Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/10/2023, 16:45 PM

Chết có đáng sợ như chúng ta nghĩ?

Trong thời đại này, khó mà giải thích cho người ta hiểu được chuyện chết và cảnh giới sau chết...Bởi đa số mọi người đều không biết chết đi họ sẽ như thế nào? Họ chỉ biết hễ còn sống thì lo tranh đấu, giành giật, tham ái, sát sinh,...

Tôi có cô bạn tên Yến, là Tiến Sĩ kinh tế kiêm Giảng Viên cao học. Cô không học Phật nên không hiểu nhiều về Phật Giáo nhưng cô bẩm sinh đã có ngộ tính và trí huệ rất cao, tâm luôn thanh tịnh, từ bi, không ham mê danh lợi hồng trần. Cô có thể nhìn ra chuyện sinh tử của kiếp người là một vòng tuần hoàn liên tục không hề đáng sợ.

Cô không hay tụng kinh niệm Phật, nhưng cô lại có thể nhìn thấy cảnh giới của người lâm chung, và hiểu rõ cần phải niệm Phật mới có thể giúp người mất an bình chuyển sinh...

Sau đây là hai câu truyện mà cô Yến kể tôi nghe:

- Ông Tú là người thân của bạn tôi, ông ấy mất nên tôi đến thăm viếng, để tránh làm phiền tang quyến, tôi đứng ngoài phòng bệnh.

Gia đình người mất không theo tôn giáo nào cả, nhưng trong đó có chị dâu của ông Tú là tin Phật. Bà bất chấp những người trong gia đình ngăn cản, cương quyết tiến vào phòng bệnh để niệm Phật cho người mất.

Hiểu về cái chết để sống ý nghĩa và an lạc hơn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi vì không hiểu gì về Phật Pháp nên chỉ chắp tay lại, thành tâm cầu nguyện cho ông Tú ra đi an lành...Đang trong tiếng niệm Phật vang vang và vô cùng thành tâm của chị dâu ông Tú thì bất ngờ tôi nhìn thấy rõ cảnh tượng hồn của người mất từ giường bệnh thoát ra khỏi xác, hình dáng trong suốt, nhẹ như làn khói bay lên dừng nơi trần nhà phòng bệnh rồi nhìn thật lâu vào tất cả những gì đang sảy ra trên thân xác ông. Cuối cùng, trước mặt ông bất ngờ xuất hiện một con đường ánh sáng , thế là vong linh ông Tú nương theo con đường hình trôn ốc tràn ngập ánh sáng đó bay thẳng lên trời cao...

Cô còn kể thêm truyện về cha chồng của cô:

- Lúc cha chồng tôi qua đời, tôi thấy rõ vong linh của ông bay lên nơi vách tường nên lập tức nói với chồng:” Cha chưa đi đâu, hiện vẫn đang còn trong phòng này”

Một lát sau, vong linh cha chồng tôi từ từ bay ra cửa sổ...

Vì tận mắt chứng kiến những chuyện như trên nên cô Yến bạn tôi đột nhiên khai ngộ, hiểu ra rằng:

Chuyện tử vong của con người không đáng sợ, bởi vì tiếp theo sau cái chết là một đời sống mới lại bắt đầu... Có đáng sợ chăng là tội ác mà người mất đã tạo ra và phải đem theo mà thôi. Vì vậy khi sống chúng ta cần phải làm thiện tích đức...Nhưng trong thời đại khoa học này, khó mà giải thích cho người ta hiểu được chuyện chết và cảnh giới sau chết...Bởi đa số mọi người đều không biết chết đi họ sẽ như thế nào? Họ chỉ biết hễ còn sống thì lo tranh đấu, giành giật, tham ái, sát sinh, ... Do những đam mê sai lầm này mà họ đã tạo đủ mọi tội ác, mang lại vô vàn thống khổ cho thân và tâm.

Thượng sư tôi đã nhiều lần nhắc nhở, các chứng bệnh như: Tắc nghẽn mạch máu, AIDS, trúng phong bại liệt, ung bướu, thần kinh... Đều là do tham ái, sát sinh, suy đồi đạo đức, tà dâm, ... chiêu cảm mà thành.

Ở phương Tây, thường khoảng hai, ba tháng trước khi người bệnh tử vong, bác sĩ luôn thông báo rõ tình hình cho người bệnh biết để họ tiện chuẩn bị tâm lí , sắp xếp mọi việc khi còn sống rồi bình tĩnh đón chờ cái chết đến.

Còn đa số người phương Đông chúng ta, xưa nay chưa được giáo dục như thế, lại không có chút hiểu biết gì về sinh tử. Cho nên mỗi khi có người thân lìa đời, thì gia đình khóc lóc, níu kéo, gây náo động rùm beng, khiến người chết tâm càng bất an, dễ lưu luyến vương vấn, làm rối lòng, mà nếu họ khởi một ý nghĩ sai, tâm loạn thì sẽ bị đọa thêm nhiều thống khổ, phá rối sự vãng sanh của người mất.

Chưa kể những những nguy hại do gia đình như: sát sinh quá nhiều để cúng tế, ăn uống, rượu chè... Họ hoàn toàn không biết rằng, làm như thế chỉ khiến vong linh người chết bị đọa vào ác đạo chứ tuyệt không giúp ích được gì cho người chết...Vì vậy trong đám tang nhất định không được giết chóc cúng mặn, mà phải cúng chay.

Thế nên, nếu chúng ta yêu thương gia đình, người thân, thì nhất định trong lúc họ còn sống, phải khuyên họ hành thiện tích đức, tụng kinh niệm Phật, phóng sinh không sát sinh... đồng thời nói cho họ hiểu rõ về cái chết rằng: Mọi thứ mà ta tích lũy khi sống tuyệt không thể mang theo, chúng ta chỉ mang theo được thiện nghiệp đã làm khi còn sống, để mọi người biết và chuẩn bị thật tốt cho lúc ra đi.

Ai tu nấy đắc, chẳng tu chẳng đắc, muốn đoạn trừ phiền não, sinh tử, chứng Bồ Đề thì phải tu hành.“Việc quan trọng cần thiết của mỗi người chính là kết thúc luân hồi sinh tử". 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm