Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/06/2019, 13:38 PM

Những giai thoại thú vị của vị đại sư đầu tiên mang Thiền tông tới Mỹ

Là người bắt đầu Phật giáo hiện đại tại Nhật Bản, Soyen Shaku cũng là Thiền sư đầu tiên đem Phật giáo nói chung cũng như Thiền tông Nhật Bản đến với xứ Hợp chủng quốc.

>>Chân dung từ bi

Bài liên quan

Có lẽ vì thế, câu chuyện tu Thiền cũng như hành trình đem thiền pháp đến với Tây phương của vị Thiền sư này đã để lại không ít những huyền thoại thú vị…

Theo những gì được ghi chép về tiến trình phát triển của Phật giáo hiện đại thì Phật giáo chính thức đến Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 9 năm 1893, khi Ðại hội tôn giáo thế giới được tổ chức tại Chicago, với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ hơn 10 truyền thống tín ngưỡng tôn giáo trên toàn thế giới.

Sau Đại hội tôn giáo thế giới năm ấy, nhiều lãnh tụ Phật giáo đã lần lượt đến Hoa Kỳ hoằng hóa, thiết lập nhiều tu viện, chùa chiền, thuộc nhiều giáo phái khác nhau, chuyển hóa nhiều Phật tử, đào tạo nhiều lãnh tụ Phật giáo người Hoa Kỳ, hình thành nền Phật giáo của Hoa Kỳ hiện đại như ngày nay. Và một trong những vị đại sư đóng góp công đầu trong việc đem Phật giáo đến với phương Tây không ai khác chính là vị Thiền sư Soyen Shaku của Nhật Bản.

Vị Thiền sư tài năng của xứ sở mặt trời mọc

Bài liên quan

Thiền sư Soyen Shaku sinh ngày 10/1/1860 tại vùng Kamakura của Nhật. Ngay từ khi mới 12 tuổi, Soyen Shaku đã xuất gia đi tu và ngay từ thuở ấy, cậu bé Soyen Shaku đã tỏ ra là một thiền sư đầy triển vọng của dòng thiền Rinzai (Lâm Tế). Cho tới nay, người ta vẫn lưu truyền với nhau một câu chuyện Thiền đậm vẻ huyền thoại về sự giác ngộ từ rất sớm của vị thiền sư nổi tiếng của xứ sở mặt trời mọc.

Câu chuyện xảy ra vào một buổi trưa hè oi bức năm Soyen Shaku mới xuất gia. Cậu bé Soyen nhân lúc thầy mình đi vắng vào buổi trưa đã vãi chân ra sàn nằm ngủ ngon lành. Ba tiếng đồng hồ êm ả trôi qua, bỗng dưng, Soyen thức giấc vì nghe tiếng bước chân của thầy trở về. Tiếng bước chân ngày một gần hơn, và Soyen biết rằng quá trễ để che giấu chuyện ngủ ngày của mình.

Không còn cách nào khác, cậu bé mười hai tuổi đành nằm ì luôn xuống sàn, chắn ngang lối vào giả vờ ngủ tiếp và sẵn sàng chờ đợi một trận lôi đình từ người thầy nghiêm khắc. Thế nhưng, khác với dự đoán Soyen của thầy cậu bé không những không hề quát mắng mà còn nhẹ nhẹ tiến vào và thì thầm bên tai chú rằng: “Xin lỗi con, xin lỗi con” cứ như Soyen là một người khách đặc biệt đến chùa chứ không phải là học trò của ông.

Tôn dung Thiền sư Soyen Shaku

Tôn dung Thiền sư Soyen Shaku

Người ta nói rằng, ở một xứ sở mà người thầy luôn có vai trò như một vị thánh thì cách hành xử của người thầy đầu tiên của Soyen đã có một ảnh hưởng không nhỏ cho vị thiền sư tài năng tương lai. Kể từ sau lần đó, Soyen không bao giờ ngủ ngày nữa. Nhưng điều mà Soyen ngộ ra không chỉ có chừng ấy. Ông đã học được bài học lớn về tư tưởng triết lý của trường phái Rinzai kể từ ngày ấy.

Bài liên quan

Soyen Shaku đã học Thiền pháp với rất nhiều thầy khác nhau trong vòng sáu năm kể từ khi ông 18 tuổi. Đến năm Minh Trị thứ 11, tức năm 1978, ông đến chùa Engaku và theo học Thiền sư Imakita Kosen. Khổ công học tập suốt 7 năm, cho tới năm 25 tuổi, một độ tuổi rất trẻ đối với việc tu hành, Soyen Shaku đã được Kosen truyền cho tâm pháp. Trong suốt thời kỳ tu hành tại ngôi chùa Engaku, cả sư phụ và các đồng môn của Soyen Shaku đều công nhân rằng, Soyen Shaku được sinh ra với một thiền tính bẩm sinh.

Hai năm sau khi truyền tâm pháp cho Soyen Shaku, vào năm 1887, Soyen Shaku quyết định thực hiện một chuyến du học tới vùng Cylon (nay là Sri Lanka) để học tiếng Pali và tìm hiểu về cội nguồn của Phật giáo. Trong suốt ba năm trời sau đó, Soyen Shaku sống như một nhà sư lang thang khắp quốc gia Cylon.

Trở về Nhật vào năm 1990, Soyen Shaku được mời về giảng dạy tại Thiền viện Nagata trong suốt 2 năm sau đó. Cho tới năm 1992, khi thầy của ông, thiền sư Kosen qua đời, thì Soyen Shaku được lựa chọn làm người thay thế để trở thành trụ trì của chùa Engaku. Sau đó, nhờ vào những thành tích của mình trong việc truyền bá Thiền phái Rinzai ra khắp thế giới, Soyen Shaku còn trở thành hiệu trưởng của Thiền viện thuộc trường phái này. Ngoài ra, Soyen Shaku cũng là vị sư trụ trì của chùa Kencho, một ngôi chùa lớn khác thuộc tỉnh Kamakura.

Và cuộc hành trình truyền bá Thiền tông ở Tây phương

Vào năm 1893, khi mới 33 tuổi, Soyen Shaku đã vinh dự trở thành đại diện của dòng Thiền Rinzai Nhật Bản tham dự Đại hội tôn giáo toàn thế giới tổ chức ở Chicago của Mỹ bởi John Henry Barrows and Paul Carus. Trong lần đó, Soyen Shaku đã chuẩn bị một bài phát biểu khá dài tại Nhật Bản và nhờ một người học trò của mình là D.T. Suzuki dịch ra tiếng Anh. D.T. Suzuki khi đó vẫn còn là trẻ và chưa hề nổi tiếng như sau này, khi ông được biết tới như là người kế thừa công việc của Soyen Shaku trong việc truyền báo Thiền pháp ở phương Tây.

Bài liên quan

Bài thuyết giảng về Phật giáo của vị thiền sư trẻ đến từ xứ sở mặt trời mọc đã gây được ấn tượng cực kỳ sâu sắc với tiến sĩ Paul Carus, người tổ chức Hội nghị tôn giáo thế giới năm đó. Khi đó, Paul Carus cũng đang làm việc trong một công ty xuất bản ở La Salle, bang Illino và vì vậy, Carus đã nảy ra ý định xuất bản những cuốn sách phổ biến kiến thức về Thiền tông đến những người dân Mỹ.

Ngay sau hội nghị, Paul Carus đã đến gặp Soyen Shaku và đề nghị ông gửi đến cho anh ta một người thông thạo về Thiền và biết tiếng Anh. Đó là lý do ngay sau khi trở về, Soyen Shaku đã quyết định đề nghị D.T. Suzuki, học trò của ông và cũng là một học giả của trường Đại học Tokyo lừng danh đến Mỹ để trở thành người biên dịch những cuốn sách về thiền cho công ty xuất bản của Carus. Đây cũng là lý do vì sao, sau này người ta nhắc tới cái tên D.T. Suzuki như một người đi đầu trong công việc truyền bá Thiền tông ở phương Tây.

Trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 - 1905) diễn ra ít năm sau đó, Soyen Shaku phục vụ như một giáo sĩ trong quân đội Nhật và vị Thiền sư này tin rằng, đó là một cuộc chiến tranh chính nghĩa của quốc gia.  Đó có lẽ là lý do vì sao khi nhà văn nổi tiếng của Nga khi đó là Lev Tonxtoi viết thư cho Soyen Shaku và đề nghị ông tham gia vào việc phản đối cuộc chiến tranh vô nghĩa giữa hai nước, Soyen Shaku đã không đồng ý.

Là người bắt đầu Phật giáo hiện đại tại Nhật Bản, Soyen Shaku cũng là Thiền sư đầu tiên đem Phật giáo nói chung cũng như Thiền tông Nhật Bản đến với xứ Hợp chủng quốc. Ảnh minh họa

Là người bắt đầu Phật giáo hiện đại tại Nhật Bản, Soyen Shaku cũng là Thiền sư đầu tiên đem Phật giáo nói chung cũng như Thiền tông Nhật Bản đến với xứ Hợp chủng quốc. Ảnh minh họa

Cuộc hành trình truyền bá Thiền tông ở phương Tây của Soyen Shaku chỉ bắt đầu trong cuộc thăm viếng thứ hai của vị thiền sư Nhật đến xứ sở Hợp chủng quốc vào năm 1905, ngay sau khi cuộc chiến tranh Nga – Nhật kết thúc. Cùng với một học trò của mình là Nyogen Senzaki đến Mỹ với tư cách là khách mời của gia đình Alexander Russell. Bà Russell, người bạn của ông là người Mỹ đầu tiên nghiên cứu công án Thiền dưới sự hướng dẫn của thiền sư Soyen Shaku.

Trong thời gian chín tháng sống tại Mỹ, Soyen Shaku đã có rất nhiều buổi giảng về Thiền tông tại khắp các nơi trên đất Mỹ từ San Francisco, Los Angeles, Washinton cho tới New York… Tại tất cả các buổi thuyết giảng, Soyen Shaku nói bằng tiếng Nhật và người đệ tử của ông D.T. Suzuki dịch sang tiếng Anh. Sau này, toàn bộ những bài giảng của ông tại Mỹ đã được được tiến sĩ D.T. Suzuki dịch sang tiếng Anh và xuất bản thành sách như một công cụ giúp ông truyền bá đạo Phật tới xứ sở Hợp chủng quốc.

Bài liên quan

Cho tới tháng 3 năm 1906, sau cuộc hành trình truyền bá Thiền tông trên gần khắp nước Mỹ, Soyen Shaku đã có một cuộc hành trình mới tới châu Âu. Vào thời điểm lúc bấy giờ, các phương tiện truyền thông còn thô sơ, vì vậy, để Thiền pháp có thể lan rộng đến khắp nơi, Soyen Shaku đã lặn lội đi khắp các nơi để thực hiện những bài giảng của mình.

Và ở bất cứ nơi đâu, vị Thiền sư đến từ Nhật Bản cũng nhận được sự tán thưởng của những người nghe.

Trước khi trở về Nhật Bản sau cuộc hành trình thuyết giảng về Phật giáo và Thiền tông kéo dài, Soyen Shaku đã quyết định đến Ấn Độ và Sri Lanka, vùng đất tổ của Phật giáo một lần nữa. Đây là lần thứ hai ông đến nơi đây kể từ năm 1890 thời điểm ông quyết tâm lặn lội đến Sri Lanka để học tiếng Pali những năm còn tuổi trẻ. Có điều, đây chuyến hành trình từ Mỹ sang châu Âu rồi tới Ấn Độ cũng là cuộc hành trình cuối cùng của vị thiền sư nổi tiếng.

Hơn mười năm sau đó, vào năm 1919, Soyen Shaku qua đời ở tuổi 56 ở ngôi chùa Engaku thuộc tỉnh Kamakura, nơi ông làm trụ trì. Cho tới tận ngày nay, người ta vẫn tin rằng, nếu như Soyen Shaku không qua đời sớm như vậy thì chắc chắn rằng vị Thiền sư của xứ sở mặt trời mọc sẽ còn tiếp tục những cuộc hành trình truyền bá Phật giáo tới những quốc gia của xứ sở Tây phương.

Bằng Hư (phunutoday.vn)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

'Ôn Trúc Lâm' Thích Mật Hiển

Chân dung từ bi 11:53 09/11/2024

Lúc mới lui tới cửa Phật (cuối những năm 50 thế kỷ trước), tôi đã nghe nói trong lịch sử Phật Giáo ở Thuận Hóa Phú Xuân có câu: “Quảng Trị Trung Kiên - Thừa Thiên Dã Lê”.

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Xem thêm