Các thương nhân, hãy cẩn thận với việc kinh doanh của mình khi dùng hình Phật, Bồ tát
Đức Phật không chấp không giận, cũng chẳng bao giờ đi trừng trị kẻ mạo phạm tượng của Ngài, nhưng luật nhân quả thì khác, luật nhân quả cực kì nghiêm khắc, không lệ thuộc ý muốn của chúng ta, và cũng không theo sự điều khiển của Phật.
Khoảng giữa thế kỷ thứ tám sau Phật Niết-bàn, tại thành La Duyệt, có một vị sư pháp danh là Bà-Tu-Bàn-Đầu từng đến học đạo với Tổ Xà-Dạ-Đa (Jayata). Ông Bà-Tu-Bàn-Đầu này tu hành tinh tấn suốt ngày đêm không nằm và sáu thời lễ bái,mặc y vá, ăn một bữa,lòng đạm bạc không mong cầu. Đồ chúng nhơn đó rất kính trọng ông.
Một hôm, ông thưa với Tổ Xà Dạ Đa :
- Tôi nhớ bảy đời về trước, vì mộ đạo nên thờ trí giả Nguyệt-Tịnh làm thầy. Thầy Nguyệt-Tịnh có lần dạy tôi: "Không bao lâu nữa ngươi sẽ chứng quả Tư-Đà-Hàm, nên siêng năng tinh tiến. Phàm tu hành như trèo lên cao, phải cố gắng tiến lần lên, không cho sụt xuống. Nếu lỡ có sụt, muốn trèo lên lại càng khó". Lúc đó, tôi đã tám mươi tuổi, nương gậy mới có thể đi được.
Khi ấy, gặp Bồ-Tát Đại-Quang-Minh ra đời, tôi muốn đến đảnh lễ Ngài, bèn đi đến tịnh-xá, lễ bái xong trở về. Chợt gặp thầy Nguyệt-Tịnh quở trách tôi: "Dốt quá, tại sao ông lại khinh cha trọng con ? Hôm trước,ta thấy ông sắp được chứng quả Tư-Đà-Hàm, hôm nay đã mất." Khi ấy, tôi tự cho là không có lỗi, nên không phục những lời quở trách ấy.Tôi cầu xin thầy Nguyệt-Tịnh chỉ lỗi cho tôi. Thầy Nguyệt-Tịnh dạy: "Vừa rồi, ngươi đến đảnh lễ Bồ-Tát Đại-Quang tại sao lại dựng cây gậy vào mặt Phật vẽ trên vách? Ngươi do lỗi nầy nên đã mất quả vị". Tôi nhớ kỹ lại, thật đúng như lời thầy Nguyệt-Tịnh quở. Từ đó về sau, phàm có nghe lời quở trách nào của thầy, chẳng dám không tin. Chỉ là dựa cây gậy vào hình Phật trên tường còn bị mất quả vị sắp chứng, huống chi làm những điều vô lễ khác với hình Phật, quả báo sẽ đến mức nào?
Vô ý giẫm lên nhãn hiệu có hình Phật có mang tội không?
Ngày nay, có không ít người dùng tượng Phật như một món đồ trang sức, ví như làm dây chuyền, đeo cổ tay, hoặc dùng tượng Phật để trang trí, hoặc đeo tượng Phật lên người với mong muốn được Phật phù hộ độ trì. Tệ hơn, nhiều nhà sản xuất còn in hình Phật trên bao bì để "câu khách", sau khi dùng xong, người ta quăng hình Phật vào sọt rác, hoặc vứt trên đường cho người đi qua đi lại đạp lên. Tuy nhiên, ít ai hiểu được rằng, những việc làm đó là bất kính với Phật, với Bồ Tát. Thân thể con người vốn bất tịnh, vậy nên vốn dĩ đã không nên mang Thánh Tượng bên mình. Còn việc mang vào nhà vệ sinh hay khi đi ngủ, vợ chồng ân ái thì càng không nên, huống chi còn quăng vứt hình Phật lung tung?
Người xưa có nói ”Kính thầy mới được làm thầy”. Chúng ta có tôn kính Phật thì chúng ta mới dần dần tu dưỡng được những đức tính của Phật nơi tâm của mình. Chúng ta có tôn kính một bậc Thánh nào đó thì chúng ta mới thành tựu một phần các tính chất của bậc Thánh đó. Ngược lại, việc bất kính với bậc thánh thì quả báo lại rất nặng nề, đó là nhân quả.
Tượng Phật là tôn nghiêm chỉ để con người thờ cúng, lễ bái tỏ lòng tôn kính của mình đối với Thần Phật, chứ tuyệt đối không được làm trang sức hay trang trí, đó là một hành động thiếu hiểu biết và gieo nhân không tốt, sẽ nhận quả xấu. Gần đây, một cầu thủ bóng đá nổi tiếng đăng lên mạng xã hội bức ảnh giẫm lên khu vực đặt tượng Phật với lời chúc lành buổi sáng. Sau khi chia sẻ, bức ảnh nhận rất nhiều chỉ trích của người hâm mộ. Người không biết thì cho rằng Phật tử quá khắt khe, quá chấp hình tướng. Tuy nhiên, dù không theo tôn giáo, chúng ta cũng nên tôn trọng những gì thuộc về biểu tượng. Một em gái đi chùa lễ Phật, lễ xong em vừa ra đến sân chùa, gặp một quân nhân đứng ngắm cảnh. Thấy em, quân nhân liền hỏi:
- Em đi đâu thế ? Bé gái đáp:
- Em đi chùa lễ Phật
- Tượng Phật bằng gỗ bằng xi măng, em lễ cái gì?
Bé gái hỏi lại:
- Ở doanh trại anh mỗi sáng có chào cờ không?
-Sáng nào cũng chào cờ
- Cờ làm bằng vải màu, tại sao phải nghiêm trang chào?
Quân nhân đáp:
- Chào tinh thần Tổ quốc được tượng trưng qua lá cờ, chứ không phải chào vải màu.
Bé gái nói:
- Cũng thế, em lạy tinh thần từ bi giác ngộ của Phật được tượng trưng qua hình tượng chứ không phải lạy gỗ lạy xi măng”. Vị quân nhân đành thôi. Nhiều người cho rằng Phật chỉ là khối đá xi măng, không nên chấp vào, đó là do người đó chưa hiểu rõ nhân quả.
Đức Phật không chấp không giận, cũng chẳng bao giờ đi trừng trị kẻ mạo phạm tượng của Ngài, nhưng luật Nhân quả thì khác, luật nhân quả cực kì nghiêm khắc, không lệ thuộc ý muốn của chúng ta, và cũng không theo sự điều khiển của Phật. Vì thế nên rất nhiều người đã hứng chịu những quả báo thê thảm vì phỉ báng hình Phật, tượng Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm