Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 31/03/2022, 15:06 PM

Chân ngã và vọng ngã (Phần 2)

Chỉ có người khéo tu theo lời Phật dạy mới dần dần gỡ bỏ được những vướng mắc sai lầm, giải thoát khỏi màn vô minh che mờ tâm thức chúng sanh.

3. Thức và trí

Ý niệm thức và trí trong giáo lý đạo Phật giải thích rõ ràng sự tinh anh thông minh của con người. Theo từ ngữ thường nói, cả hai chữ Hán này đều dịch sang tiếng Việt Nam là biết, không có sự phân biệt tinh vi tế nhị như trong kinh Phật đã dùng. Theo Phật học, sự phân biệt này rất quan trọng trong việc tu tập hành trì đạo pháp, nhằm mục đích nhìn rõ thật chính xác cái ta của mình để bỏ tà theo chánh, bỏ vọng theo chân, bỏ ác theo thiện, tận diệt nhân ác gieo trồng nhân lành, hóa cải tâm chúng sanh thành tâm thanh tịnh...

Theo Duy thức học, căn cứ vào pháp tướng tức hiện tượng sinh hoạt của con người trong cuộc sống hằng ngày, sự nhận biết trong tâm linh con người được phân tách thành ba yếu tố căn bản: Trần, căn và thức. Trần là ngoại cảnh bên ngoài cái ta của con người dùng làm đối chứng cho sự nhận biết trong quá trình sinh hoạt tâm linh con người. Căn là cơ năng nhận biết cái gọi là trần khi tiếp xúc với ngoại cảnh. Thức là sự tiếp nhận cái gọi là trần do căn chuyển từ ngoại cảnh đến nội tâm, thường gọi là tâm thức. Ví dụ nhìn cái cây, ta thấy màu xanh. Cái cây lá xanh là trần, con mắt là căn, sự nhận biết có cái cây lá xanh là thức.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trần ở ngoài tâm thức nên gọi là trần cảnh, gọi tắt là cảnh để ứng đối với tâm. Trần cảnh chia làm sáu thứ gọi là lục trần, gồm sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần và pháp trần, gọi tắt là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp hiểu là pháp tướng, hiện tượng sự việc.

Căn là giác quan, là cơ năng tiếp nhận lục trần ở ngoại cảnh. Tương ứng với lục trần có lục căn. Đó là nhãn căn, nhĩ căn, tỵ căn, thiệt căn, thân căn và ý căn. Nói dể hiểu hơn, đó là sáu giác quan gồm có thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, và tri giác. Căn thứ sáu tức ý căn hay tri giác đóng vai trò phối hợp hoạt động của nhiều căn trước để hình thành một ý niệm trong nội tâm. Ví dụ cầm tách cà phê nóng, pha chút đường rồi uống từng ngụm nhỏ ta thấy dễ chịu. Phân tách sự việc đơn giản này có nhận xét như sau:

1. Màu nâu của sắc cà phê (sắc trần) đập vào mắt ta (nhãn căn): Thị giác.

2. Tiếng động khi dùng muỗng quấy cho đường tan (thanh trần) đập vào tai ta (nhĩ căn): Thính giác.

3. Mùi thơm cà phê (hương trần) đập vào mũi ta (tỵ căn): Khứu giác.

4. Vị đắng và ngọt (vị trần) đập vào lưỡi ta (thiệt căn): Vị giác.

5. Hơi nóng thấm vào tay khi cầm tách cà phê (xúc trần) đập vào da thịt ở tay ta (thân căn): Xúc giác.

6. Toàn thể sự việc nói trên (pháp trần) đập vào tri giác ta (ý căn), phối hợp kiện toàn cho nhau để hình thành một cảm giác dễ chịu, một ý niệm thích thú khi uống cà phê: Tri giác.

Thức là biết, thuộc về nội tâm nên thường gọi là tâm thức. Tất cả có tám thức, sáu thức tương ứng với sáu căn và hai thức nữa. Sáu thức tương ứng với sáu căn là nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thực, thân thức và ý thức. Thứ bảy là Mạt-na thức, thứ tám là A-lại-da thức. Thức thứ bảy đóng vai trò chủ chốt làm nảy sinh ra cái gọi là ta và cái không phải là ta. Thức thứ tám đóng vai trò lưu trữ giống như kho tàng, nên còn gọi là tàng thức, tích trữ những thành tích hoạt động tâm linh huân tập từ nhiều tiền kiếp cho đến kiếp hiện tại. Sự nảy sinh ra ý niệm ta và không phải ta, còn gọi là ngã và phi ngã dẫn đến ý niệm chủ thể và đối thể, dẫn đến tâm bất bình đẳng. Sở dĩ có ý niệm phân biệt như vậy là do tâm vô minh, u mê không nhận thức được chính xác đâu là cái ta chân chính gọi là chân ngã, đâu là cái không phải ta mà cứ nhận lầm là ta, gọi là vọng ngã. Cả tám thức đều góp phần tạo nên tâm vô minh, làm cho con người vướng mắc vào sai lầm tội lỗi. Có nhiều dẫn chứng sự mê sai lầm của tám thức rất dễ nhận thấy:

Trong bóng tối, mắt nhìn sợi dây thừng tưởng là con rắn nên tâm sinh ra sợ hãi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong phòng có bàn ghế, ngoài vườn có cây cối, ban đêm không có đèn, không trăng sao, mắt nhìn không thấy gì.

Lấy tay dụi mắt tự nhiên thấy hoa đốm trong hư không.

Nằm ngủ chiêm bao thấy nhiều sự việc xảy ra vui buồn, mừng sợ, sướng khổ, chợt tỉnh dậy, không thấy có gì là thực cả.

Điển hình là chuyện ngụ ngôn năm người mù sờ con voi trong kinh Trường-A-Hàm. Người thứ nhất sờ cái tai bảo con voi như cái quạt. Người thứ hai sờ cái vòi bảo con voi như con đỉa rất lớn. Người thứ ba sờ cái ngà bảo con voi như cây gỗ. Người thứ tư sờ cái đuôi bảo con voi như cái chổi. Người thứ năm sờ cái chân bảo con voi như gốc cây. Cả năm người đều tin chắc là mình nói đúng vì chính tay sờ thấy như vậy, tranh cãi nhau, ai cũng bảo chỉ có riêng mình nói đúng còn bốn người kia là nói sai.

Dân gian có thành ngữ trông gà hóa cuốc để chỉ sự sai lầm mắt nhìn con gà lại tưởng ra con chim cuốc.

Sự sai lầm của tám thức tạo nên tâm vô minh của người thế tục chúng ta ai cũng vướng mắc kẻ ít người nhiều. Chỉ có người khéo tu theo lời Phật dạy mới dần dần gỡ bỏ được những vướng mắc sai lầm, giải thoát khỏi màn vô minh che mờ tâm thức chúng sanh. Muốn vậy, cần hiểu rõ vai trò và sự sai lầm của mỗi thức ngõ hầu dễ việc tháo gỡ từng phần vướng mắc trong mọi sự gieo nhân tạo nghiệp, gieo nhân lành tránh nhân ác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm