Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/01/2023, 09:00 AM

Cầu siêu cho hương linh chết nước

Vì thương xót cho nỗi đau khổ của các chúng sinh mắc nghiệp chết nước nên chúng tôi soạn bài sám này để cầu giải nghiệp cho họ. Kính mong quý Tăng Ni và Phật tử ở gần vùng sông nước nên thỉnh thoảng ra bờ sông, bờ biển để tụng cầu siêu cho các vong linh chết nước.

Audio

Nguyện mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hộ Pháp phóng quang tiếp dẫn cho các hương linh đang chịu nhiều đau khổ vì mắc nghiệp chết nước luôn được no đủ, nghe thấu lời Kinh, phát khởi tâm thành, quy y Tam Bảo, sớm thoát tội khiên, khởi được từ tâm, tạo công đức lành để hưởng phước nhơn thiên, tinh tấn tu hành, tiến tu giải thoát. Nguyện cho tất cả chúng sinh đều tin theo Phật Pháp, tránh xa điều ác, làm các việc lành, huân tu đạo đức, tinh tấn Thiền định, tất cả đều thành tựu Vô thượng Bồ Đề, viên mãn Chánh Giác.

“Tuy không thê thảm như chúng sinh ở dưới địa ngục, nhưng các vong linh chết dưới nước cũng bội phần khổ sở. Họ bị ràng buộc bởi chỗ chết mà không tự do thoát ra chỗ khác. Cảm giác đói và lạnh là nỗi bức xúc thường xuyên. Nhiều nỗi khổ khác rất chi tiết mà chúng ta không tiện nói ra hết vì e nhiều người không tin cho rằng mê tín. Sự ràng buộc bởi nghiệp chết nước cũng khá lâu dài, khiến họ cứ lẩn quẩn không thoát đi đâu được.

Cầu siêu vì lòng từ bi

4

Những chúng sinh nhảy sông tự tử càng đau khổ nhiều hơn nữa. Họ tưởng chết rồi là không còn đau khổ vì chuyện thế gian, nhưng chết xong rồi mới biết làm ma chết nước thật là cay đắng, còn khổ hơn những chuyện đau khổ trên đời. Họ mới hối hận thà trước kia chịu đựng nhẫn nhục mọi điều để được sống mà làm phước, hơn là bây giờ không làm được điều gì để giải nghiệp.

Chỉ có những anh hùng tuẫn tiết vì đại sự thì không bị làm ma chết nước mà có thể tự tại đi nơi này nơi kia theo ý muốn của mình. Những người nhảy xuống nước cứu người để rồi chính mình lại bị chết đuối sau đó thì không bị ràng buộc dưới nước mà lại được phước sinh về cõi lành.

Còn những chúng sinh chết nước vì tai nạn đều bị ràng buộc rất lâu. Đó là do xưa kia họ cứ muốn dìm ai dưới nước. Bây giờ quả báo hiện ra là họ không đi đâu ra khỏi nước được.

Chúng ta cũng nghe danh từ dân gian “hà bá”. Đó là một viên chức nhỏ cai quản một vùng sông nước nào đó. Họ thường buộc các vong linh mới chết phải làm công việc coi ngó một khúc sông. Chỉ khi nào có người khác thay thế thì vong linh cũ mới được tự do rời đi.

Vì thương xót cho nỗi đau khổ của các chúng sinh mắc nghiệp chết nước nên chúng tôi soạn bài sám này để cầu giải nghiệp cho họ. Kính mong quý Tăng Ni và Phật tử ở gần vùng sông nước nên thỉnh thoảng ra bờ sông, bờ biển để tụng cầu siêu cho các vong linh chết nước. Được như vậy thì thật là âm dương đôi đường đều lợi, sống chết hai ngã đều an.

Nguyện mười phương pháp giới chúng sinh đồng thành Phật đạo.”

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính lạy Phật từ bi cứu khổ

Phát thần oai tế độ chúng sinh

Năm xưa vương vấn tội tình

Bỏ thân chết dưới dòng xanh nước đầy

Bao năm tháng đọa đày khổ sở

Đêm mùa đông lạnh giá khôn nguôi

Bơ vơ đói kém chưa vơi

Lạc loài nhìn thấy dòng đời chảy xuôi

Theo bờ bụi sống chui sống rúc

Dưới gầm cầu lúc đục lúc trong

Cùng bèo trôi dạt lông bông

Gió to mưa lớn biển sông hãi hùng

Có khi chết nơi dòng nước thối

Chịu xiết bao rác rưởi tanh hôi

Khổ sầu chưa phút nào thôi

Nghiệp ràng buộc chặt chẳng dời đi đâu.

Có khi chết biển sâu sóng cả

Thân nát tan tôm cá rỉa ăn

Dập dềnh theo sóng trôi lăn

Không bờ không bến nhọc nhằn điêu linh

Có khi tự gieo mình xuống nước

Cứ tưởng rằng chết được là yên

Nào ngờ cái chết tự quyên

Còn thê thảm gấp bội lần trước đây.

Nghiệp chết nước thật đầy cảnh tội

Do thuở xưa lầm lỗi gây nhân

Bây giờ sám hối ăn năn

Cầu xin Phật Tổ ân cần thứ tha.

Hương linh nguyện thiết tha theo Phật

Lòng chí thành chuyên nhất quy y

Thênh thang đạo lộ từ bi

Mục tiêu Vô ngã bước đi đến cùng.

Vâng lời Phật mở lòng thương quý

Đến vạn loài pháp giới chúng sinh

Mong cho tất cả sinh linh

Thoát vòng khổ nạn, yên bình hân hoan

Hương linh nguyện muôn ngàn kiếp tới

Lòng không màng danh lợi thế gian

Tránh xa thù hận bạo tàn

Vượt qua ích kỷ dối gian tị hiềm.

Đối với Phật một niềm tôn kính

Giữ thân tâm chân chính cúng dường

Nghìn đời chỉ một con đường

Hướng về giác ngộ, hoằng dương đạo mầu

Nhờ Phật lực thẳm sâu rộng lớn

Đưa hương linh về chốn thanh lương

Xa lìa cảnh khổ thảm thương

Từ nay thệ nguyện kiên cường tiến tu.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (21 lần)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài kinh: Sáu Pháp hòa kính

Kiến thức 10:30 06/05/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Xem thêm