Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 26/07/2021, 09:57 AM

Câu chuyện cái cân sai và quy luật nhân quả

Chuyện xưa kể rằng có đôi vợ chồng nhà kia làm nghề buôn bán, với mong muốn có nhiều tiền càng nhanh càng tốt, họ đã làm một cái cân sai để mua bán hàng hóa.

Họ thay cán cân thông thường bằng một cái cán cân rỗng, bên trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt sắt. Khi họ bán hàng cho người khác, họ dốc cán về đằng móc, còn khi họ mua hàng của ai đó thì họ dốc cán cân về đằng quả. Như vậy cho dù mua hay bán, với cái cân đó, họ luôn qua mặt được khách hàng, thu lợi về mình.

Chẳng mấy chốc mà đôi vợ chồng này trở nên giàu có vì buôn bán lọc lừa với cái cân đó. Rồi họ lại sinh được hai đứa con trai thông minh và ngoan ngoãn. Hàng xóm xung quanh đều nói với đôi vợ chồng rằng ước gì được như họ. Thời gian dần trôi, hai người con trai đều khôn lớn. Một hôm, hai vợ chồng ngồi bàn với nhau: “Vợ chồng mình giờ đã giàu có rồi, lại được hai đứa con trai khỏe mạnh. Bây giờ mình đem phá bỏ cái cân điêu kia đi, để dành đức lại cho con về sau”. Nói là làm, hai vợ chồng cùng nhau làm lễ sám hối, cúng Phật, cúng tổ tiên, cúng thần linh rồi đem bỏ chiếc cân đó đi.

Câu chuyện nhân quả về việc lãng phí thức ăn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Từ đó hai vợ chồng bảo nhau cùng làm việc thiện, tránh những việc ác. Rồi đến ngày người con trai cả lấy vợ, cả nhà họ cùng vui mừng khôn xiết.

Người con trai thứ đi kinh doanh ở xa nhưng cũng khá thành đạt. Bỗng nhiên một ngày đôi vợ chồng nghe tin sét đánh ngang tai, rằng người con trai thứ bị tai nạn chết. Rồi sau đó vài tháng, người con trai cả cũng lâm bệnh nặng trong khi vợ anh vừa mang bầu. Hai vợ chồng nhà kia đã tiêu rất nhiều tiền để chạy chữa cho người con cả nhưng cuối cùng người con trai cả cũng chết. Họ gào khóc lóc thảm thiết, kêu Trời kêu Phật, rằng họ đã không còn làm việc ác từ lâu, họ đã bỏ cái cân sai đó lâu rồi, mà sao Trời Phật không chứng giám. Họ thực sự đau khổ, rầu rĩ, khổ sở, không thiết làm gì nữa.

Câu chuyện ngụ ngôn: Không ai sung sướng cả

Rồi một ngày có một vị thiền sư xin vào ghé trọ qua đêm, hai vợ chồng mời thiền sư vào nhà của họ. Họ tâm sự với thiền sư về câu chuyện buồn của gia đình. Vị thiền sư đáp rằng: “Hai vợ chồng đừng trách Trời Phật không có mắt, thực sự Trời Phật đã ghi lại hết những gì mỗi người làm trong đời. Trước đây vợ chồng buôn bán lọc lừa biết bao người nhờ cái cân sai đó, đã tạo rất nhiều nghiệp, “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”, hai người con trai chính là được đầu thai để tiêu cho hết những của cải phi nghĩa mà vợ chồng đã kiếm được, rồi sẽ làm vợ chồng hao tổn sức khỏe mà chết. May mà vợ chồng sớm biết hối hận, biết quay đầu làm việc Thiện nên Trời mới sai bắt hai người ấy về. Giờ đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa. rồi sẽ có người khác thay cho đến làm vui cho hai vợ chồng”.

Hai vợ chồng lắng nghe như nuốt từng lời của vị thiền sư, họ hiểu rằng đã tạo nghiệp thì ắt phải trả, rằng quy luật nhân quả áp dụng cho tất cả con người thế gian. Những gì xảy ra đối với mỗi người đều không phải là ngẫu nhiên. Hai vợ chồng bảo nhau không thương khóc con nữa, cố gắng làm việc trung thực và tốt bụng với mọi người. Quả nhiên một thời gian sau, người con dâu của họ sinh đôi, được hai đứa cháu trai. Đôi vợ chồng mừng khôn siết, họ quỳ xuống cúi lạy Trời Phật, phát tâm rằng họ sẽ cùng người con dâu chăm lo cho hai cháu nhỏ, nuôi dạy chúng làm người tốt, sống thiện và không bao giờ lừa dối lấy những đồng tiền không phải do công sức mình làm ra.

Theo truyện cổ Việt Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bịnh “trời cho”

Tư liệu 18:05 24/11/2024

Đầu năm 1994 Giả tiên sinh, chồng Lý nữ sĩ bị bịnh ghẻ. Toàn thân anh nổi đầy ghẻ, vừa chảy mủ vừa nhức nhối khó chịu, đã chữa chạy khắp đông y tây y nhưng đều không thấy kết quả.

Trời thu, lá úa, vọng niệm vô thường

Tư liệu 09:11 24/11/2024

Bài thơ “Cảnh mùa thu” của Thanh Sĩ (1928 – 1973) là viết theo thể thơ đường luật, vần bằng, tám câu. Với những câu tả cảnh đối nhau, tác giả giúp người đọc nhận thức rõ và sâu sắc về tính biến hóa vô thường ở vạn vật...

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Xem thêm