Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững (1)
Đạo Phật đã có lịch sử hơn 2500 năm, ngày nay trong xã hội phát triển, tiến bộ về mọi mặt đã nâng cao đời sống con người, thế giới ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động và phát triển đã nảy sinh những mặt trái của xã hội.
Đứng trước những thách thức đó giáo lý Phật giáo cần phải tiếp cận vấn đề như thế nào, ở góc độ tôn giáo - giáo lý đạo Phật sẽ giúp được gì trong việc giải quyết những thách thức của nhân loại trong xã hội đương đại?
Cách tiếp cận của Phật giáo qua góc nhìn về những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc
Những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ chứng minh rằng Liên Hiệp Quốc đang đặt tầm quan trọng tinh tế cho sự phát triển tương lai bền vững. Những lĩnh vực được bao trùm bởi mục tiêu Thiên Niên Kỷ, hay mở rộng ra là mục tiêu chính yếu trong xã hội loài người, các mục tiêu đó hầu hết đều là những lĩnh vực mà Phật giáo hết sức coi trọng.
Mục tiêu đầu trong tám mục tiêu là xóa đói, giảm nghèo. Nghèo khổ là khổ thân, khổ tâm, nên đời sống sẽ không thể an lạc và hạnh phúc. Khi hiểu được điều này theo lăng kính Phật giáo phải hiểu đúng và không nên bị nhầm lẫn với sự giản dị và tiết kiệm, vốn là những lựa chọn có mục đích theo như cách sống “biết đủ” của đạo Phật.
Mục tiêu thứ hai là hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học toàn cầu. Từ thời của đức Phật, Giáo pháp đã đóng vai trò là sự giáo dục phổ cập, nó là một trong ba báu vật của Phật giáo đảm bảo những phương thức đúng đắn và kiến thức căn bản dành cho các tín đồ đạo Phật.
Mục tiêu thứ ba là thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Mục tiêu thứ tư là giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Mục tiêu thứ năm là cải thiện sức khỏe của bà mẹ. Mục tiêu thứ sáu là chiến đấu chống lại bệnh HIV/AIDS, bệnh sốt rét và những căn bệnh khác.
Mục tiêu thứ bảy là bảo đảm sự bền vững môi trường. Trong thời đại của đức Phật, hoạt động của con người ít ảnh hưởng hơn đến sự suy thoái môi trường, đa dạng sinh học và tính nguyên vẹn của hệ sinh thái.
Mục tiêu thứ tám làphát triển của quan hệ đối tác toàn cầu. Tinh thần của mối quan hệ đối tác có thể tìm thấy trong những cộng đồng Phật giáo.
Tất cả các mục tiêu và cách tiếp cận của Phật giáo đều vì hạnh phúc của con người
Mục tiêu cao nhất của Phật giáo là để chấm dứt đau khổ, Tứ diệu đế đề cập đến việc chấm dứt đau khổ bằng đời sống Trung đạo, là công cụ thanh lọc tâm tính của con người. Tám phần của phương pháp này có thể được gộp thành ba nhóm: (i) trí tuệ (bao gồm Chánh kiến và Chánh tư duy); (ii) đức hạnh (bao gồm Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng); và (iii) sự tập trung (bao gồm Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định). Lối sống của Phật giáo nhằm vào việc hoàn thiện ba khả năng hỗ trợ này để đạt được sự hoàn hảo bằng việc thực hành liên tục, vốn là một quá trình phát triển. Tuy nhiên, trong trường hợp này, sự phát triển chỉ là một sản phẩm của việc thực hành giáo pháp, không phải là mục tiêu trực tiếp cần phải đạt được. Quá trình phát triển là một sự tiến bộ về tinh thần bên trong, được thể hiện bởi việc thực hành liên tục, để đưa tới sự giải phóng (giải thoát).
Quan niệm về sự phát triển được đề cập trong Phật pháp, nhưng với ba sự khác biệt chính, bởi vì nó được diễn giải theo xu hướng tiếp cận: Quá trình phát triển là sự tiến bộ về tinh thần, ở bên trong (loại trừ sự phát triển về vật chất không được ca ngợi và chỉ quan trọng ở mức đủ để phục vụ cho sự tiến bộ bên trong của con người); Quá trình phát triển chính nó không phải là mục tiêu trực tiếp, nhưng là kết quả trực tiếp của việc thanh lọc tâm tính của con người; Sự thanh lọc tâm chính là sự phát triển bền vững.
Phật giáo hướng đến căn nguyên cuộc sống của con người và sự phát triển bền vững
Thực tiễn kinh tế hiện đại đang tạo ra một chu kỳ khắc nghiệt, môi trường hình xoắn ốc theo chiều đi xuống, trong đó sự suy thoái môi trường đang gia tăng với một quy mô lớn hơn bao giờ hết. Mục tiêu phát triển thứ bảy được đề ra bởi Liên Hiệp Quốc nhằm ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực này và làm đảo ngược quá trình theo hướng đi lên để chuyển hóa những thay đổi khắc nghiệt thành một chu kỳ tốt hơn. Có thể khẳng định, một trong những mục tiêu cao nhất là để bảo vệ sự bền vững môi trường, mặc dù các bản báo cáo chỉ ra rằng mục tiêu này đạt được thành tựu thấp nhất trong số tám mục tiêu. Các giá trị chỉ tiêu đã được thiết lập, nhưng các phương tiện để đạt được chúng chưa được định rõ. Phật giáo không thể giải quyết vấn đề về bền vững môi trường một cách trực tiếp như cách được giải quyết trong các mục tiêu phát triển Thiên Niên Kỷ, bởi vì, theo vô thường, sự bền vững không thể trực tiếp đạt được. Các phật tử phải hiểu xa hơn khái niệm về tính bền vững và sự phát triển bền vững và tiếp cận sự bền vững môi trường từ một mức độ sâu hơn.
Ngày nay cả thế giới đều đang tích cực triển khai các dự án toàn cầu về phát triển bền vững. Hầu hết các nước đều đã có các chính sách để phát triển bền vững hệ thống chính trị, kinh tế và giáo dục của mình nhằm giúp cho việc cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, do sự tập trung cao nhất được đặt cho việc phát triển giá trị vật chất, đời sống của người dân đang dựa nhiều vào các giá trị vật chất nhiều hơn là các quan tâm đến đạo đức. Như vậy, xã hội ở quy mô toàn cầu đã thay đổi theo chiều hướng tiêu cực hơn. Từ góc độ Phật giáo, tất cả các hiện tượng đều có căn nguyên để giải quyết một vấn đề chúng ta phải khám phá nguyên nhân của nó. Trong thực tế, nguyên nhân của tất cả các cuộc xung đột trên thế giới bắt đầu từ mâu thuẫn nội tại trong tâm con người. Chừng nào tâm thức vẫn còn chứa chấp sự tham lam, sân hận, si mê, thì xung đột nội bộ luôn luôn xảy ra. Những tâm lý này ảnh hưởng đến suy nghĩ, lời nói, và hành động của người dân một cách tiêu cực, khiến con người luôn luôn suy nghĩ đến lợi ích và ham muốn ích kỷ cá nhân nhiều hơn. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển bất cứ điều gì trong xã hội và trên quy mô thế giới, cần phải bắt đầu từ việc thanh lọc tâm thức con người khỏi các cảm xúc tiêu cực dẫn dắt bởi tham lam, thù hận và si mê.
Sau khi giác ngộ, Đức Phật khám phá ra Quy luật Tự nhiên (hay còn gọi là Pháp) cho phép tất cả chúng sinh có một đời sống hạnh phúc và an bình. Ngài biết rằng tất cả chúng sinh đang phải chịu đựng đau khổ (dukkha) do sinh, lão, bệnh, tử, và do tính chất vô thường của sự vật.
Tuy nhiên, Đức Phật có một phát hiện quan trọng hơn là kinh nghiệm đau khổ có nguyên nhân của nó (khổ tập). Chính sự vô mình đã thúc đẩy sự vô đạo đức trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Đức Phật đã nói rằng vô minh chính là gốc rễ của tham độc. Nó khiến cho người ta không còn biết xấu hổ và không sợ hãi trong việc thực hiện các hành vi sai trái. Khi người ta chìm đắm trong vô minh, tà kiến sẽ nảy sinh và sau đó dẫn dắt người ta đi vào các con đường sai trái khác, bao gồm tà tư duy (ý định sai), tà ngữ (lời nói sai trái), tà nghiệp (hành động sai trái), tà mạng (nghề nghiệp sai trái), tà tinh tấn (nỗ lực sai), tà niệm và tà định.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng căn nguyên của bất kỳ cuộc xung đột và bạo động nào đều bắt nguồn từ tâm trí. Vì vậy, để phát triển bền vững xã hội và thế giới trong hòa bình, chúng ta phải trước hết giải quyết được các vấn đề về tâm thức của con người.
(Còn tiếp)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Xem thêm