Thứ tư, 09/11/2022, 08:50 AM

Càng mềm yếu càng bình an

Kính thưa Sư Ông! Con có một kinh nghiệm cũng lâu rồi trong việc tu học muốn trình lên cho Sư Ông ạ. Có nhiều lần con vác nước lên dốc, mới đầu vác thì cứ đắn đo, phân tích thấy mệt nhưng khi con buông ra, mềm yếu trở lại, cứ vác thôi thì nó khoẻ, nhẹ nhàng, thoải mái.

Đức Phật dạy an nhiên được thiết lập thông qua thực hành Giới Định Tuệ.

Đức Phật dạy an nhiên được thiết lập thông qua thực hành Giới Định Tuệ.

Trong cuộc sống và lúc hành thiền cũng thế, con thường mềm yếu, thả lỏng hết, chẳng đắn đó, suy xét, nỗ lực gì hết thì lại bình an, nhẹ nhàng, dẻo dai, ngồi lâu dài hơn, dường như cái thấy biết lại được rõ ràng, trọn vẹn hơn. Đặc biệt trong lúc ngồi thiền, có khi hôn trầm, phóng tâm này nọ đến con cứ thản nhiên, không chống cự gì cả, hoà mình với nó thì nó yếu dần và mất đi mà con thấy rất khoẻ, tỉnh táo.

Ngày trước con phải khởi tâm tiêu diệt, phản ứng, quán tưởng này nọ đôi khi nó cũng hết nhưng xong thì con kiệt sức, có sự bất an. Con giống người đã chết ấy, càng chết đi, càng mềm yếu, càng buông lỏng thì con càng thấy bình an, nhận biết tốt hơn, con không biết tại sao như thế ạ?

Con có nhớ rằng có ai nói: "Mềm yếu là cái dụng của Đạo". Hay con đọc trên mạng thấy có nguyên lý cái cốc, chỗ rỗng mới là dụng, rỗng càng nhiều thì đựng được càng nhiều... Giống như cái bản ngã càng yếu đi thì cái thấy biết tự nhiên càng mạnh phải không ạ?Xin Sư Ông khai thị cho con thêm để con có thái độ đúng đắn và niềm tin hơn trong tu học ạ. Con xin tri ân Sư Ông.

Trả lời: Chính xác. Chính Lão Tử khai thị điều đó...

Nguồn: Trung tâm Hộ Tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm