Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/01/2019, 10:21 AM

Cần chung tay nâng niu chăm sóc báu vật ở cổ tự Pôthi Somrôn, Ô Môn, Cần Thơ!

Cổ tự Pôthi Somrôn, Ô Môn, Cần Thơ có những báu vật đáng quan tâm vì những yếu tố khác biệt, giá trị cần giữ gìn như cây thị cổ thụ, ghe ngo tuyệt đẹp. Đây là chứng nhân lịch sử vô giá với dáng dấp độc đáo và góc nhìn chuyên môn sinh vật học, nguồn gene, sự hiếm dần của giống loài.

Bài liên quan

Cổ tự Pôthi Somrôn đã được đánh giá xếp hạng, đương nhiên giá trị công trình Phật giáo Nam Tông Khmer này đã rõ, song với góc nhìn khách quan khi hành hương chốn ấy xin có chút đóng góp cách mạo muội vì cái chung: pho tượng Phật ở chính điện tinh xảo theo phong cách của văn hóa - nghệ thuật - tâm linh Khmer không cần bàn thêm, sự bảo vệ cũng rạch ròi, đấy là một pho điêu khắc cứng, tác động của thời gian khí hậu... có thể dự liện kiểm soát được, chỉ lo vấn đề an ninh. Bên cạnh pho tượng Phật, Pôthi Somrôn có những báu vật khác cần được kiểm soát chặt chẽ hơn vì những yếu tố khác biệt và chứa đựng những giá trị vô giá cần giữ gìn. 

Bên phải mặt tiền chính điện, gốc thị ngã mình tuyệt đẹp có tuổi gần 300 năm - theo đoan chắc của quý hòa thượng gắn bó với cổ tự từ bé. Thị không to, song uốn mình theo dáng rất độc đáo và bộ rễ tuyệt đẹp. Lịch sử cổ tự gắn vói gốc cây ấy và khai sơn tạo tự đã có cây! Cá nhân tôi chưa thấy ở các chùa miền Tây Nam Bộ đủ duyên hành hương có trường hợp tương tự, cây thi, lại cổ thụ. Tra cứu trên mạng, có những gốc thị ở đồng bằng Cửu Long gấp đôi tuổi thị ở Pothi Sôm Rôn nhưng ở bên ngoài chùa miếu. Loài cây này gắn với thời kỳ đầu chinh phục vùng đất mới của người Việt Nam, và về văn hóa - thị gắn với cổ tích huyền hoặc ở Bắc Bộ Việt Nam, như truyện Tấm Cám.

Mặt tiền chùa Pôthi Somrôn, đã từng sửa chữa từ năm 1952.

Mặt tiền chùa Pôthi Somrôn, đã từng sửa chữa từ năm 1952.

Thị ở Pôthi Somrôn theo cái nhìn tại chỗ, lo ở sự ngã theo góc đã gần mặt đất! Phật tử đã cúng dường một tám chắn nâng gốc thị, làm chỗ tựa, và sự cúng dường có ghi chú rõ ràng ấy cũng độc đáo! Sự dự liệu về lâu dài hơn, rất lâu, độ nghiêng - trọng lượng - sẽ ảnh hưởng ra sao đến sinh tồn của thị? Cách tính toán khoa học, để có giải pháp căn cơ cho sinh thể báu vật này.

Quan sát cội thị ở Pôthi Somrôn tôi liên tưởng đến cây xoài cóc 334 năm ở Xiêm Cán - Vĩnh Trạch  Đông - Bạc Liêu: suýt chút số phận cổ thụ vô giá ấy đã mất khi ai đấy "sáng tạo" bằng cách tráng xi măng gần kín gốc, phủ bê tông lên vùng đất nuôi gốc cây hơn ba thế kỷ, thay đổi tiếp xúc bộ rễ chằng chịt của cây với mưa và khí trời.

Theo lời chị X ở cạnh gốc xoài ấy, "tối kiến" ấy nhằm có chỗ cho mỗi dịp thanh minh ở nghĩa địa quanh gốc cây "người ta" có bóng mát chỗ ngồi để... ăn nhậu! Họ xây tường rào bao quanh... Xoài cóc ấy héo dần và may mắn nhờ ai đấy phát hiện và... phá vỡ nền xi măng trả lại khoảng đất trống cho gốc xoài, sự hồi sinh dần mới diễn ra. Nghe kể đã hú vía! Cây thị ở Pôthi Somrôn có khoảng đất trống quá hẹp và chuyện mở rộng khoảng đất ở chân gốc thị là khả thi và không khó làm. Tay ngang cũng thấy sự cần.

Cây thị ở Pôthi Somrôn cần được mở rộng khoảng đất ở chân gốc.

Cây thị ở Pôthi Somrôn cần được mở rộng khoảng đất ở chân gốc.

Bài liên quan

Ngoài cội thị, gốc bồ đề rất to bên ngoài rào chính điện cũng tuổi nhiều song theo tôi sự ưu tiên có lẽ khác xa cội thị? Bồ đề khá phổ biến và tình trạng không đáng lo như gốc thị.

Phía sau nhà khách của Pôthi Somrôn có một báu vật khác: ghe ngo tuyệt đẹp, một thỏi độc mộc dài ngút tầm mắt, cân đối, hài hòa. Đấy là mẫu hải thuyền quân đội của đế quốc Khmer thời cổ dùng nhiều chiến binh chèo lướt trên mặt nước giao chiến. Phần mũ ghe ngo có đoạn mục nát trông rất đau lòng và một biện pháp công phu phục hồi bảo vệ của cơ quan chức năng cùng nhà chùa là nhất thiết cần, lại phải khẩn trương.

Mẫu vật ghe ngo ở Pôthi Somrôn tuyệt đẹp nhưng được bảo vệ khá sơ sài, che chắn tạm như một chiếc vỏ lãi bình thường!

Mẫu vật ghe ngo ở Pôthi Somrôn tuyệt đẹp nhưng được bảo vệ khá sơ sài, che chắn tạm như một chiếc vỏ lãi bình thường!

Tác giả bài viết Nguyễn Thành Công thăm viếng cổ tự Pôthi Somrôn, ngôi chùa có từ 1735 ở Rạch Chùa, Châu Văn Liêm, Ô Môn, Cần Thơ, hình chụp vào ngày 9/1/2019.

Tác giả bài viết Nguyễn Thành Công thăm viếng cổ tự Pôthi Somrôn, ngôi chùa có từ 1735 ở Rạch Chùa, Châu Văn Liêm, Ô Môn, Cần Thơ, hình chụp vào ngày 9/1/2019.

Tất nhiên những vị có chức phận, trong cuộc không lạ gì những ý tứ đã nêu song vẫn làm gan viết ra như thể hiện sự lo cho cái chung. Bài toán bảo vệ bảo tồn các hiện vật sinh học và vật chất khác ở cổ tự Pôthi Somrôn không chỉ cần tiền, nó đòi hỏi tinh tế để sự can dự không phá vỡ giá trị vô giá cần giữ gìn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm