứ VI đã tạo một bước ngoặt cho Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó với cuộc sống phục vụ đất nước và dân tộc, dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi góp phần đào tạo nhân tài cung cấp cho công cuộc vận động độc lập, tự chủ của dân tộc, Vạn Hạnh Thiền sư là linh hồn của dòng Thiền này đã có thái độ ứng xửvà hành động của một người thấy xa hiểu rộng, cho những giải đáp thật chính xác như “Nội trong 21 ngày quân Tống phải rút lui” hoặc “phải gấp cất quân đại phá Chiêm Thành ngay, không được bỏ lỡ cơ hội tốt” khi Ngài được các vua Lê hỏi ý kiến. Dù Ngài đã 70 tuổi nhưng thấy nhà Tiền Lê suy, Lê Ngọa Triều tàn ác, hoang dâm vô độ không còn được lòng dân, Sư Vạn Hạnh phải đóng vai chủ động trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua một cách êm thắm, không hề gây chiến tranh. Bước theo con đường Bát Chánh Đạo mà đức Phật đã dạy, Thiền sư Vạn Hạnh đã hành động theo đúng chiều hướng tiến triển của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử đúng với quy trình vận động của nó.

Tư tưởng của dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã kết hợp Thiền Tông Ấn Độ với Thiền Tông Trung Hoa để nó ươm mầm trên vùng đất màu mỡ Giao Châu và đã làm nên Thiền Tông Việt Nam vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo, vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nhân dân.

Thế nên, đến đời Lý Thái Tông (1028-1054), nhà vua có làm bài kệ truy tán Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi rằng:

Sáng tự lai Nam quốc

Văn quân cửu tập Thiền.

Ưng khai chư Phật tính

Viễn hợp Nhất tâm nguyên

Hạo hạo Lăng Già nguyệt

Phân phân Bát nhã liên.

Hà thời lâm diện kiến

Tương dữ thoại trùng huyền.

Dịch:

Mở lối qua Nam Việt,

Nghe ông Chỉnhhọc Thiền

Nguồn tâm thông một mạch

Cõi Phật rộng quanh miền

Lăng Già ngời bóng nguyệt,

Bát nhã nức mùi sen.

Biết được bao giờ gặp

Cùng nhau kể đạo huyền.

Dòng Thiền Vô Ngôn Thông:

Sư Tổ dòng Thiền Vô Ngôn Thông

Sư Tổ dòng Thiền Vô Ngôn Thông

 Thiền sư Vô Ngôn Thông, họ Trịnh, sinh quán tại Quảng Châu, sau khi học với Mã Tổ ở Giang Tây, sư về Quảng Châu. Năm 820 sư sang Giao Châu (Việt Nam) ở tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng tỉnh Bắc Ninh và lập ra phái Thiền thứ hai mang tên Ngài là Vô Ngôn Thông.

Thiền phái này mở mang hoằng hóa đến cuối thế kỷ thứ XIII và truyền thừa được 15 thế hệ với 36 vị Thiền sư đắc pháp.

Khi đến Việt Nam Thiền sư Vô Ngôn Thông đã du nhập quy chế sinh hoạt và tu học của các Thiền Viện của Tổ Bách Trượng vào các chùa thuộc môn phái của Ngài. Tinh thần quy chế này đã tạo cho Tăng sĩ tu Thiền một nếp sinh hoạt và tu học thường ngày giúp cho sự định tâm.

Bài liên quan

Tư tưởng cơ bản của dòng thiền Vô Ngôn Thông là chân lý không phải ở đâu xa, mà ngay ở hiện tiền, ở trong bản thân mỗi người, nhưng chân lý đó chỉ có thể tu chứng trực tiếp, chứ không thể nào nắm bắt qua ngôn ngữ, văn tự, sách vở,… đó là “đốn ngộ”, cũng là tinh thần câu nói rất tiêu biểu cho dòng Thiền Nam Tông Trung Quốc của Thiền sư Bách Trượng: “Tâm địa nhược không, tuệ nhật tự chiếu”, (nếu đất tâm trống không, mặt trời trí tuệ sẽ tự chiếu sáng). Sau này, Thiền sư Nguyên Học, thuộc thế hệ thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông, đã nói rõ tư tưởng đó trong các câu:

Đạo vô hình tướng,

Xúc mục phi dao.

Tự phản suy cầu,

Mạc cầu tha dắc.

Túng nhiên cầu đắc,

Đắc tức bất chân . . .

 Nghĩa là:

Đạo không có hình tượng,

Ở ngay trước mắt, không xa,

Hãy quay lại mình mà tìm,

Chớ tìm ở nơi khác,

Và dù có tìm được,

Thì cái đó cũng không phải chân thật . . .

Khác với Thiền phái Trung Hoa, Thiền phái này, cũng như Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đã rất gần gũi với đời sống xã hội, tham dự vào đời sống nhập thế trong khi vẫn duy trì được sinh hoạt tâm linh độc lập của mình.

Dòng Thiền Thảo Đường:

Sư Tổ dòng Thiền Thảo Đường

Sư Tổ dòng Thiền Thảo Đường

Gần cuối thập niên 60, Thế Kỷ thứ XI (1069), tại Việt Nam lại xuất hiện phái Thiền Thảo Đường. Mở đầu cho phái này là Thiền sư Thảo Đường. Theo An Nam Chí Lược của Lê Trắc, “Thảo theo sư phụ sang ở Chiêm Thành. Vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành bắt được Sư, cho làm nô của quan Tăng lục. Một hôm Tăng lục viết Ngữ lục, để trên bàn rồi đi ra ngoài, Sưlén xem và sửa chữa lại. Tăng lục lấy làm lạ về tên nô, tâu lên vua. Vua phong sư làm Quốc sư”.

Bài liên quan

Thiền sư Thảo Đường là người rất có đức hạnh, tinh thông Phật điển. Qua cuộc ứng đối với vua Lý Thánh Tông, Thiền sư đã giải thích kinh sách vô cùng chính xác. Khâm phục tài trí và phong độ của Thảo Đường, vua mời Thiền sư đến trú trì chùa Khai Quốc, trong nội thành Thăng Long và phong làm Quốc sư. Về sau, Thiền sư lập phái Thiền với tên là Thảo Đường. Thiền phái Thảo Đường truyền được 5 đời, với 19 Thiền sư. Song, vì khuynh hướng thiên trọng văn chương và trí thức của Thiền phái nầy, nên nó không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số tri thức có khuynh hướng văn học. Trong số 19 Thiền sư thuộc Thiền phái Thảo Đường được ghi chép ở Thiền Uyển Tập Anh, ta thấy chỉ có 10 vị là người xuất gia, kể cả Thảo Đường, còn 9 vị là cư sĩ mà phần nhiều là vua với quan. Thiền phái Thảo Đường, vì thế được vua Lý Thánh Tông và các đời vua kế tiếp cũng như các quan đại thần trong triều đình nhà Lý đã gắn vun bồi cho dòng Thiền nầy. Tiếc rằng sự truyền thừa của nó không được lâu dài; vì chủ yếu là truyền trong hàng ngũ vua quan nên cuối cùng nó đã bị mai một cùng với sự mất ngôi nhà Lý về tay nhà Trần.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử:
Sư Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Sư Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Bài liên quan

Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 939 và đặc biệt sau khi nhà Lý ra đời (1010) nền độc lập nước ta dần dần được củng cố. Đạo Phật ở giai đoạn này cũng khá phát triển và đóng góp một cách tích cực trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nhưng vào thời điểm này, Phật giáo Việt Nam do ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa, cho nên tư tưởng Phật giáo Việt Nam còn mang sắc thái Ấn Độ hay Trung Hoa, hoặc cả hai dung hòa với nhau chứ chưa phải là Phật giáo Việt Nam theo đúng nghĩa của nó. Tình hình này có thể vẫn kéo dài nếu như Trần Nhân Tông không sáng lập ra Phật giáo Trúc Lâm. Kể từ đó Phật giáo Việt Nam mới có diện mạo riêng, cái chất Việt Nam được thực hiện trong tư tưởng, trong tổ chức. Giờ đây, Phật giáo Việt Nam mà tiêu biểu là Phật giáo Trúc Lâm là Phật giáo nhập thế, liên hệ mật thiết với chính trị, phong hóa và xã hội. Đúng như tác giả Mạn Đà La đã nhận định trong bài viết của mình: “Tư tưởng của Trần Nhân Tông là một thể hiện nhất quán của đạo và đời, xuất thế và nhập thế. Vì vậy tinh thần của thiền học Trúc Lâm là một thiền học dân tộc. Nghĩa là một mặt không ngừng phát triển tận cùng khả năng giác ngộ giải thoát để vươn lên đỉnh cao của con người, giác ngộ giải thoát hoàn toàn; mặt khác không ngừng tích cực xây dựng an lành cho chúng sanh bằng cách trước hết phục vụ cho đất nước, dân tộc, những người gần mình và có ân nghĩa trong cuộc sống của mình”.

Đối với bản thân Nhân Tông – Điều Ngự, trước sau là một, chẳng bao giờ tách ra làm hai. Khi ở ngôi vua thì là “bậc nhân minh anh vũ” như Ngô Sĩ Liên đã nhận định, chiến công hai lần dẹp giặc ngoài lừng lẫy, trong thì gần tình người, cùng nhau xây dựng đất nước quy cũ, bề thế vững vàng. Ngoài việc nước, có giờ phút nào rảnh rỗi lại trao đổi nghiên cứu học tập Phật lý. Lúc đã là Thiền sư vẫn giúp vua con điều hành “quốc sự”, đồng thời rất có ý thức phát triển Phật giáo, và thành lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng Thiền mang sắc thái Việt Nam, gạt bỏ những ảnh hưởng lai tạp từ bên ngoài đưa vào. Đạo và đời, đời và đạo trong con người Nhân Tông – Điều Ngự hòa nhập với nhau rất tự nhiên và Phật giáo đời Trần nhập thế rất rõ nét.

Với sức sống và đặc thù của dân tộc Việt Nam bất khuất dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một con người nổi bật trong giới Phật giáo đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ, người được tán tụng như một Thiền sư tuyệt vời trong lớp áo cư sĩ, và cũng chính trí tuệ của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã nun đúc, vun vén trí tuệ cho Trần Nhân Tông đi tu, thống nhất các dòng Thiền, thành lập Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông dựng lên sáng chói đầu thời Trần, nay sắc thái Việt Nam đã được tô luyện qua bước thăng trầm của lịch sử, trên 500 năm từ nội dung, tư tưởng, trí tuệ và con người đều thực sự mang bản sắc Việt Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhân duyên của giàu và nghèo

Kiến thức 10:16 15/04/2024

Một thời, Thế Tôn ở Sàvatthi, tại tinh xá ông Anàthapindika. Có thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì giữa loài người với nhau, chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn? Này Thanh niên, hãy nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ nói:

Tám đặc điểm hiếm có trong giáo pháp Như Lai

Kiến thức 20:26 14/04/2024

“Có tám pháp hiếm có khiến các Tỳ-kheo vui thích ở trong đó. Sao gọi là tám? Trong pháp của Ta đầy đủ giới luật, không có hành phóng dật. Đó gọi là pháp hiếm có thứ nhất, các Tỳ-kheo thấy rồi vui thích ở trong đó, như biển cả kia rất sâu và rộng.

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Kiến thức 10:15 14/04/2024

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Tương quan giữa cho và nhận

Kiến thức 08:50 14/04/2024

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Xem thêm