Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Cái thấy của người mới học kinh Kim Cương

Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh, hay thường nói tắt là kinh Kim Cương. Kinh có công năng giúp người tu học cắt đứt, đoạn trừ vô minh và tà kiến.

Khi mới bắt đầu học Phật, một người bạn pháp danh Đồng Thiện đã khuyên: “Đại ơi, Đại mới tu, chưa nên tụng, học kinh Kim Cương”. Tôi hỏi vì sao? Bạn ấy trả lời mấy thầy dặn vậy. Sau này tôi hiểu lý do bạn tôi khuyên là đúng. Bởi vì kinh Kim Cương có những đoạn kinh văn rất khó hiểu. Đòi hỏi phải đọc, tụng nhiều lần thì mới thấm được. 

Sau thời gian thọ trì, đọc, tụng kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, Phật tử Hoàng Phước Đại, (PD: Đồng An) xin chia sẻ với bạn đồng tu những lợi lạc khi học kinh Kim Cương.

Trong kinh Kim Cương, đức Phật dạy người nào chỉ trong một giây phút, phát sinh được niềm tin thanh tịnh (nãi chí nhất niệm, sanh tịnh tín giả 乃至一念, 生淨信者) thì Như Lai sẽ thấy và biết (tất trí tất kiến 如來悉知悉見), và người ấy sẽ đạt được vô lượng phước đức (đắc như thị vô lượng phước đức 得如是無量福德.) 

Được thấy và được biết bởi Như Lai, là một động lực hộ niệm cho người phật tử trên con đường tu tập. Nếu chúng ta có một người bạn tốt, người đó hiểu, biết lý tưởng của chúng ta, biết ước mơ của chúng ta, thì chúng ta cảm thấy được chia sẻ, được hỗ trợ rất nhiều. Đường đời ai cũng ít nhiều chông gai, và tương lai không bao giờ chắc chắn. Chúng ta rất cần cái nhìn của Như Lai, để Như Lai thấy và biết, để Như Lai hỗ trợ cho chúng ta vượt qua mọi đau khổ. 

Lời Phật dạy được thể hiện qua kinh văn. Phật tử phải đọc kinh để học những lời Phật dạy. Càng tụng kinh chúng ta càng thấm, càng hiểu rõ những lời Phật dạy. Cần phải công phu tụng kinh. Tức là tụng kinh phải duy trì đều đặn thời khóa. Bởi trong kinh những lời dạy của Phật rất đơn giản nhưng vi diệu. 

Công đức của tụng kinh là vô lượng, giúp chúng ta có niềm tin, có bước đi vững chãi. Phật dạy “Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Nếu có người đem bảy thứ châu báu nhiều đến nỗi chứa đầy cả thế giới tam thiên đại thiên này để bố thí, thì người ấy có phước đức nhiều hay không?” (Tu Bồ Đề, ư ý vân hà? Nhược nhân mãn tam thiên đại thiên thế giới thất bảo dĩ dụng bố thí. Thị nhân sở đắc phước đức ninh vi đa phủ? 須菩提。於意云何。若人滿三千大千世界。七寶以用布施。是人所得福德寧為多不). 
Thầy Tu Bồ Đề thưa: “Bạch Thế Tôn, rất nhiều”. ( Thậm đa, Thế Tôn. 甚多世尊).

Lợi lạc của tụng kinh còn lớn hơn lợi lạc của thực hành bố thí. Phật dạy nếu có người tiếp nhận và hành trì kinh này dù chỉ một bài kệ bốn câu trong kinh thôi rồi đem giảng nói cho người khác nghe thì phước đức của người này còn lớn hơn phước đức của người kia.

Nhược phục hữu nhân ư thị kinh trung thọ trì, nãi chí tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, kỳ phước thắng bỉ. 若復有人。於此經中。受持乃至四句偈等。為他人說。其福勝彼何以故)

Phước đức của người thọ trì đọc tụng chỉ bốn câu kệ còn lớn hơn cả phước đức người bố thí vô lượng bảy thứ châu báu trải khắp ba ngàn thế giới. Như vậy chúng ta có thể thấy công đức đọc tụng kinh vô vùng lớn.

Đọc kinh không những chỉ giúp người đọc có niềm tin, mà còn giúp người đồng tu có bước đi vững chãi trên con đường tu tập. Kinh Phật dạy, “Nếu có người con trai hay người con gái nhà lành nào mà thọ trì kinh này dù chỉ một bài kệ bốn câu thôi và đem ra chia sẻ với người khác thì phước đức của người này còn nhiều hơn phước đức của người trước.” (Nhược phục hữu nhân ư thị kinh trung thọ trì, nãi chí tứ cú kệ đẳng, vị tha nhân thuyết, kỳ phước thắng bỉ. 若復有人,於此經中, 受持乃至四句偈等,為他人說,其福勝彼。)

Công đức thọ trì đọc tụng là vô cùng lớn, không thể đếm được, nhiều như cát những sông Hằng, nhưng công đức đó cũng vẫn không bằng công đức thọ trì và chia sẻ nghĩa lý của kinh với những người khác.

Vì vậy khi chúng ta tu học, hướng dẫn cho những người bạn chúng ta tu học thì công đức vô cùng. Trong quá trình tu học chúng ta có đạo tràng có chùa, nơi chúng ta cùng tụng kinh, thực hành giới luật. Những nơi đó là linh thiêng. Phật dạy “Nơi nào có kinh này, tức là có Phật hoặc đệ tử đáng kính (Nhược thị kinh đển sở tại chi xứ, tức vi hữu Phật, nhược tôn trọng đệ tử若是經典所在之處。即為有佛。若尊重弟子)。

Chùa là nơi phật tử tụng kinh, có đại chúng, có đạo tràng, có lễ nghi, có trống bát nhã, có đại hồng chung nên chùa là nới linh thiêng nhất. Chúng ta cũng đã nghe, hoặc có duyên để thấy hiện tượng chùa, tượng Phật hiện hào quang. Chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng quê tôi cũng là một chùa linh thiêng và thường xuất hiện những hiện tượng như vậy. Chùa rất đông phật tử để tụng kinh. Trước cổng chùa có khắc một câu đối để nói lên sự linh thiêng của chùa.

"Linh ứng sở cầu như ý nguyện 
Sơn Trà Bãi Bụt thật hiển linh."

Người dân ở Đà Nẵng thường nói với nhau một cách tự hào, từ khi có Phật Quan Thế Âm ở chùa Linh Ứng được xây lên, người Đà Nẵng ít chịu bão, những cơn bão thường bẻ hướng lệch về nơi khác. Người Đà Nẵng lúc đó lại nói: “nhờ chùa Linh Ứng”.

Tụng kinh có lợi lạc rất lớn. Tụng kinh càng miên mật, càng hiểu những lời Phật dạy, từ đó cắt bỏ được vô minh và tà kiến. Để từ đó thấy được:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như sương, như chớp lòe
Hãy quán chiếu như thế.

Tụng kinh là thực tập công phu để tưới tẩm những hạt giống tuệ giác nằm sâu trong lòng tâm của chúng ta. Hạt giống tuệ giác đó cần phải được tưới tẩm thường xuyên. Từ đó chúng ta mới mở mang được trí tuệ, thấy tính không, vô tướng của vạn vật. 

Hoàng Phước Đại - Đồng An
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Phật giáo thường thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Nhiệm mầu của sự mỉm cười và im lặng

Phật giáo thường thức 10:52 24/04/2024

Có 2 điều đơn giản trong cuộc sống sẽ giúp bạn vượt qua được khó khăn và tránh những rắc rối là như sau:

Khổ đau có nhiều hơn hạnh phúc?

Phật giáo thường thức 10:10 24/04/2024

Người đệ tử Phật cần bình tâm quán sát để thấy được khổ là bản chất của cuộc đời. Đây là một tuệ giác lớn để luôn tự chủ, tự tại trước mọi đổi thay, biến động.

Tịnh độ trong trái tim ta

Phật giáo thường thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Xem thêm