Cảnh báo đại dịch mới do SARS-CoV-3 truyền từ người sang động vật
Nhóm chuyên gia tại Singapore đưa ra cảnh báo các nước có thể phải đối mặt sự xuất hiện của virus mới mang tên SARS-CoV-3, lây truyền từ người ngược trở lại dơi.
Theo Straits Times, GS Wang Linfa của Chương trình bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y khoa Duke thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết đại dịch mới có thể xuất hiện nếu virus trên được chứng minh lây nhiễm từ người trở lại động vật. Cảnh báo được vị chuyên gia đưa ra trong Hội nghị Bộ trưởng Đặc biệt về Y tế Công cộng Kỹ thuật số ASEAN hôm 6/10.
Đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong một năm tới?
Phát hiện mới
GS Wang cho hay hầu hết nhà khoa học đều tin tưởng vào giả thuyết SARS-CoV-2 có nguồn từ dơi ở châu Á. Sau đó, virus này nhảy sang “động vật X”, có thể là tê tê hoặc cầy hương, trước khi truyền sang người tại chợ cá ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Vị chuyên gia nhấn mạnh: "Những gì xảy ra tiếp theo là sự lây truyền mạnh mẽ virus từ người sang người. Song, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là loại virus này có thể dễ dàng lây ngược trở lại từ người sang động vật”.
Trước đó, một vài nghiên cứu đã báo cáo về việc vật nuôi nhiễm nCoV từ chủ, song, không có bằng chứng cho thấy chiều ngược lại. GS Wang bày tỏ: “Sẽ rất đáng lo nếu con người có thể lây nhiễm virus cho vật chủ mới, ví dụ dơi ở lục địa Mỹ, vốn không phải ổ chứa virus tự nhiên”.
Tình huống khác có thể xảy ra là một người bị nhiễm bệnh để lại trái cây, thực phẩm ăn dở. Sau đó, một con dơi nhặt được và ăn tiếp. Từ đây, chuỗi lây nhiễm mới sẽ hình thành và lây lan như chúng ta đã chứng kiến ở Covid-19. Giả thuyết này được đưa ra dựa trên những nghiên cứu của GS Wang về miễn dịch học và động vật học loài dơi.
"Dơi có hệ thống miễn dịch rất độc đáo, chúng có thể duy trì virus mà không phát triển bệnh. Tuy nhiên, virus vẫn có thể đột biến và truyền sang động vật X, Y hoặc Z. Vì vậy, khi virus đột biến đó chuyển sang động vật X, Y, Z và đến với con người, đây sẽ là nơi chúng ta mắc bệnh X, Y, Z hoặc SARS-CoV-3", GS Wang giải thích.
Mỗi lần virus nhảy giữa các loài, nó buộc phải thực hiện những thay đổi lớn về mặt di truyền, thích nghi với vật chủ mới. Theo GS Wang, càng xâm nhập nhiều loài khác nhau, virus càng phải thay đổi nhiều hơn. Một trong những virus mới này có thể trở thành SARS-CoV-3.
Giáo sư Wang là thành viên của nhóm chuyên gia Singapore đã nuôi cấy thành công loại virus mới sau khi nó xuất hiện ở Vũ Hán vào năm ngoái. Singapore trở thành quốc gia thứ 3 ngoài Trung Quốc làm được điều này. Nó cho phép quốc đảo tiến hành hàng loạt thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase của riêng mình để phát hiện SARS-CoV-2.
Ông cũng là thành viên của Ủy ban khẩn cấp do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triệu tập từ đầu đại dịch. Ngày 30/1/2020, Ủy ban đã cảnh báo WHO đợt bùng phát Covid-19 này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, cần được quan tâm trên diện quốc tế.
Làm thế nào để chuẩn bị cho đại dịch sắp đến?
Trên thực tế, với cảnh báo này, các quốc gia cần có sự chuẩn bị cho một đại dịch mới có thể xuất hiện. GS Wang đề xuất ba mức độ chuẩn bị.
Đầu tiên sẽ là giai đoạn trước khi xuất hiện. Giới chức y tế các nước cần xem xét những loại virus nào có ở các loài động vật và động vật nào là loài mà con người buôn bán và tiêu thụ thường xuyên nhất.
Vị chuyên gia nhận định điều này rất khó phát hiện. Bởi, giới chuyên gia không thể xác định loại virus cụ thể nào trong động vật có thể lây truyền sang con người.
Do đó, để đối phó với đại dịch, các nhà khoa học sẽ cần phối hợp chính phủ, tổ chức quốc tế để đánh giá rủi ro, chuẩn bị các biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Nói cách khác, chúng ta đang mò đường, cần chuẩn bị tốt cho công tác “đón đầu” virus mới.
Mức độ thứ hai sẽ là giai đoạn cảnh báo sớm. Khi xuất hiện những trường hợp nghiêm trọng, bất thường tại đơn vị y tế địa phương, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của virus mới.
Trường hợp này chúng ta đã chứng kiến ở Vũ Hán, Trung Quốc. Các bác sĩ phát hiện nhiều bệnh nhân gặp tình trạng viêm phổi nặng cùng lúc.
Cấp độ thứ 3 - khi virus bắt đầu lây lan, biện pháp cuối cùng là phát triển vaccine và phương pháp điều trị. Nhóm các nhà khoa học tại Trường Y khoa Duke thuộc Đại học Quốc gia Singapore đang nghiên cứu về vấn đề này.
Phương thức sống an lành trước đại dịch
Giáo sư Wang và cộng sự đang nghiên cứu thiết bị tăng cường để cung cấp phạm vi bảo vệ rộng hơn các biến chủng SARS-CoV-2 trong tương lai và virus corona khác. Nhóm làm điều này sau khi họ phát hiện những bệnh nhân khỏi SARS (năm 2003) và người được tiêm vaccine Pfizer đều tạo kháng thể vô hiệu hóa tất cả biến chủng nCoV mới, trong đó có Delta.
Giáo sư Wang cho hay cuộc tấn công tăng cường nhắm vào SARS-Cov-1, nguyên nhân gây ra bệnh SARS, đã được thử nghiệm trên chuột và cho thấy có hiệu quả. Nghiên cứu này dự định được thử nghiệm trên người.
Ông Wang và cộng sự sẽ tuyển thêm tình nguyện viên là các bệnh nhân đã khỏi SARS từ nhiều nơi như Hong Kong, Quảng Châu (Trung Quốc) hoặc Toronto (Canada). Họ tìm hiểu mức độ miễn dịch mà các tình nguyện viên có thể phát triển khi được tiêm các vaccine khác như Moderna, Sinovac hoặc AstraZeneca.
Nguồn: ZingNews
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm