Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững (2)
Đứng trước những thách thức về mặt trái của xã hội, giáo lý Phật giáo cần phải tiếp cận vấn đề như thế nào, ở góc độ tôn giáo - giáo lý đạo Phật sẽ giúp được gì trong việc giải quyết những thách thức của nhân loại trong xã hội đương đại?
MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO
Phật giáo với tư cách là một tôn giáo sẽ tiếp cận với các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu như thế nào?. Tham luận này sẽ nêu qua một số ví dụ tiêu biểu hy vọng phần nào sẽ trả lời được câu hỏi trên.
Phật giáo đã có mặt trên quả địa cầu trên 2500 năm, trải qua thời gian Phật giáo với nền giáo dục đạo đức, hướng thượng đã sớm nhận thức được sứ mệnh truyền bá chính pháp và nhanh chóng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống tôn giáo toàn cầu.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, qua mỗi giai đoạn Phật giáo có những đóng góp giá trị trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ở các vai trò, vị trí và cấp độ khác nhau. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo đã đem lại hạnh phúc, an vui đến cho vạn loại chúng sinh, giáo lý đức Phật chỉ dạy cách đây hơn 2500 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị, dù chân lý đó được diễn giải theo nhiều cách khác nhau thì mục đích cuối cùng vẫn giúp con người trở về với bản tính “chân – thiện – mỹ”.
Tiếp cận qua tư tưởng và nhận thức
Một khi nói đến tính nhập thế của Phật giáo đối với xã hội đương đại,là chúng ta đang nói đến tính ứng dụng của giáo pháp Phật giáo trong cuộc sống, mục đích ra đời của đạo Phật là để khơi nguồn tuệ giác trong đời sống nhân gian, đem lại ánh sáng giác ngộ và tinh thần giải thoát cho vạn loại chúng sinh.
Chính vì vậy mà ngay từ khi mới du nhập vào nước ta, thông qua nguồn tuệ giác, tâm từ bi, vị tha, vô ngã và nhất là hạnh nguyện độ sinh của các bậc chân tu hoằng pháp, Phật giáo đã sớm hòa hợp, dung thông với văn hóa các dân tộc chịu ảnh hưởng của Phật giáo, nhờ đó mà Phật giáo đã nhập thế độ sinh, gieo mầm đạo đức, nhân quả, ban rải tâm từ bi, yêu thương soi rọi ánh sáng Phật pháp thấm nhuần sâu rộng trong đời sống nhân loại.
Tiếp cận qua các vấn đề giáo dục
Giáo dục là một trong những vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm trong bất kỳ thời đại nào, bởi vì giáo dục là nền tảng để xây dựng đời sống hạnh phúc, xây dựng xã hội hòa bình, xây dựng nhân gian tịnh lạc.
Trải qua hơn 2500 năm nhìn lại, những quan điểm về giáo dục Phật giáo đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay giáo dục Phật giáo không những tập trung ở Tăng đoàn mà còn phát triển ra ngoài cộng đồng xã hội ở các tầng lớp từ các em thiếu niên nhi đồng đến tầng lớp thanh thiếu niên, người trung tuổi và người cao tuổi, có xu hướng tìm hiểu Phật giáo ngày càng tăng.
Đường hướng giáo dục Phật giáo không đề cao, cổ vũ niềm tin mù quáng, ngược lại lấy chính trí, chính kiến làm nền tảng cho giác ngộ giải thoát, làm động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, cũng là nền móng cho sự thương yêu, cảm thông. Vì chỉ có trí tuệ và từ bi mới đẩy lùi những hành vi bất chính như các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, gia đình; tranh dành quyền lợi… vốn xuất phát từ vô minh.
Giáo dục Phật giáo rất giàu nhân bản, nhân quả luôn luôn nhắm đến mục tiêu đào tạo con người hướng thiện, có niềm tin chân chính, đem đến lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội, cùng cộng đồng chung tay xây dựng nền hòa bình, thịnh vượng.
Giáo dục Phật giáo có thành công hay không chính là dựa vào đội ngũ tăng, ni phải ra sức học tập, rèn luyện, trao dồi “giới – định – tuệ” để trở thành một vị tu sĩ có phẩm chất, đạo hạnh chân chính thì mới đem lại niềm hạnh phúc, an lạc cho mình và cho xã hội.
Phật giáo có thể đưa ra các nguyên nhân căn bản làm suy thoái đạo đức chính là bởi lòng “tham – sân – si”. Ba nguồn độc này đã dẫn các em đi vào các con đường sai lạc trong hành vi đạo đức. Vì vậy, ngoài việc giảng dạy chữ nghĩa ra, nhà trường cần phải dạy các em con đường đạo đức“tiên học lễ, hậu học văn”. Bằng cách đưa vào nhà trường những bài học hiếu thảo đối với cha mẹ, biết kính trọng thầy cô giáo, và cần hun đúc cho tâm linh các em bằng những phương pháp giáo dục của Phật giáo để đánh thức thiện tâm của các em.
Bản chất của nền giáo dục Phậtgiáolà từ bihỷxả, tất cả vì con người, vì hòa bình và an lạc cho mọi chúng sinh. Nói về giáo dục có thể hiểu thành hai phần đó là giáo dục về chuyên ngành và giáo dục về đạo đức.
Giáo dục về kỹ năng, giáo dục về chuyên ngành, giáo dục về kiến thức khoa học thì phải cần giáo dục về đạo đức, khơi gợi tinh thần sáng tạo, khoa học, tư duy độc lập, thích nghi được với cuộc sống hiện đại, làm được như vậy chính là đang áp dụng chính kiến, chính tư duy vào việc giáo dục.
Tiếp cận qua đời sống gia đình và xã hội
Đức Phật đặc biệt quan tâm đến đời sống hạnh phúc con người, Ngài đã có những bài pháp giảng về đời sống hôn nhân gia đình như trong kinh Đỉnh Lễ Sáu Phương - Ca Thi La Việt hay Singalovada đức Phật đã dạy: Chồng đối với vợ thì phải thương yêu vợ, chung thủy với vợ, săn sóc đời sống vật chất cho vợ, trao cho vợ quyền quản lý những công việc trong gia đình, kính trọng gia đình vợ; Còn vợ đối với chồng thì phải thương kính chồng, chung thủy với chồng, quản lý gia đình tốt, siêng năng làm việc, đối đãi thân thiện với gia đình chồng và bạn bè của chồng. Đấy là những phép ứng xử rất hợp tình hợp lý, là nếp sống đạo đức lành mạnh, là nhân tố tạo nên hạnh phúc trong đời sống hôn nhân gia đình.
Trong kinh Tăng Chi Bộ I (chương 4), đức Phật dạy: “Này các gia chủ, có bốn hạng người sống chung: Một là, người đàn ông thấp hèn sống chung với người phụ nữ thấp hèn. Hai là, người đàn ông thấp hèn sống chung với người phụ nữ cao thượng. Ba là, người đàn ông cao thượng sống chung với người phụ nữ thấp hèn. Bốn là, người đàn ông cao thượng sống chung với người phụ nữ cao thượng. Đức Phật kết luận, hạng người sống chung thứ tư, tương đồng phẩm chất tâm lý cao thượng là “đời sống nhiều hạnh phúc, chờ đợi hai người.”
Như vậy, giáo lý đức Phật dạy cách đây hơn 2500 năm đã có những bài pháp để xây dựng hạnh phúc gia đình. Bằng trí tuệ và lòng thương yêu, đức Phật đã chỉ dạy những vấn đề hết sức thiết thực và trọng yếu để tạo lập một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Dù ở quốc gia nào hay thời đại nào đi nữa, những lời dạy của đức Phật về hôn nhân gia đình vẫn phù hợp và rất có giá trị.
Tương tự như vậy, Phật giáo có thể đến với xã hội thông qua các phương pháp tiếp cận các việc từ thiện, nhân đạo; Tiếp cận qua vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế: Với những tín đồ có niềm tin chính tín vào Phật giáo họ sẵn sàng đóng góp một phần kinh phí vào các công trình phúc lợi xã hội như xây chùa, xây trường học, xây nhà tình nghĩa, xây cầu đường và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác đã thực hiện mỗi năm.
Ngược lại, sự suy giảm đạo đức trong xã hội là nguyên nhân kinh tế phát triển không bền vững, khi đó sẽ xảy ra hiện tượng tham nhũng, cạnh tranh không lành mạnh, các nhà kinh doanh tìm đủ mọi cách để thu hồi lợi nhuận, bất chấp thủ đoạn như khai thác tài nguyên bừa bãi, làm ăn dối trá, tạo ra hàng nhái, hàng kém chất lượng, họ bất chất để đạt được mục đích mà bỏ qua tác động xấu trong tương lai.
Tiếp cận phát huy Giáo lý Phật giáo trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, biến đổi khí và các thảm họa thiên tai
Chúng ta đang đứng trước nhiều thảm họa thiên tai, sự nóng lên của trái đất, môi trường ô nhiễm xảy ra liên tục trong những năm gần đây, hàng trăm người bị cướp đi sinh mạng do bão lũ, sạt lở đất, chất thải ngành công nghiệp hủy hoại hệ sinh thái trên diện rộng.
Khi môi trường thay đổi, các điều kiện khí hậu cũng sẽ thay đổi. Khi chúng thay đổi một cách mạnh mẽ thì nền kinh tế và rất nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ thay đổi theo. Thậm chí sức khỏe thể chất của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lý thuyết duyên khởi trong Phật giáo cho rằng sự sống là sự hỗ tương giữa các loài và vạn vật, thiên nhiên chính là một bộ phận cơ thể của con người, con người không thể tồn tại được nếu không có môi trường. Nếu môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì cơ thể vật lý của con người, hay đời sống của con người sẽ bị hủy diệt.
Việc bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ sự sống của con người. Phật giáo tôn trọng sự sống của muôn loại chúng sinh, khuyến khích việc giữ gìn mối quan hệ thân thiện, sống hòa hợp bền vững giữa con người với vạn vật, với tự nhiên và vũ trụ là điều kiện để bảo vệ sự sống.
Đứng trước vấn đề môi trường đang xuống cấp như hiện nay, tính nhập thế của Phật giáo trong việc bảo vệ môi trường trước hết là khuyến khích tín đồ phật tử ăn chay, ăn chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn chay, còn là cách hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường sống; tổ chức các khóa tu với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường được chú trọng.
Song song đó giáo dục nhận thức rõ con người có mối liên hệ mật thiết với thiên nhiên và môi trường sống và đặc biệt là hướng dẫn mọi người thực hành nếp sống trên nền tảng đạo đức Phật giáo là hướng thiện, là tôn trọng sự sống của vạn loài; khuyến khích tín đồ sống gần gũi với môi trường, hòa mình với thiên nhiên, giảm thiểu các tác động trực tiếp đến môi trường. Tránh việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên bừa bãi để trục lợi làm giàu, điều này sẽ gây ra nhiều thảm họa thiên tai, gây ra khổ đau cho con người.
Phật giáo đã và đang làm hết sức mình để cùng cộng đồng xây dựng một xã hội an lành, con người được hưởng sự thanh bình và hạnh phúc, xây dựng một cõi cực lạc thực sự tại thế gian.
Tiếp cận đạo đức Phật giáo về vấn đề phát triển khoa học công nghệ
Thời đại của chúng ta là thời đại khoa học, văn minh của nhân loại đã tiến bộ vượt bậc. Nền khoa học phát triển với tốc độ vũ bão tại các nước văn minh. Khoa học ngày nay đã chứng minh được những điều Phật dạy cách đây hơn 2500 năm.
Thế giới ngày nay được làm sáng tỏ với tốc độ nhanh chóng những gì còn khuất lấp tồn tại hay không tồn tại của vũ trụ, càng làm sáng tỏ thêm sự tương đồng của thế giới quan Phật giáo với thế giới quan vũ trụ, chúng ta cần nghiên cứu Phật giáo một cách nghiêm túc để có phương án ứng xử đúng với những giá trị nhân đạo của Phật giáo đem đến cho thế gian.
Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, các nhà khoa học phải thừa nhận rằng Phật giáo đã trước khoa học cách đây mấy nghìn năm, những gì đức Phật thuyết chưa bao giờ lạc hậu mà vẫn còn nguyên giá trị trong xã hội hiện đại. Trong thời đại công nghiệp 4.0, thời đại công nghệ số phát triển trong các lĩnh vực của đời sống, con người đang chạm tới sự văn mình của thời đại mới,…bên cạnh đó những hậu quả của sự phát triển khoa học công nghệ để lại cho toàn nhân loại cũng rất nghiêm trọng như: vấn đề vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học là sức mạnh tiềm ẩn của quốc gia này nhưng lại đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của quốc gia khác, và một khi con người mất kiểm soát sẽ có nguy cơ hủy diệt toàn bộ Trái đất.
Ngoài ra, những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp như bệnh stress, trầm cảm, nghiện game online, thích sống trong thế giới ảo và công nghệ số đã kết nối con người một cách nhanh chóng nhưng đồng thời cũng đưa con người xa nhau hơn trong thế giới thực.
Đó là vấn đề mà khoa học phát triển nhưng chưa giải quyết được, thực tế dù khoa học có phát triển đến đâu thì cũng không ngoài mục đích đưa con người đến cuộc sống hòa bình và hạnh phúc.
Những giá trị đạo đức Phật giáo luôn luôn song hành cùng sự phát triển của con người, con người không thể đánh mất những giá trị đạo đức đó, bởi đó là nền tảng để xây dựng đời sống hạnh phúc, xây dựng xã hội hòa bình và phát triển bền vững.
Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng con người trong thời đại cách mạng công nghiệp kỹ thuật số đúng như lời của Nhà khoa học Albert Einstein đã nói: “Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ những quan điểm của mình để chấp nhận khoa học, bởi vì Phật giáo bao gồm khoa học, đồng thời cũng vượt qua khoa học. Phật giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật giáo đã kích thích con người khám phá ra những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống chung quanh. Phật giáo siêu việt thời gian và mãi mãi có giá trị.”
Tổng thống Nga Putin từng phát ngôn tại Liên hoan Thanh niên và Sinh viên Thế giới lần thứ 19 đã cảnh báo về một loại siêu vũ khí vượt trội cả siêu bom hạt nhân. Theo lời Tổng thống Putin, nhân loại đang bước vào một giai đoạn phát triển mới khi bỏ qua các giá trị đạo đức và có thể gây ra một thảm họa còn lớn hơn cuộc chiến tranh hạt nhân. Trong tương lai gần, nhân loại có thể bước vào và chắc chắn sẽ bước vào giai đoạn rất khó khăn và quan trọng vì sự phát triển và tồn tại... Những gì tôi nói bây giờ có thể nguy hiểm hơn một quả bom hạt nhân. Do đó, bất kể chúng ta đang làm gì, chúng ta không bao giờ quên được cơ sở đạo đức và đạo đức trong mọi hành động. Tổng thống Putin khuyến khích: Tất cả mọi thứ mà chúng ta sẽ làm phải mang lại lợi ích cho người dân và nâng cao vị thế cho nhân loại, chứ không phải là hủy diệt nó. Ông Putin cũng từng cảnh báo về sự phát triển trí tuệ nhân tạo có thể gây nên các thách thức khổng lồ bởi “Quốc gia nào dẫn đầu trong lĩnh vực này sẽ trở thành kẻ thống trị thế giới”.
Cuối tháng 10/2017, robot mang tên Sophia trở thành người máy đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân tại đất nước Ả-rập Xê-út. Đây là một sự phát triển vượt bậc đối với nhân loại, đánh dấu một kỷ nguyên mới, nơi robot và con người hòa nhập, chung sống với các quyền bình đẳng như nhau.
Như vậy, vấn đề trí tuệ nhân tạo đang là thách thức đối với nhân loại, tinh thần nhập thế của Phật giáo sẽ được giải quyết vấn đề như thế nào, phải nhận thức như thế nào về tâm thức, hành vi của trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đến nhân loại ra sao.
Tiếp cận Phật giáo trong các mối quan hệ quốc tế
Trong bối cảnh sự phát triển của thế giới, các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nên việc giải quyết các vấn đề quốc tế và của mỗi quốc gia nó phụ thuộc vào mối quan hệ tương hỗ và nhân quả liên hoàn, không một quốc gia nào phát triển mà không phụ thuộc vào quốc gia khác.
Tóm lại, Phật giáo thông qua cơ chế toàn cầu cần phải đưa ra những vấn đề chọn lọc, giải quyết được bài toán thực tiễn trong đời sống của xã hội loài người. Bằng tinh thần nhập thế của Phật giáo qua giáo lý Bát chính đạo trong Tứ diệu đế và giáo lý Duyên khởi nhất định nhân loại sẽ có được cuộc sống an lạc và hạnh phúc bền vững.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm