Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 18/10/2019, 09:53 AM

Tinh thần nhập thế của các vị Thiền Sư thời Lý –Trần

Mọi hành vi, mọi ứng xử trong xã hội với mục đích là đem lại cuộc sống an lạc cho muôn dân. Điều đó đã thể hiện qua tinh thần nhập thế tích cực của các nhà sư và chính tinh thần đó đã thể hiện được cái đẹp Phật giáo qua những tác phẩm văn thơ Lý – Trần.

 >>Nghiên cứu

Bài liên quan

Có thể nói tinh thần của các vị Thiền sư trong thời Lý – Trần là một hành động tích cực. Nhập thế mà không trụ thế. Hình ảnh con người có thể dung nạp được mình để hòa đồng và vui vẻ suốt ngày với thiên nhiên là hình ảnh con người mang khát vọng hòa nhập và chế ngự thiên nhiên được thể hiện qua lời thơ thoát phàm bay bổng: “còn một tiếng kêu vang, lạnh cả trời”. Có thể là một tiếng reo của một người chứng ngộ, thoát khỏi cảnh giới trần thế. Cái kêu vang lạnh ấy phải chăng là tiếng kêu sảng khoái của một tâm hồn khoáng đạt với tư tưởng phá chấp triệt để và với một tinh thần thoái mái tột cùng, chứ không phải là một người suốt ngày cứ câu nệ vaò tín điều một cách cứng ngắc, khô khan. Tiếng kêu đó chính là sự trực cảm tâm linh, là trạng thái chứng ngộ của các Thiền sư. Sự nhập thế tích cực của các Thiền sư thời Lý – Trần đã đưa Phật giáo đến đỉnh cao của sự phồn vinh.

Các nhà sư là những Thiền Sư  đã chiếm một vị trí quan trọng trên chính trường và trên nhiều lĩnh vực khác. Nền văn học Việt Nam trong giai đoạn này là những kho tàng quý báu. Những áng văn thơ của các Thiền sư đã mở ra một cách nhìn mới mẻ, một không khí lạc quan, yêu đời.

_107006479_gettyimages-1143445497-0810

Những áng văn, thơ của các Thiền Sư đã mang đầy chất liệu sống, bởi các Ngài đã hiện hữu trong cuộc sống bằng tuệ đúc và trả về cho chính bản thân cuộc sống bằng sự từ bi. Thơ văn của các vị Thiền Sư mang chất liệu Phật hoá đã len lõi và thấm sâu vào tâm thức của đông đảo quần chúng nhân dân. Phong cách của các Ngài luôn thể hiện bằng sự ung dung, tự tại. Vì thế nên những áng văn của các Ngài rất sinh động nội dung phong phú bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tự lợi

Thông thường chúng ta hiểu tự lợi chỉ mang tính cách cá nhân, mang lại lợi ích cho chính bản thân mình. Tuy nhiên ý nghĩa tự lợi của các vị Thiền sư không phải dừng lại ở nghĩa hẹp như vậy, mà điều muốn nói ở đây chính là sự ngộ nhận chân lý của các Ngài. Các Ngài đã nhận chân được sự vật một cách rốt ráo, nhận rõ chân tướng sự vật bằng thể tánh tịch tịnh vắng lặng. Các nhà sư, vua chúa, thần dân lúc bấy giờ đều thấm nhuần giáo lý nhà Phật cho nên khi đối cảnh thì vẫn sanh tình, nhưng tình ở đây không phải là những tình cảm tầm thường mà là cái đẹp cái hay mang tính thoát tục. Trần Nhân Tông khi viếng cảnh Thiên Trường vào một buổi hoàng hôn đã thốt lên:

Thôn hậu thôn tiền đạm tợ yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Mục đồng địch lý ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền

Dịch nghĩa:

Thôn trước thôn sau tựa khói hồng

Bóng chiều như có lại như không

Mục đồng thổi sáo trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Thơ văn Lý Trần- Tập 2- 464)

Với cái nhìn bằng đôi mắt của một bậc giác ngộ, các Thiền sư đã xem cuộc đời vốn là như huyễn, cho nên đối với sự còn mất của vạn vật trong vũ trụ cũng là thường tình. Như Ngài Huyền Quang đã xem sự nở tàn của hoa cúc khoe sắc cùng sương gió bao năm vẫn thế:

Vương thân vương thế dĩ đô vương

Toạ cửu tiên nhiên nhất tháp lương

Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật

 Cúc hoa khai xứ túc trùng dương

Dịch nghĩa:

Quên mình quên hết cuộc tang thương

Ngồi lặng đìu hiu mát cả giường

Năm cuối trong rừng không có lịch

Thấy hoa cúc nở biết trùng dương

 (Trích Thiền Sư Việt Nam – 362- Thích Thanh Từ)

Và cứ như thế Ngài đã sống an lạc trong núi rừng vắng vẻlàm bạn với trăng sao và Ngài cũng đã đánh tiếng chuông cảnh tĩnh cho những ai còn đắm chìm trong trong mộng để rồi mãi chìm  đắm trong sự khổ đau của cuộc đời. Đối với các Ngài phú quývinh hoa chỉ là giả danh như cây cỏ có rồi lại không

Phú quý phù vân trì vị đáo

Quan âm lưu thuỷ cấp tương thôi

Hà như tiểu ẩn lâm tuyền hạ

Nhất tháp tùng phong trà nhất bôi

Dịch nghĩa:

Phú quý mây bay tự nẻo xa

Tháng ngày nước chảy vội vàng qua

Chi bằng vui thú lâm tuyền ẩn

Giường cỏ thông reo một chén trà

   (Thơ văn Lý Trần- Tập 2- 697)

Cũng như bao người khác, với vẻ ung dung, với đời sống tự tại Trần Nhân Tông đã nhận thức được chân tướng các pháp, của vạn hữu vũ trụ, thấy rõ bộ mặt thật của chính mình tất cả đều không ngoài tự ngã của mình khởi sanh Đối với những người phàm phu bình thường thì sự sanh diệt luôn làm cho mình lo âu sợ hãi, cứ như thế tâm trạng khát khao lo lắng ấy cứ mãi nung nấu trong tâm trí và theo họ mãi mãi. Nhưng với các vị Thiền Sư thì không như vậy, hôm nay và ngày mai chỉ là một hiện tiền sanh khởi, con người sống hay chết đều có nguyên lý nhất định. Thiền Sư Chân Không thì cho rằng

Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận

Hoa lạc, hoa khai chỉ thị xuân

Dịch nghĩa:

Xuân đến xuân đi ngỡ xuân tàn

Hoa dù nở rụng tiết xuân vẫn là

 (Thơ văn Lý Trần- Tập 1- 697)

Ngài Mãn Giác Thiền Sư cũng biến cuộc đòi thành mùa xuân vĩnh cửu, vẫn thấy xuân đến trăm hoa đua nở, xuân đi thì muôn hoa đều rụng, nhưng thể tánh của hoa vẫn không thay đổi. Hoa ở đây chỉ là cái tướng bên ngoài vì thể tánh còn nên hoa vẫn nở, mặc dù tịch diệt nhưng thể tánh chơn như vẫn còn:

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai

(Cáo tật thị chúng- Mãn Giác Thiền Sư)

Thật vậy chân lý chẳng ở đâu xa mà luôn hiện hữu trong cuộc sống hiện tại, chân lý chỉ có một mà đường đi đến chân lý thì muôn vạn nẽo. Nếu biết tĩnh giác và lắng sâu thì chân lý hiển lộ như một vầng trăng sáng, hiện hữu lấp lánh trên mặt nước trong xanh yên tĩnh. Chân lý được thật sự hiển bày chỉ khi nào chúng ta nhận chân được các pháp một cách như thật.

Có thể nói tư tưởng của các vị Thiền Sư trong thời Lý Trần là những tư tưởng độc đáo. Các Ngài đã tự kiềm chế mình và vượt ra ngoài lợi danh, tài sắc để hoà nhập vào cuộc sống bằng hành động mang lợi ích đến cho mọi người. Cho nên với Trần Thái Tông xem nhẹ ngai vàng chỉ như một chiếc giày cỏ có thể vứt bỏ khi nàocũng được, với Trần Nhân Tông cũng thế

Cư tràn lạc đạo thả tuỳ duyên

Cơ tắc sang hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đối cảnh chi tâm mạc vấn Thiền

Dịch nghĩa

Ở đời vui đạo mặc tuỳ duyên

Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà sẵn ngọc tìm đâu nữa

Đối cảnh vô tâm hỏi chi thiền.

 (Thơ văn Lý Trần- Tập 2- 504)

Ngay giữa chợ đời mà tuỳ duyên đói ăn, mệt ngủ. Nguồn sống đó chính là chân lý đích thực của cuộc sống chân thặt. Phải chăng sự hiện hữu của những con người mang tính tự giác siêu việt sẽ làm cho cuộc đời tươi đẹp thêm và muôn loài được hạnh phúc hơn. Đó chính là một trong những nét đẹp của Phật giáo qua thơ văn Lý- Trần.

Lợi tha

Bài liên quan

Như chúng ta đã biết Đức Phật ra đời với mục đích mang đến cho nhân loại nièm an lạc , hạnh phúc .Vậy cho nên nhiệm vụ của những người con Phật là thay Phật dẫn dắt , giáo hĩa chúng sanh đạt đến cuộc sống an vui, giải thốt sau khi Ngài diệt độ.

Thế cho nên hành trang của những người con Phật ở đây chính là trí tuệ và từ bi. Với trí tuệ làm sự nghiệp những người con Phật có thể lên đường đi đến bất cứ nơi nào. Các Thiền sư trong thời Lý –Trần là tiêu biểu cho những con người như vậy

Chính nhờ có trí tuệ siêu việt như vậy mà các Thiền sư đã quán triệt một cách thấu đáo những lời Đức Phật dạy để áp dụng trong công việc trị nước an dân. Có thể nói rằng trong suốt mấy trăm năm trị vì đất nước cả hai triều đại này đã dùng phương pháp đức trị. Phải chăng chính phưong pháp ấy đã nói lên sự bền vững của hai triều đại

Phải nói rằng nhân dân dươí hai triều đại này rất thái bình an lạc. Vơí một tâm niệm là đem lại niềm vuicho muôn dân, đặt vận mệnh đất nước lên hàng đầu, lấy ý dân làm ý chung. Chính sự xả bỏ tự ngã đó cho nên đất nước luôn sống trong cảnh giới hoà bình. Các Ngài hiểu rõ nếu lấy đúc trị dân thì sẽ giải phóng được ý tưởng phân biệt giai cấp, xoá bỏ những thành kiến và tạo được một lối sống bình đẳng trong xã hội.

Nhưng không dừng lại ở việc trị nước an dân, các Thiền sư còn thể hiện sự giải thoát của mình qua những vần thơ trong sáng nhẹ nhàng tự tại. Một lần khi đưa sứ nhà Tống sang sông lúc ngồi trên thuyền Lý Giác thấy hai con ngỗng bơi liền cảm hứng ngâm:

Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nga

Dịch nghĩa :

Song song ngỗng một đôi

Ngữa mặt ngó lên trời

Lúc đó nhà Sư Đỗ Pháp Thuận làm người chèo đò liền ứng khẩu

Bạch mai phô đầu thuỷ

Hồng trạo bãi thanh ba

Dịch nghĩa :

Lông trắng phơi dòng biếc

Sóng xanh chân hồng bơi

 (Thơ văn Lý Trần- Tập 1- 202)

Chính sự thông thái văn chương ấy đã làm cho sứ nhà Tống thán phục, qua đó chúng ta cũng thấy rằng sự dấn thân đích thực của các nhà sư vào cuộc sống nhưng mà không bị cuộc đời ràng buộc. Trong thời đại Lý – Trần Phật giáo đã gắn liền với sự thăng trầm nhục vinh của đất nước. Sự đóng góp của Thiền sư Vạn Hạnh dưới triều Lý đã thể hiện rõ truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt nam. Vua Lý Nhân Tông đã khẳng định:

Vạn Hạnh dung tam tế

Chơn phù cổ sấm xưa

Hương quan danh cổ pháp

Trụ tích vấn vương kỳ

Dịch nghĩa :

Thiền sư học rộng bao la

Giữ mình hợp pháp sấm ra ngoài lời

Quê hương Cổ pháp danh ngời

Tháp bia đứng vững muôn đời Đế đô.

 (Trích Việt Nam Phật giáo sử lược – Thích Mật Thể - 121)

Cả cuộc đời bảo vệ non sông đất nước Vạn Hạnh Thiền sư đã cống hiến cho nền độc lập tự chủ của nước nhà. Tư tưởng hành đạo của Ngài là phụng sự dân tộc trong tinh thần từ bi và trí tuệ.

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố uý

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô

Dịch nghĩa :

Thân như ánh chớp có rồi không

Cây cỏ xuân tươi thu não nùng

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi

Kia kìa ngọn cỏ giọt sương đông.

(Trích Việt Nam Phật giáo sử lược – Thích Mật Thể - 121)

Cầu giải thoát cho mình nhưng các vị Thiền sư không bao giờ thờ ơ lãnh đạm với xã hội. Thiền không chỉ suốt ngày bĩ gối ngồi thiền ở chốn hang hiểm rừng sâu, mà ngay trong cuộc đời này cũng đã thể hiện được phong cách của quý Ngài.

Nhưng không chỉ dừng lại ở các Thiền sư mà các vua quan hồi đó cũng đã đi vào lòng dân một cách tận tình. Lý Thánh Tông vào một năm trời rét lắm, bảo với các quan hầu cận rằng: “ Trẫm ở trong cung ăn mặc như thế này mà vẫn còn rét lắm, nghĩ những tù phải giam trong ngục phải trói buộc, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, vả lại có người xét hỏi chưa xong, gian ngay chưa rõ, lỡ rét quá mà chết thì thật là thương lắm”(Trích Việt Nam Phật giáo sử lược – Thích Mật Thể).

Nói rồi Ngài truyền lấy chăn chiếu cho tù nhân nằm và cho ăn ngày hai buổi đầy đủ.

Lại một hôm Thánh Tông ra ngự ở điện Thiện Khánh xét án, lúc đó có Động Thiên công chúa đứng hầu một bên. Ngài chỉ công chúa mà bảo với các quan rằng “Lòng trẫm yêu dân như yêu con trâm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại mà làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm, vậy từ nay về sau tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi (Trích Việt Nam Phật giáo sử lược – Thích Mật Thể).

Như trên đã nói mọi hành vi, mọi ứng xử trong xã hội với mục đích là đem lại cuộc sống an lạc cho muôn dân. Điều đó đã thể hiện qua tinh thần nhập thế tích cực của các nhà Sư và chính tinh thần đó đã thể hiện được cái đẹp Phật giáo qua những tác phẩm văn thơ Lý – Trần.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm