Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 13/08/2023, 17:30 PM

Hãy bắt đầu từ số 0

Con người thật đáng thương. Họ cặm cụi, lao vào sinh kế, lao vào hưởng thụ, rồi khi chẳng còn lao vào thứ gì lại ngẩn người chán nản chẳng biết mình tìm gì trong cõi đời này. Chúng ta thử bắt đầu bằng trò chơi. Các bạn nhắm mắt lại để tập trung tìm câu trả lời: Con người cần nhất thứ gì?

Chúng ta sẽ trở lại trả lời câu hỏi sau.

Trước tiên thử xem chúng ta quan tâm đến điều gì đang diễn ra trong đời sống hàng ngày. Ăn - Mặc - Ở- Đi lại - Sự nghiệp - Con cái - Tương lai - Quá khứ... Cái gì cũng quan trọng cả. Sự sống từ sinh đến tử đi qua quá nhiều chặng đường để rồi trước lúc chết đi lại hối hả tự hỏi, tự vấn “ta tìm gì...”. Đó không chỉ là câu hỏi của những người thiếu những dục thú trong đời, chỉ biết hy sinh. Hy sinh. Và hy sinh cho người thân. Dù hài lòng hay chưa thỏa mãn với những gì mình để lại. Vài bằng khoán, bất động sản...gì gì đó. Tất cả thành đạt hay thiếu thốn, túng hụt. Giàu có hay nghèo hèn. Gần như đều thấy cuộc đời bất công với mình. Mình đã sống bằng tất cả sự thiện lương, bằng tất cả sự hy sinh, quên mình, bằng...nhưng đổi lại là phiền não. Phiền não từ đâu lại dồn về. Hãy tin rằng tất cả những người từng sống cuộc sống đế vương cũng vậy thôi. Không bao giờ “ngậm cười nơi chín suối” đâu. Tại sao tôi dám nói thế. Vì nếu đã vậy, họ sẽ chẳng tái sinh tiếp trên đời này nữa để làm gì. Đức Phật đã dạy: Con người sinh ra từ dục, sống trong dục, chết lại trở về với dục. Cái vòng tròn như trên miệng chén ấy nó cứ thế.

Bệnh tật cũng thế, con người luôn khổ sở với bệnh tật. Vì vậy mà đời lại sinh ra thầy thuốc Đông đến Tây y. Thuốc men ngày càng nhiều. Bệnh tật lại càng phát triển. Thực phẩm chức năng dày đặc trên quầy. Thuốc Tây, thuốc Ta đầy trong tủ thuốc gia đình. Bệnh ở thân, bệnh ở tâm. Bệnh bủa vây con người tứ phía. Nhiều người không dám khám bệnh vì sợ phát hiện bệnh chứ không ai là...không bệnh.

Luận về quân bình Tứ đại

02

Trên mạng xã hội, trên các trang thông tin, báo chí, hiện gần như toàn bộ là những chia sẻ thuốc men, chia sẻ những kinh nghiệm xoa bóp, bấm huyệt....Và những trang nghệ thuật ẩm thực lại càng phát huy hiệu năng với bào ngư, với vi cá, với cá hồi, với tôm hùm, mực nang...Ở Hàn Quốc còn có cả lễ hội sâm với qui mô lớn, những cuộc thi thể thao, thi nấu ăn với nghệ thuật phối màu sắc đỏ xanh vàng trắng tím đen, mùi vị, hương vị thì mặn ngọt chua cay đắng...Rất nhiều những thứ bắt mắt. 

Mà con người thì ăn mặn sợ huyết áp, ăn ngọt sợ tiểu đường, ăn chua sợ bao tử. Thế mà không ai xây dựng nên nghệ thuật của bệnh - khổ trong khi đường đi của bệnh khổ là cả một nghệ thuật. Tôi cũng rất nhiều bệnh nên tự tìm hướng đi chữa trị cho mình. Bốn năm cuối trong đời công chức, tôi mất hai năm vào học Thiền và mong đem cả công sức... giúp đời. Rồi còn 2 năm nữa thì dứt khoát xin hưu non vì lý do sức khỏe.

Thiền mà tôi học nằm trong trăm thứ thiền đang là trào lưu của thời bệnh tật lên ngôi. Nhiều người gọi là thiền tưởng. Khoan vội đánh giá, mà hãy nói đến những điều tôi ghi nhận trong quá trình cộng tác ở TTDS Bình Dương. Trên bàn làm việc của mình tại đây, bác H. Người anh mà tôi kính trọng, dán lên câu danh ngôn: Người học trò xuất sắc không phải là người lặp lại thầy mình mà là ngưởi biết mở rộng con đường thầy vạch ra . Tôi đã cố mở rộng. Con đường của Trường Sinh Học đầy những khiếm khuyết. Lý thuyết đầy lắp ghép từ duy vật đến duy tâm, mơ hồ, mê tín...Ý tưởng mở rộng ấy bị xầm xì coi tôi như một phản đồ, cho đến khi tôi dần xa và rời khỏi hẳn với bức thư gửi lại vẫn dành cho người đứng đầu pháp môn sự kính trọng.

Xin nói gọn nhận định một cách công bằng, những người còn lại ở đây là những người trọn vẹn lòng tin và sinh hoạt với nhau tương đối từ tốn. Dù đó chỉ là những đối đãi bên ngoài. Còn lại số đông đã ra đi. Trong số đó có cả những người học cấp cao. Những người đã ra đi gồm cả người đã chết. Sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp “lẫy lừng” của TSH. Họ giống như con thiêu thân bay vào lửa vì ngộ nhận. TSH không thể coi là mình vô can với tội ác này. Tôi luôn nghĩ đến TSH vì cái nhân, cái duyên, cái nợ, cái nần như thế.

Chánh pháp chưa chắc đã cứu người được đâu. Nhưng chắc chắn họ được giác ngộ, được hiểu về thế giới vô thường, về sự biến dịch...liên tục ấy để nhắm mắt vẫn là người nhận chân ra chân lý chứ không phải là nạn nhân của sự lừa bịp. Và giải thoát chính là sự nhận chân ấy. Tiến hóa chính là sự nhận chân chân lý ấy. Đó mới là qui trình tiến hóa chứ không phải như đồ hình mà lớp cấp 4 thầy Trần Văn M. đã đưa ra.

Tôi ở nhà, vẫn thiền và phối hợp khí công y đạo. Một lấy Thiền làm tĩnh công và KCYD làm động công. Sức khỏe không có gì để phàn nàn. Đã lây tiêu chí là khỏe để phục vụ cộng đồng nên trước tiên bản thân phải hoàn hảo. Áp dung các chỉ số sức khỏe Khi - Huyết - Hàn - Nhiệt làm trung tâm thì vẫn chưa hoàn toàn hài lòng. Tôi luôn ở vào tình trạng “can vị bất hòa” hay nói cách khác là nghịch khí. Và xin nói thêm, vẫn dụng công theo pháp môn thiền tưởng ấy. Cho dù giờ đã thay đổi hòan toàn, tôi vẫn không bài bác thiền tưởn vì phải công nhận tác dụng tích cực của nó trong vận hành nhiệt năng cái được gọi năng lượng với diễn dịch siêu thực ở đây.

Đến đây có lẽ các bạn đoán ra tôi muốn đề cập vấn đề gì. Vâng. Sức khỏe. Tất tần tật mọi thứ: ăn, mặc, ở, đi lại, quá khứ, tương lai, sự nghiệp...mọi thứ trên đời đều đòi hỏi bạn phải khỏe. Ở đây tôi được thấy, được nghe, được nhìn hơn cả bệnh viên. Ở bệnh viện, người ta có thể đến đi rất vô tư, còn ở đây là những người hết hy vọng mới đên với thiền.Tôi đã từng chia tay những đồng môn bệnh K, từng là đồng môn với một lô những y bác sĩ bệnh viện.Từng chạy gọi cấp cứu cho người hấp hối, may còn kêu kịp để rồi chết ở bệnh viện. Và cũng có người suýt chết ở nhà mình gần đó. Tôi hiểu mọi điều khi tất cả CLB K và Tiểu đường mà mình từng làm cố vấn hoàn toàn giải thể, chỉ còn lại CN và PCN CLB Tiểu Đường vẫn đang ...kiên trì uống thuốc. Ấy thế nhưng những thông tin về những người bệnh K đã khỏe mạnh trở lại sau thời gian học thiền vẫn thường xuyên đưa lên mạng xã hội. Ban đầu trong tôi vẫn nghi ngờ nhưng về sau, khi thấu đạt mọi điều tôi tin rằng...có. Dù tôi chưa bao giờ tiếp xúc.

Thiền TSH và KCYD là hai pháp môn cuối cùng mà tôi luyện tập kiên trì, dành hết công sức để tập. Không có lý do gì để phủ nhận thành quả hiện thời. Nhưng lắp ghép khoa học với tâm linh, duy tâm với duy vật ...là điều hạn chế, thậm chí lừa bịp, tự lừa bịp chính mình. Cho đến giờ, mặc dù vẫn giữ 7 bài tập hệ thần kinh làm phương pháp giải thông tắt nghẽn, ứ trệ vẫn dành cho KCYD sự kính phục, song không thể không nói thật lòng, KCYD cũng vậy thôi. Họ dung nạp khoa học thực nghiệm bằng kiến thức y học hiện đại với đức tin mù quáng, mê tín của Tịnh Độ - một hệ phái phát triển. Nhưng thầy Ngọc thì tôi vẫn kính trọng kiến thức và những thành quả đã có.

Tôi bám theo các chỉ số và kiên trì ăn uống bồi bổ hơn 2 năm trời với ước mơ thay đổi tình trạng “ can vị bất hòa” nhưng vô ích. Đã có lúc, tôi nghĩ ý tưởng rất chân thiện, phục vụ cộng đồng, giúp đời bớt khổ đáng được khích lệ lắm chứ. Đáng ra,nếu tôi yêu cầu sâm, nhung, sừng tê giác hay sâm Hàn Quốc, tôm hùm, bào ngư, yến sào...mà nhiều người sẵn sàng giúp thì sao liệu có thay đổi tình trạng bế tắc trên không? Hẳn là không. Giờ thì tôi đoan chắc về điều đó. Tại sao?

Thầy Đỗ Đức Ngọc - Trưởng môn KCYD, mỗi năm 2 lần “tháo ruột”. Ông tuyệt thực hai tuần lễ. Bao giờ cũng vậy, hết tuần đầu tiên, ruột bắt đầu xổ ra bùi nhùi đen, hôi hám, bẩn thỉu. Và cứ lặp lại một năm hai lần. Rồi sao? Rồi ăn uống lại. Mỗi lần như vậy bạn sẽ ăn thật ngon. Hấp thu tuyệt với thức ăn vào dạ dày.

Tôi chưa từng súc ruột như thế, nhưng áp dụng Osawa thì có . Đúng nửa tháng. Chẳng khác với súc ruột bao nhiêu. Khi bạn đã thực hiện Osawa một thời gian, bảo đảm bạn ăn bất cứ thứ gì cũng thật ngon. Vấn đề là lại trở về trạng thái cũ: Dạ dày và toàn bộ bộ máy tiêu hóa trở thành tên nô lệ của bạn. Một ngày nó lại phải nhai, phải nuốt phải uống đủ thứ thuốc tây, thuốc ta, phải nạp thực phẩm dinh dưỡng...Tôi nghĩ nếu cho nó toàn quyền ứng xử, nó đã bỏ bạn mà đi từ lâu. Nó sẽ bảo với bạn rằng: Tôi không phải là tên nô lệ của bạn. Có bao giờ bạn hỏi tôi về 2 năng lực hấp thụ, chuyển hóa chưa.

Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về công năng của bộ máy tiêu hóa thật đầy đủ. Trong khi toàn bộ cơ thể chỉ có hai bộ máy là nuôi dưỡng, phục vụ toàn bộ cơ thể:

- Cơ quan tái sử dụng năng lượng (hô hấp và tuần hoàn)

- Cơ quan sản xuất năng lượng (bộ máy tiêu hóa)

Toàn bộ các cơ quan còn lại thật ra chỉ lè kẻ sống bám nếu chúng ta dám nói thẳng như vậy. Cơ quan sản xuất thật ra được nhẹ nhàng với thiết kế ban đầu. Với công suất ban đầu. Với nhu cầu ban đầu. Với khởi điểm khi vừa lọt lòng mẹ. Và bắt đầu biết ăn...chúng ta bắt đầu sử dụng vô tội vạ. Chỉ 10-20% thực phẩm được hấp thụ, chuyển hóa. Còn lại là ra phân và mỡ thừa bởi tình trạng dạ dày như thùng chứa ngày ngày tháng tháng đầy ứ. Tôm hùm, bào ngư, vi cá...đều được thãi ra vô tư. Và cái để lại của thịt động vật từ những vụ cưỡng bức “thọ dụng” là ứ trệ, là bế tắc ở người không vận động.

Tôi đã trình bày. Nếu bạn muốn vô tư ăn thịt động vật như con hổ con báo với con mồi thì cứ làm như chúng, đuổi gà rừng, đuổi thỏ, heo rừng như chúng... Người ta chẳng bao giờ tìm hiểu đến nơi đến chốn, tại sao tê buốt, đau nhức, tại sao lại kéo lê đôi chân...Cứ bảo: Tai biến. Ừ thì cứ tai biến. Cứ vô tư mà về cõi vĩnh hằng. (Tôi đang dùng lại từ ngữ của văn chương tí). 

Chưa bao giờ bạn thử cho bộ máy trở về số không. Tôi nhiều năm đã thực hiện điều đó. Lặp lại điều đó. Mỗi ngày với ăn chay, ngày một bữa thôi. Các em tôi ban đầu sợ hãi, phát hoảng. Anh ăn thế anh chết. Ừ thì chết. Ai cũng chết mà. Và chúng mang đến cho tôi cả cái tiệm tạp hóa: Bánh ngọt, sữa, nước ngọt...Và tôi luôn đối mặt với thử thách của...thực dục. Để giờ này như có lần tôi đã kể, buộc lòng phải đi chích mũi ba vacxin covid, các cháu kiểm tra huyết áp: Một chỉ số mà tôi mơ ước 141/85/85. Hơi cao chú. Vâng. Hơi cao. Tôi đáp. Vậy là không còn nghịch khí, chia tay với “ can vị bất hòa”. 

Con người luôn ở trong trạng thái của năm thứ dục không thể nào dứt ra được: Danh - Lợi - Sắc - Thực - Thùy. Tôi không ghét ghen, đố kỵ gì với các sư thầy ở các chùa khắp nơi trong nước và trên toàn thế giới. Và không có lý do gì để công kích, nhưng vẫn xin thật lòng. Còn dính chấp với thực dục thì còn tình trạng can vị bất hòa. Đừng thấy một cơ thể phốp pháp, no tròn, đầy đặn mà bạn vội cho rằng tốt tướng. Người ta đã gán cho Đức Phật 32 tướng tốt. Thế mới chết chứ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bồ đề tâm chính là tâm yêu thương

Góc nhìn Phật tử 17:00 17/05/2024

Bồ đề tâm chính là tâm yêu thương, là trạng thái tâm trí thấm đẫm lòng từ bi và sự đồng cảm sâu sắc đối với tất cả chúng sinh. Nó không chỉ là một khái niệm triết học cao siêu, mà còn là một biểu hiện của tình thương bao la và vô điều kiện.

Tình thương của đức Phật

Góc nhìn Phật tử 10:10 17/05/2024

Tình thương của đức Phật dành cho chúng sinh lúc nào cũng đong đầy như hư không vô tận luôn ôm ấp dưỡng nuôi muôn loài. Nhưng còn đâu đó những chúng sinh vẫn vô tình không biết, hoặc cố tình lãng quên.

Nếu không có Phật Đản sinh?

Góc nhìn Phật tử 13:46 16/05/2024

Nếu không có Phật đản sanh, thế gian ngụp lặn trong đau khổ nhưng không biết là khổ. Bao phen khóc cười đều do tham đắm chi phối, để được phần mình mà bất chấp hậu quả, không từ tàn ác giành giật về.

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Góc nhìn Phật tử 09:36 16/05/2024

Ngày 14 và 15 âm lịch tháng 4 hằng năm, thành truyền thống thiêng liêng: là ngày lễ kỷ niệm Phật đản sanh - ngày quan trọng nhất đối với hàng Tăng Ni, Phật tử nói riêng và chúng sanh nói chung.

Xem thêm