Hành hạ súc vật tạo nghiệp gì?
Hành hạ súc vật, đặc biệt là những động vật sống gần gũi với con người, giúp đỡ con người trong lao động sản xuất thì tạo nghiệp rất nặng. Vì vậy người Phật tử luôn phải nuôi dưỡng tâm từ, nguyện thương yêu tất cả vạn loại chúng sinh. Vậy hành hạ súc vật tạo nghiệp gì?
Câu chuyện đáng suy ngẫm về việc hành hạ súc vật
Câu chuyện dưới đây được trích từ Báo Ứng Hiện Đời của Cư sĩ Quả Khanh:
Nơi thành phố thuộc miền bắc Thái Lan có quán hủ tiếu nọ, nổi danh nấu nước lèo rất ngon. Danh thơm vang khắp xa gần, ai cũng tìm đến ăn. Nhân sĩ đương thời đều tấm tắc ca ngợi. Nên dù quán chỉ làm việc có buổi sang thôi, mà sáng nào cũng bán đến mấy trăm tô. Trước 12 giờ trưa là hết sạch. Mỗi tô giá khoảng 15-20 đồng tiền Thái. Mỗi ngày thu vào được khoảng 6 ngàn, lời được ba ngàn.
Cửa hàng trước đây là một tiệm nhỏ mở ven đường, do lợi nhuận ngày càng nhiều, nên chỉ trong vòng mấy năm ngắn ngủi là họ tậu được đất và xây tiệm mới khang trang. Sau tiệm là một hoa viên lớn, buổi chiều nghỉ bán mà vào đây nghỉ ngơi thì đúng là tiên cảnh chốn trần gian.
Chủ quán họ Liên, hai vợ chồng tuổi hơn 60, có đủ con trai, con gái. Các con họ đều đã kết hôn. Cả nhà họ năm người cùng hợp lực kinh doanh, không thuê người làm. Dù nước lèo của họ mùi vị ngon vượt trội các quán khác, khách sành ăn vừa thưởng thức là thích mê, cho nên từ các bậc quan chức, thương gia, dưới đến các bạn hàng, phụ xe ba bánh… đều trường kì đến quán này ăn.
Các tiệm đồng nghiệp không rành chế biến, cố hỏi bí quyết nhà nghề của họ, nhưng vô phương. Tục ngữ nói “Đồng nghề như kẻ địch”, câu này không sai. Các quán hàng địch thủ moi bí quyết nấu nước lèo không được bèn tung tin ác ý rằng: “Nước lèo tiệm đó có bỏ ma túy, khiến người ăn là ghiền, ngày nào cũng phải ăn, không ăn là không được”.
Còn có người quá quắt hơn, âm thầm lén đi thưa lên Cục vệ sinh, một mực khẳng định nước lèo này có ma túy.
Ma túy là chất độc cấm, Cục vệ sinh lập tức phái người tới quán kiểm tra, thử nghiệm. Cuối cùng ra kết luận là: “Không hề có ma túy hay hóa chất có hại nào. Nước lèo được nấu hoàn toàn phù hợp như chủ quán từng báo cáo, là dùng nước rau củ phối hợp với cốt gà, xương heo, hầm lửa nhỏ suốt một ngày một đêm mà có được tiêu chuẩn đạt yêu cầu”.
Được Cục vệ sinh kiểm tra và xác nhận “KHÔNG CÓ GÌ” khiến quán càng nổi danh thêm, càng được ái mộ nhiều hơn, bởi vô tình mà họ được quảng cáo không công, danh tiếng nước lèo của quán ngày càng bay xa vang dội…
Có một vị thân vương của hoàng tộc Thái Lan, là chuyên gia ẩm thực trứ danh, lái xe đến quán thưởng thức. Sau đó, ông ban thưởng huy chương và bảng khen đặc biệt để quán treo trước cửa tiệm cho mọi người lác mắt. Có được “bảng vàng” thân vương ban, chủ tiệm nhờ vậy mà càng thêm có giá, mỗi tô hủ tiếu từ 15 đồng giờ được đôn lên 20-25, chuyện buôn bán của nhà họ Liên càng phát lợi.
Thế gian không có gì là vĩnh viễn bí mật, món nước lèo họ Liên “độc chiếm bá chủ” cuối cùng cũng bị lộ.
Người để bức màn bí mật vén lên chính là Liên chủ tiệm, tin lạ ly kì thiên cổ này đã làm chấn động cả miền đông bắc Thái Lan.
Người đầu tiên phát hiện ra bí mật, chính là anh Tùng, một phụ xe ba bánh. Số là hôm ấy, khi dùng cơm trưa, do anh Tùng uống rượu quá nhiều khiến mặt mày xây xẩm nên chẳng thể chở khách, vì không có tiền nộp cho bà xã, nên anh chẳng dám về nhà. Đêm đó bụng đói meo, anh liền lẻn vào cửa sau của quán, thầm nghĩ sẽ kiếm chác, chôm đỡ thứ gì đó lót dạ.
Khi anh nạy được cửa sau ra, vừa bước vào nhà bếp, ánh đèn từ xa tỏa ra mờ mờ, đủ để anh nhìn thấy một người ngồi lưng hướng ra phía cửa (cũng là phía của anh). Quan sát kỹ thì té ra ông chủ quán đang chăm chú làm việc, anh Tùng bạo dạn bước đến lén nhìn xem, mới thấy rõ lão chủ đang giết ếch. Thủ pháp mổ bụng lấy nội tạng lão Liên làm rất điêu luyện. Các thứ được lão phân ra bỏ vào thùng nhựa và bao nhựa. Trong thùng nhựa chứa đầy thi thể ếch.
Ngay lúc đó lão chủ quán hình như phát hiện là có người, nên đột ngột quay đầu nhìn ra phía cửa, anh Tùng kịp thời nấp đi, may là nhờ ánh đèn mờ nhạt, nên anh không bị phát hiện.
Mặc dù chủ quán không nhìn thấy anh tùng, nhưng anh nhờ nấp trong bóng tối, nên thấy rõ mồn một gương mặt của lão Liên dưới ánh đèn chiếu sáng. Ngay lập tức anh sợ đến xém xỉu. Té ra mặt lão chủ không phải là mặt người, mà mang hình dạng mặt ếch thiệt bự. Mồm giống hệt, mắt lồi, âm thanh phát ra “lét chét” rất kì quái. Đột nhiên anh thấy ông thè lưỡi dài ra rồi rụt vào, giống hệt như cảnh con ếch ăn mồi vậy. Sau đó, ông nhanh chóng lui vào trong.
Anh Tùng kinh hãi đến muốn thét lên một tiếng to, muốn co giò phóng chạy, nhưng hai chân cứ run lẩy bẩy, không làm theo ý anh. Khó khăn lắm anh Tùng mới trấn tỉnh lại được và bò ra ngoài cửa.
Đêm đó, anh sợ quá phát sốt nặng. Mấy ngày sau hết bệnh, anh đem tình hình chứng kiến tối hôm đó kế hết cho mọi người nghe.
Nhưng do anh bình thường hay uống rượu, nên chẳng ai thèm tin lời anh nói. Thực ra, đối với người dân ở miền đông bắc Thái Lan, mấy chuyện ăn ếch, ăn chuột, ăn mèo… là việc thường, đâu có gì kỳ quái.
Nhưng điều kì quái trong tin đồn chính là dung nhan “ngài” chủ quán. Mấy tháng nay thực khách không còn thấy lão Liên xuất đầu lộ diện nữa. Bình thường thì ông luôn ngồi trước quán chặt thịt gà. Nghe nói ông đang bị bệnh phải vào nhà thương, lúc nào xuất viện về nhà cũng không ai biết. Thỉnh thoảng nếu có ai gặp ông, cũng nhìn thoáng qua trong khoảnh khắc, gần đây ông ít khi bước ra cửa tiệm.
Tình cờ có người gặp ông, họ kế lại:
– Lão chủ mặt mày nhìn giống hệt con ếch, nhưng mà bự hơn nhiều, chân cũng cong cong giống ếch vậy. Miệng cũng y hệt, mắt lồi ra, càng nhìn càng giống con ếch to “khủng”.
Đến đây thì mọi người tin lời anh Tùng là nói thật. Không hẹn mà họ cùng nhau rình, lén nhìn cho được “người hóa ếch” như lão chủ quán. Và cuối cùng, ai cũng biết nồi nước lèo hấp dẫn kia chính là nước ếch. Lạ đến không ngờ là vị nó ngọt thanh như vậy.
Trước đây, chủ quán sợ lộ bí mật nên không dám thuê công nhân, cũng chẳng muốn mượn tay ai làm, vì vậy mà ông phải đích thân giết từng con ếch. Tính ra cả đời ông Liên đã giết không biết bao nhiêu mạng rồi, phải nói là vô số. Hằng ngày ông luôn đối diện với dung nhan ếch, nhất cử nhất động, làm gì cũng dính dáng tới ếch. Tướng theo tâm sinh, hình tùy tâm biến, dần dần mặt mũi ông cũng đổi thành hình ếch.
Ban đầu, mọi người ở chung không để ý, cho đến khi phát hiện ra, thì ông đã biến dạng hoàn toàn. Sau đó, có người nghe những bà con của chủ quán kể lại rằng: “Dạo sau này lão Liên mỗi khi đang ngủ thường kêu hét, gầm rú. Than là ếch đến bu đầy trên thân cắt rứt lão. Cứ chợp mắt là lão bị quấy nhiễu mãi như thế, không thể nào yên giấc được.
Từ đó trở đi ròng rã suốt mấy tháng trường, đêm nào nằm lão cũng bị bầy ếch hiện đến hành hạ đau đớn. Cuối cùng lão Liên phát bệnh điên, kêu như ếch rồi chết.
Sau đó, cả nhà chủ quán nước lèo trứ danh nọ không biết dời đi đâu, chỉ lưu lại câu chuyện này, là đầu đề khiến người ta bàn tán mãi.
Hành hạ súc vật tạo nghiệp gì?
Loài vật tuy không chống cự lại được con người nhưng chúng cũng biết phản kháng, vùng vẫy, nhất là cũng đau đớn và oán hận khi bị áp bức, tra tấn, hành hạ. Oan nghiệp này tuy chúng ta không thấy nhưng oán khí ngút ngàn kết hợp cùng với ba ác nghiệp của người hành hạ súc vật (thân, miệng, ý ác) đã tạo ra quả báo ác nặng nề.
Hiện nhân loại đã văn minh, súc quyền ở một số nơi đã thành luật nhưng vẫn còn không ít người có hành vi bạc đãi, hành hạ, giết hại thú vật bừa bãi. Có thể phát xuất từ quan niệm ‘vật dưỡng nhơn’, đấng sáng tạo đã tạo ra loài vật để phục vụ loài người nên họ có toàn quyền sinh sát loài vật. Khi một người có hành vi hành hạ thú vật, có thể thấy rõ tâm từ bi của người ấy đã chai sạn. Khi họ xuống tay giết hại các vật nuôi một cách tàn độc, man rợ, vô tội vạ có thể thấy nơi đó dấu tích của sự dã man.
Theo đạo Phật, phàm là loài có hệ thần kinh, có tri giác thì đều phải được tôn trọng, bình đẳng, do đó Phật tử không những không thể sát hại mà còn phải tôn trọng và bảo vệ. Dù là loài vật cũng có quyền sống, có quyền được chia sẻ môi trường trên trái đất, nơi mà con người đang ở. Bản chất của động vật (bao gồm cả con người), dù là loài nào đi chăng nữa thì cũng đều ham sống, sợ chết. Giết hại chúng sinh tức là gây ra sự đau đớn về thân thể và sự tuyệt vọng khi lòng ham sống bị đe dọa và xâm phạm.
Hơn nữa, cái chết của một chúng sinh luôn luôn đồng nghĩa với sự chia lìa thân quyến. Khi một bị đe dọa đến mạng sống, chúng cũng sẽ có những phản ứng tự vệ, ít nhất phát ra những nỗi đau đớn, oán hờn.
Đạo Phật không cho phép tín đồ cố ý giết hại các loài sinh vật. Vì nuôi dưỡng tâm từ, vì tôn trọng sự sống bình đẳng của mọi loài, vì sợ nghiệp quả giết hại nặng nề nên người Phật tử nguyện không làm tổn hại các loài vật, không bảo người khác bức hại, thấy người khác có hành vi giết hại không cổ xúy, chẳng vui mừng. Người nào hành hạ súc vật thì tạo ác nghiệp nặng nề. Như người đánh xe bò tàn ác ở trong kinh bị quả báo mà Thế Tôn đã xác chứng là do làm nghề đánh xe bò, hành hạ súc vật.
Qủa báo của việc hành hạ súc vật
Theo nhà Phật, mọi việc con người làm đều có luật nhân quả, chính vì vậy nếu các phật tử phạm vào giới sát sinh sẽ gây ra những hậu quả, thậm chí còn bị tổn phước. Theo lời Phật dạy, hậu quả của việc sát sinh bao gồm: Thân thể bị khuyết tật hay bị dị dạng; khuân mặt xấu xí; người xanh xao yếu ớt; đầu óc trì trệ; dễ bị hoảng sợ khi đối diện với nguy hiểm; bị người khác sát hại hoặc chết yểu; chịu nhiều bệnh tật; có ít bạn bè; phải xa cách người mình yêu thương.
Thế nên, người Phật tử luôn nuôi dưỡng tâm từ, nguyện thương yêu tất cả vạn loại chúng sinh. Quán chiếu sâu sắc đến nghiệp báo ác địa ngục, ngạ quỷ để không làm tổn hại súc vật. Mọi chúng sinh đều có sự sống, đều tham sống sợ chết, đều khổ đau khi bị hành hạ. Điều gì mình không muốn thì loài vật cũng không muốn. Yêu thương muôn loài là nhân lành của phước báo sống lâu, khỏe mạnh, không gặp các hiểm nạn, hạnh phúc an vui.
Sử dụng tư liệu từ Báo Ứng Hiện Đời của Cư sĩ Quả Khanh
Tâm Như
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Phật giáo thường thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Phật giáo thường thức 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Phật giáo thường thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Phật giáo thường thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Xem thêm