Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/10/2022, 08:55 AM

Nằm nghe pháp rồi ngủ có phạm bất kính?

Nghe pháp hàng ngày là việc cần thiết trong tu học. Nghe pháp cũng là một hạnh tu. Nhờ nghe pháp thường xuyên nên ghi nhớ, thâm nhập giáo pháp. Quan trọng hơn, nghe hiểu Phật pháp sẽ biết rõ đường tu, đi đúng lộ trình Chánh pháp sẽ tiến bộ nhanh hơn.

Hỏi: Tôi có thói quen nằm nghe pháp trước khi ngủ. Đôi khi bị khó ngủ, tôi nghe pháp thoại cho đến khi chìm vào giấc ngủ. Những lúc cần thư giãn tôi cũng mở pháp thoại rồi nằm nghe. Xin hỏi, thói quen nghe pháp như vậy có hậu quả gì không, có phạm bất kính không?

Trả lời:

Nghe pháp hàng ngày là việc cần thiết trong tu học. Nghe pháp cũng là một hạnh tu. Nhờ nghe pháp thường xuyên nên ghi nhớ, thâm nhập giáo pháp. Quan trọng hơn, nghe hiểu Phật pháp sẽ biết rõ đường tu, đi đúng lộ trình Chánh pháp sẽ tiến bộ nhanh hơn. Ngày nay, việc tìm nghe những pháp thoại phù hợp với nhân duyên của mỗi người rất dễ dàng. Chỉ cần có tâm tu học thì ở đâu, lúc nào cũng nghe pháp được.

Thông thường, khi nghe pháp, dù gián tiếp nhưng cũng cần thanh tịnh và trang nghiêm. Lý tưởng nhất là cần đốt hương đèn, mặc áo tràng tề chỉnh, ngồi ngay thẳng nghe pháp với sự chú tâm và thành kính. Nghe pháp như vậy chính là công phu tu tập, phước đức vô lượng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nghe pháp có phải là một công đức?

Kế đến, tranh thủ nghe pháp trong khi đang làm những việc mà không cần tập trung cao độ. Chúng ta có thể tranh thủ nghe pháp trong lúc lái xe, làm vườn, quét nhà, nấu ăn v.v… Cách nghe pháp này như mưa dầm thấm đất, được chừng nào hay chừng nấy, thong thả và thảnh thơi. Nếu nghe nhiều lần, lâu ngày cũng sẽ thâm nhập giáo pháp. Nghe pháp theo cách này cũng có phước đức nên cố gắng vun bồi.

Nghe pháp mà không cần chăm chú, nghe như gió reo suối chảy cho tâm hồn nhẹ nhàng thư giãn cũng là điều hay. Như đi trong sương sớm, trên áo chỉ vương những giọt li ti nhưng lâu ngày cũng thấm ướt. Thay vì nghe những âm thanh khiến cho tâm rộn ràng yêu ghét giận thương thì nghe hương pháp thoảng trong gió cũng khiến tâm được lắng dịu. Cách nghe pháp này cũng tích lũy được chút phần phước đức.

Nghe pháp rồi ngủ luôn cũng tốt, vẫn được phước. Dù sao thì trước khi ngủ tâm của mình được an tịnh nhờ pháp âm tưới tẩm nên sẽ có giấc ngủ bình an. Chỉ cần có tâm nghe pháp, chúng ta có thể tùy duyên nghe pháp mọi lúc mọi nơi. Nghe pháp đúng như pháp thì phước đức nhiều, nghe trong tinh thần phương tiện thì phước đức ít hơn. Nghe pháp là một cách học, chỉ cần ham học, học cách nào cũng tốt miễn đem đến hiểu biết thì có phước, không hề mang tội bất kính hay tổn phước.

Chúc các bạn tinh tấn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm