Chánh niệm tạo thành công
Nói đến chánh niệm là nói đến sự thành công. Trong tình cảm nội tâm hay trạng huống bên ngoài chúng ta đều phải hoạch được chánh niệm để nắm bắt hạnh phúc và đạt được thành công.
Bài học đầu tiên về thực hành chánh niệm
Sự thành đạt của chúng ta, không phải là kết quả của sự lựa chọn nhiều lần, mà chính là kết quả của sự tiếp nhận thâm sâu khi không có nhiều sự lựa chọn, có thể gọi điều đó là không lựa chọn mà hoạch được thành công. Dù cho chúng ta bao nhiêu tuổi, sống ở đâu, làm nghề gì không quan trọng, quan trọng là sống như thế nào? Mục tiêu cuối cùng của đời người là hoạch được chánh niệm. Nói đến chánh niệm là nói đến sự thành công. Trong tình cảm nội tâm hay trạng huống bên ngoài chúng ta đều phải hoạch được chánh niệm để nắm bắt hạnh phúc và đạt được thành công.
Tiêu chuẩn chánh niệm
Chánh niệm hành vi
Trước khi hoạch được thành công chúng ta phải xác định sự thành công có ý nghĩa gì đối với chúng ta. Mặc dù trải qua thời gian bao lâu mới ý thức được chúng ta cần làm gì trong cuộc đời. Như vậy hãy xác định ý nghĩa chánh niệm của chúng ta ở chỗ nào và hãy phấn khởi lên vì những giá trị của nghĩa chánh niệm này, nó có thể giúp chúng ta xác định mục tiêu và thành công cho cuộc đời. Chúng ta muốn như thế nào để xã hội trở nên tốt hơn? Đó là chánh niệm thực sự, là một thái độ mà chúng ta lựa chọn với lòng từ bi thương xót tất cả mọi người bằng đôi mắt quán chiếu thân này như bọt nước, như giấc mộng, từ đó không nắm giữ phiền não, khổ đau vì lời nói hay hành động của mình.
“Ý làm chủ hành vi tạo tác,
Ý dẫn đầu thiện ác tạo ra,
Nếu dùng tâm ý ác tà,
Nói năng hành động khổ sa vào mình”.
Nếu chúng ta mở rộng tâm ý tiếp nhận mọi sự việc với tâm yêu thương thì chúng ta đủ cảm thấy thế giới này tốt đẹp lắm, vì tâm là một loại tư tưởng quan trọng nhất trong cuộc đời, thế giới này hạnh phúc vui tươi chỉ khi nào tâm được phục vụ như một người đầy tớ thay vì là người chủ. Nếu tâm làm chủ thì khi vấn đề xuất hiện, tâm đó hoàn toàn là nhu cầu của chúng ta. Như thế, tâm sẽ không theo chánh niệm mà tâm bắt đầu ra lệnh khiến cho chúng ta không thể giác ngộ, không thể thấy được,“Có gì đẹp bằng làm cho người hạnh phúc, Chịu thiệt thòi, lòng không chút than van”.
Chánh niệm tư duy
Chánh niệm không phải giới hạn ở tài sản và nghề nghiệp mà phải nhắm vào sự tư duy lúc chúng ta còn ở trường học, chúng ta thích những bài học nào, vì sao chúng ta thích những bài học đó? Điều này giúp chúng ta nghĩ về những gì có thể làm tốt hơn và thích thú hơn. Để đạt được lý tưởng, và trở thành người nào đó mà chúng ta muốn làm, chúng ta phải bắt đầu quan tâm đến tư duy của mình. Hãy tự hỏi, những việc đang làm có mang đến cho mình hy vọng đạt được vị trí trong cuộc đời? Nếu như chúng ta phát hiện mình rất dễ cảm thấy buồn chán, đây có thể là vì chúng ta cảm thấy có một khoảng cách với việc chúng ta đang làm. Hãy suy nghĩ đến sự thay đổi nghề nghiệp hoặc chuyển nghiệp của chúng ta đến lĩnh vực mà chúng ta cảm thấy thích thú, hãy nhớ rằng điều này có thể mang đến cho chúng ta một sự thay đổi mà chúng ta chưa từng nghĩ đến. Tiền lương của công việc này có thể ủng hộ đời sống của chúng ta không? Chúng ta cuối cùng vẫn có thể cảm thấy sự việc này buồn chán không? Có phải chúng ta thực sự cần công việc này? Vì thời gian của chúng ta là quý báu, hãy nỗ lực sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để làm những việc mình yêu thích, thay vì lãng phí thời gian.
Thí dụ, thời gian cuối tuần để xem T.V, đi tán gẫu, tham gia vào những cuộc vui không bổ ích như chơi game…, không bằng chúng ta sử dụng thời gian này để tu tập thiền định, hoặc đến chùa dự thời khóa tu hay làm công quả quét dọn cũng như chia sẻ niềm vui của mình trong tình yêu thương để tăng thêm nguồn chánh niệm cho bản thân và nên nhớ rằng những công việc này rất có ý nghĩa cho gia đình và xã hội, như thiền định giúp chúng ta giải quyết được mọi lo âu trong cuộc sống, thấy được bản tánh và chơn tâm của mình, có được thái độ đời sống nhất định, đó là phương thức tốt nhất cho cuộc đời lãng phí, thái độ đến từ tâm nhưng đời sống thì vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta, vì thái độ là động tác sáng tạo, nhưng chúng ta không sáng tạo cuộc đời mà chúng ta chỉ là những gợn sóng trong biển hồ cuộc đời. Thế thì, chúng ta phải hướng về sự an định bình tĩnh như mặt trời, mặt trăng và trái đất thì chúng ta sẽ được an lạc bây giờ và tại đây, đó mới là chánh niệm đích thực. Kinh Trung Bộ, Đức Phật có đề cập đến người có trí: “Người có trí là người có nghe lời dạy của Đức Phật, có tu tập hành trì đúng như lời Phật dạy, biết rõ sự sanh diệt của các pháp. Người ấy biết rõ: đây là lậu hoặc, đây là lậu hoặc tập khởi, đây là lậu hoặc đoạn diệt, đây là con đường đi đến lậu hoặc đoạn diệt. Từ đó, người ấy tinh tấn tu tập hành trì để dần dần đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến đoạn diệt các mầm mống của sanh y, tiến tới an lạc, giải thoát, Niết bàn”.
Chánh niệm theo kinh Hoa Nghiêm
Chánh niệm giáo dục
Giáo dục cho chúng ta kiến thức, kỹ năng, và phát triển cơ hội có tiềm năng vĩ đại. Nhìn từ quan điểm giàu có đối với việc thành công, dữ liệu cho thấy rằng giáo dục mà chúng ta nhận thì rất nhiều, như học vị càng cao, chúng ta càng có khả năng kiếm được nhiều tiền. Không phải tất cả giáo dục đều phải là chính thức, những chương trình đào tạo đại học vừa học vừa làm cũng có quan hệ tích cực giúp chúng ta thu nhập cao khi tốt nghiệp. Đời người là cuộc chạy đua đường dài. Người chiến thắng sau cùng không phải là người mới bắt đầu chạy, mà là người phải có một chút kiên trì. Chúng ta đang nỗ lực và học cách sống, nhưng ít người nỗ lực học cách sống chánh niệm và bình an. Phương thức chiến thắng là phải có kiến thức, có tình cảm tế nhị, không thô tục với người khác, và phải luôn giữ phương cách sống này đến cuối cuộc đời thậm chí hài hòa với mọi người nhưng không thân mật quá và phải có được tình hữu nghị.
Chánh niệm tiết kiệm
Học hành như thế nào để việc tiết kiệm có thể giúp chúng ta bảo trì việc ổn định tài sản cho thời gian lâu dài dù việc thu nhập của chúng ta là bao nhiêu. Hãy ghi chép việc tiêu phí của chúng ta. Thường kiểm tra tài khoản ngân hàng, chú ý tiền của chúng ta ở trong đó. Nếu chúng ta sử dụng ngân hàng trực tuyến, nhất định phải bảo tồn sự ghi chép riêng. Điều này có thể giúp chúng ta tránh được việc tiêu phí quá nhiều tiền và bảo đảm việc xác thực của ngân hàng hiện hành. Biết được thu nhập, nhất định chúng ta phải nghĩ đến thuế bảo hiểm xã hội, thuế thị trường, điều này sẽ được giảm từ sự thu nhập của chúng ta và số dư sau cùng mới thật sự là của chúng ta.
Tiêu xài phải theo thứ tự ưu tiên. Ưu tiên nhất là nên tiêu xài trên nhu cầu cơ bản, như là thực phẩm, chỗ ở và quần áo. Đừng tiêu xài trên hàng hóa xa xỉ như là y phục, xe hơi hay là những ngày nghỉ lễ mắc tiền, cho đến những đồ dùng cần thiết cơ bản mà chúng ta đã có đầy đủ rồi, phải trung thành với chính mình, hãy phân biệt nhu cầu xa xỉ với nhu cầu cơ bản của mình. Còn dư tiền, mỗi tháng chúng ta nên đóng góp vào trong quỹ từ thiện như là Quỹ Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay của chùa Giác Ngộ số 92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, với mô hình hoạt động từ thiện hoàn toàn mới, với tâm nguyện mang niềm yêu thương đến với cuộc đời, mang niềm vui hạnh phúc cho những người già neo đơn, cho những mảnh đời bất hạnh, mang ánh sáng trí tuệ đến học sinh nghèo hiếu học, xây cầu, xây nhà tình thương, đào tạo những vị Tăng tài giỏi, phục vụ đạo pháp và dân tộc.
Chánh niệm thời gian
Chúng ta có hai loại tài năng đặc biệt mà máy móc không thể thay thế được: một là sức sáng tạo nghệ thuật và tưởng tượng, hai là những cảm giác lãng mạn và mộng tưởng. Đời sống thì có giới hạn, hãy tìm những việc làm có ý nghĩa cho cuộc đời, và chúng ta hãy buông xả, không dính mắc vào thành quả của mình, hãy nghĩ tới những việc mà chúng ta chưa làm tốt được cho cuộc đời này. Chúng ta cần tiếp nhận thời gian có đủ để hoàn thành một cách nỗ lực nhiệm vụ của mình bằng cách lưu lại tất cả trong tâm những sự việc cần hoàn thành trong một ngày nào đó như việc quán sát của chúng ta với câu thần chú: “Ga tê ga tê para ga tê pa ra săn ga tê bô dhi sva ha”. Nghĩa là hãy tiến lên và bước lên. Điều này có thể giúp chúng ta bảo trì động cơ và sự điều tiết thời gian của chúng ta như:
“Thời gian lặng trôi qua,
Đêm ngày luôn di động,
Tuổi tác buổi thanh xuân,
Tiếp tục bỏ chúng ta.
Những ai chịu quán sát,
Sợ hãi tử vong này,
Hãy bỏ mọi thế lợi,
Tâm hướng cầu tịch tịnh”
Thời gian là nguồn vốn cũng là một sự chịu đựng. Có thời gian mà không có việc gì để làm là chúng ta bỏ mất cơ hội để đền đáp tứ trọng ân như là ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn tổ quốc và ơn chúng sanh. Tất cả đến với chúng ta cũng đều là vì nhân duyên, vì tinh thần văn minh và đạo đức xã hội.
Thành công phát triển
Thân tâm
Nếu như chúng ta luôn lưu luyến quá khứ hay ảo tưởng về tương lai thì chúng ta sẽ đánh mất đi hiện tại. Quá khứ và tương lai đều là ảo giác, nhưng đời sống chân thực chính là bây giờ và tại đây và hãy luôn để ý cách nghĩ tiêu cực, như thế chúng ta biết áp chế chúng để có được một chút vui vẻ. Nếu như cách nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tâm, chúng ta nhận ra nó và quy liệt nó là cách nghĩ tiêu cực và hãy khiến nó mất đi bằng cách ‘Đếm hơi thở để tạo sự tập trung, nhờ đó tâm trở nên sáng suốt’.
Hãy nuôi dưỡng thói quen chú ý chân tướng sự thật xung quanh chúng ta, từ đó cảm thấy tâm bình an nhờ chân lý vô ngã tuyệt vời của Đức Phật, và hãy cảm giác bước chân của chúng ta cũng như nghệ thuật hơi thở ra vào trong tâm trở nên an lạc hạnh phúc do chuyển tư duy tản mạn sang niềm hân hoan. Chúng ta phải có sự kết hợp giữa quan hệ khoan dung tha thứ và thiền quán, sau khi hành thiền sẽ cảm thấy chất lượng từ bi luôn giữ trong tâm, nó giúp chúng ta có sự yên bình, không có chút cảm giác phiền não và luôn mở rộng lòng khoan dung tha thứ, luôn hướng tâm cao thượng thì công việc thiền quán của chúng ta mới thành công.
Niềm tin
Có nhiều người không tự tin, so sánh sự thành công của mình với sự thành công của người xung quanh. Nếu như chúng ta cảm thấy công việc của chúng ta thành tựu và vui vẻ thì phải ngừng so sánh đời sống của mình với đời sống người khác. Nhiều người thích cường điệu đời sống của mình với những người khác. Hãy nên nhớ rằng, nhìn vào đời sống của một người, dù có vẻ hoàn hảo như thế nào, bên trong cánh cửa mỗi người đều có chuyện buồn, bất an và khó khăn khác. Thay vì so sánh người nào đó giàu khá hơn mình, hãy suy nghĩ về những người không nhà cửa để ở, những người đang bệnh nặng, và những người sống trong những hoàn cảnh nghèo khó, những người không có Tam bảo nương tựa. Như thế, “Biết được ảnh hưởng xấu của những dư chấn cảm xúc, ta phải tìm cách nhổ lên những nỗi ám ảnh vốn bám sâu trong cõi vô thức”. Như chúng ta nương tựa ngôi Tam bảo cũng là một cách lấy lời dạy của Đức Phật làm hải đảo tự thân. Điều này giúp chúng ta xem nặng những gì chúng ta có, thay vì cảm thấy tiếc nuối cho chúng ta. Do đó, phải tôn trọng đời sống của chính mình thì khiến đời sống chúng ta luôn có trách nhiệm. Nếu chạy đua với chính mình, không so sánh thái độ đối đãi của người khác, chúng ta sẽ nhẹ nhàng nhiều hơn, cũng sẽ dễ phát hiện được cánh cửa rộng mở bước vào chánh niệm. Cuộc đời là của mình, đời sống là của chính mình, không phải lãng phí quá nhiều thời gian so sánh với người khác, mỗi người có một cái gì đó đố kỵ, cũng có một cái gì đó cảm thấy hối hận, không có ai mà mọi thứ đều được như ý.
Chánh niệm là phương thuốc chữa bệnh tốt nhất
Đạo đức
Dù cho có sự thành công bao nhiêu trong đời sống, nếu như chúng ta luôn chú ý đến những gì chúng ta chưa có, chúng ta vẫn cảm thấy không vui vẻ. Ngoài việc cảm ơn những người cung cấp vật chất cho chúng ta hằng ngày, còn phải cảm ơn những người đã thương yêu chúng ta, và nhắc chúng ta nghĩ về những kỷ niệm thời thơ ấu tuyệt vời, như là: “Nghĩ về mẹ trời luôn tươi sắc nắng, Hoa trong vườn không gió cũng xôn xao”.
Như vậy, thành công là nguồn vui chân chính sung mãn. Người có tài sản nhiều chưa chắc có thành công. Người có thành công không hẳn có nhiều tài sản. Ai có thể nắm bắt thành công và có thể đạt được thành công thì người đó có bình an. Có thành công là có cảm ơn và cảm thấy không có tội lỗi, không có khuyết điểm. Dù chúng ta ở trong hoàn cảnh nào thì tình cảm của chúng ta cũng phải chuyển hoán phù hợp với cơ hội của nó, bởi vì người có tâm hồn hài hòa vui vẻ thì tâm đó là lương dược giúp họ khỏe mạnh, còn người có tâm hồn đau buồn thì tâm đó khiến cho xương cốt của người đó khô khan gầy yếu và họ sẽ mất đi sự thành công.
Từ thiện
Thành công đưa đến việc trọng yếu trong sự nghiệp từ thiện. Từ sự thành công, chúng ta góp phần phát triển duy trì tổ chức từ thiện xã hội, phát triển sức khỏe, và giúp đỡ sự hài hòa và ổn định xã hội. Vì thế môi trường văn hóa của chúng ta càng được phát triển thêm, và với thái độ hòa nhã, nhiệt tình, dễ thương, chúng ta có thể lôi cuốn được nhiều người tham gia từ thiện xã hội. Nhờ bản chất từ bi là sự kết nối từ thiện một cách tự nhiên, quyền lợi và sự tự do của chúng ta trong gia đình không còn bị giới hạn nữa, chúng ta cảm thấy hạnh phúc với năng lực của mình. Với tinh thần từ thiện có sẵn, chúng ta luôn nghĩ đến việc giúp đỡ trẻ em là cần thiết nhất bởi vì trong quá trình trưởng thành các em càng ngày càng có ý thức về tinh thần độc lập của mình, cho nên thân và tâm của các em phải được mạnh khỏe. Khi các em lên ba tuổi, các em nên tham gia khóa tu ươm mầm Phật pháp sớm để các em dễ phát sinh niềm tin Phật giáo. Khi trẻ em lớn lên, chúng càng hiểu biết về Phật giáo và bàn luận về vấn đề Đức Phật và Bồ tát, cho nên chúng ta phải truyền
đạt lòng từ bi để khiến các em sau này hiểu Phật giáo nhiều hơn, như lòng thương xót các loại động vật có thể tạo cho chúng so sánh những đặc tính của đạo Phật với các tôn giáo khác.
Hoàn cảnh của đời người có lúc thuận lúc nghịch, đạt được thành công có dễ thì cũng có khó. Nhưng dù trong hoàn cảnh như thế nào, chúng ta cũng phải có chánh niệm để thành công. Đau khổ là nguồn gốc của thành công. Nếu ai chưa trải nghiệm sự đau khổ như thế nào thì sự thành công giống như bọt nước, như cơn ảo mộng, thành công đó không thể là nơi nương tựa cho họ. Vì vậy, trong khổ đau, chúng ta học được nhiều sự kiên cường và khổ đau là sự giàu có của đời người và chúng ta phải cảm ơn nó. Nhờ khổ đau, chúng ta đã nếm được mùi vị đau khổ, đảo điên trong hương hoa hạnh phúc. Chỉ cần chúng ta thay đổi quan điểm của cuộc đời thì khổ đau vốn là trang điểm cho sự thành công của chúng ta vậy.
>Xem thêm video: "Biểu tượng hoa đăng trong Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm