Cảm hóa người thân học Phật
Bất cứ điều gì dù là thế gian hay xuất thế gian cũng đều phải có hội đủ nhân duyên và phải có sự kiên nhẫn thực hành theo những phương pháp căn bản thiết thực mới có thể thành tựu, mà không phải chỉ muốn là liền được.
Sự phát tâm giúp đỡ cho người khác hoặc là chồng hay vợ của mình tin hiểu Phật pháp là một rất tốt, tuy nhiên chỉ mong muốn thôi thì chưa đủ, mà cần phải hiểu rõ phương cách và khéo biết được tâm lý của người kia để chọn lựa thời điểm, cơ hội và cách thức phù hợp để trợ giúp cho họ thì mới thành công.
Nói rõ hơn là người phát tâm giúp đỡ cho người khác tu học Phật pháp thì cần phải hiểu và thực hành được ba yếu tắc gọi là ‘Ba cảm’ như sau: cảm nhận, cảm động và cảm hóa.
1- Đầu tiên là cảm nhận là tự mình phải làm tấm gương sáng trong việc nỗ lực học hiểu và thực hành Phật pháp. Phải sống và làm việc đúng chánh pháp để làm cho người chồng hoặc vợ của mình dần dần cảm nhận được điều hay, lợi ích tốt lành do Phật pháp mang lại. Ngày xưa, khi chưa biết Đạo thì mình dễ giận, dễ buồn phiền, khó khăn, nhưng nay đã học hiểu được Phật pháp rồi thì giảm bớt được sân giận và buồn phiền rắc rối. Chẳng những chỉ dừng lại ở đó, mà mình còn có tâm bao dung, độ lương, hi sinh và tha thứ đối với sự lầm lạc, tội lỗi của người sống chung.

Đồng thời khéo biết tùy thuận hoàn cảnh và tâm ý của chồng hoặc vợ hay những người thân trong gia đình mà đem nghĩa lý Phật pháp để giảng nói hoặc tích cực giúp đỡ cho họ trong những việc sinh hoạt hằng ngày dưới cái nhìn của chánh kiến. Dần dần, những điều mà mình làm cho mọi người sẽ khiến cho họ cảm nhận được sự thay đổi lớn ở nơi mình và cũng cảm nhận được những giá trị to lớn và lợi ích thiết thực của việc học và hành Phật pháp.
2- Kế đến là cảm động, từ sự nhìn nhận những việc làm cụ thể trên nền tảng Phật pháp của mình, gọi là thân giáo sẽ làm cho mọi người cảm động. Bất cứ điều gì ở trên thế gian này có thể làm cho con người thật sự xúc động thì đều có công năng chinh phục được nội tâm của họ.
3- Bước cuối cùng là cảm hóa. Do nội tâm có sự rung động trước sự tu tập và cảm nhận được lòng chân thành của mình cũng như giá trị thiết thực của Phật pháp thì người thân sẽ tiến tới chỗ cảm hóa. Tự bản thân của họ thấy rõ những điều cần làm và chỉnh sửa mà không phải do bất cứ sự gò bó, ép buộc thì tự khắc nội tâm sẽ được chuyển hóa thành tốt đẹp và tự nhiên có được niềm tin ở nơi chánh pháp của đức Phật.
Như vậy, bất cứ điều gì dù là thế gian hay xuất thế gian cũng đều phải có hội đủ nhân duyên và phải có sự kiên nhẫn thực hành theo những phương pháp căn bản thiết thực mới có thể thành tựu, mà không phải chỉ muốn là liền được. Tất cả đều có thể làm được từ sự nhẫn nại, chỉ trừ mỗi việc không muốn làm mà thôi. Cứ gieo trồng những hạt nhân tốt đẹp bằng những hành động, lời nói và cách sống của mình theo đúng giáo pháp của Phật dạy, đến một lúc nào đó cũng sẽ kết quả như mong muốn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)
Xem thêm