Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 27/05/2024, 10:40 AM

Chịu đựng hay kham nhẫn?

Hỏi: Cuộc sống quá nhiều áp lực. Áp lực từ công việc, áp lực từ nợ nần, áp lực từ chi phí hằng ngày, áp lực từ gia đình, con cái. Con đã hy sinh hết lòng lo cho gia đình, mà chẳng ai nghĩ cho con, con chịu đựng hết nỗi rồi, con phải làm sao, thưa thầy?

Bai-van-khan-di-chua-16

Đáp:

Mình nhìn nhận vấn đề thông suốt thì sẽ nhẹ nhàng hơn, an ổn hơn nhiều. Ai hiểu rõ điều này, phải cám ơn nghịch cảnh trái ý, vì nhờ nó mà ta thành tựu công đức kham nhẫn. 

+ Mình phải hiểu rõ, tất cả những quả gì ta đang gặp phải, đang đối diện hôm nay, là do ta đã tạo cái nhân đó trong quá khứ rồi. Đó chính là do bản thân ta tạo ra, ta phải có trách nhiệm, giống như ta vay nợ thì phải trả nợ vậy.

+ Hiểu rõ như vậy, thay vì ta có tâm lý là ta đang chịu đựng  thì ta chuyển sang một thái độ khác: Ta chủ động học Pháp nhẫn nại của Phật dạy, để đủ sức đối diện với tất cả nghịch cảnh trái ý khổ đau, dần dần thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn

+ Chịu đựng là bị động, bị bắt buộc phải gánh chịu những gì mà ta không đáng phải gánh chịu , gây cho ta tâm lý uất ức dễ sinh bịnh, dễ bộc phát nóng giận

+Kham nhẫn là pháp Phật dạy, là chủ động đối diện với nghịch cảnh, trái ý một cách tích cực, chuyển hoá nó thành tốt hơn dễ chịu hơn. Đức hạnh kham nhẫn làm nên giá trị sống của con người. Đây cũng là 1 trong 6 hạnh tu Bồ tát, nhằm cứu giúp chúng sinh. Ai tu luyện được công phu kham nhẫn lớn người đó đáng được kính trọng. Ai có sức nhẫn nại lớn nhất, người đó mạnh nhất, an ổn nhất. Ai có sức nhẫn nại lớn, người đó sẽ dễ thành công trong mọi sự nghiệp.

- Chắc chắn một điều rằng, ai không biết tu tập hạnh nhẫn nại, thì người đó không bao giờ được an vui hạnh phúc dù là giàu sang phú quý. Vì không nhẫn nại là dễ bộc phát tính xấu, nóng nảy sân hận gây khổ đau cho mình, đổ vỡ gia đình mình, và gây mâu thuẩn với những người xung quanh. Vậy sao an ổn được. Nhẫn nại là một phẩm chất thiết yếu mà mọi người cần tu tập để cuộc sống tốt hơn. Nhẫn nại là phép màu vạn năng, có thể giải quyết rất nhiều nỗi khổ niềm đau và những bất an trong cuộc sống

Mỗi bậc thang chỉ cho công phu kham nhẫn, tu tập tiến bước lên mỗi bậc kham nhẫn là càng gần với thế giới Tây Phương Cực Lạc hơn, hãy tu tập bước lên từng bước từng bậc kham nhẫn nhé. 

Kham nhẫn là những phép lạ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Người tu Phật có được bốc thuốc chữa bệnh?

Hỏi - Đáp 17:40 28/09/2024

Trong kinh Tạp A-hàm, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khái quát việc ‘kiếm ăn đúng pháp’ của hàng Thích tử là: Không cúi mặt xuống, không ngửa mặt lên, không xoay mặt bốn phương, không xoay mặt bốn góc.

Duyên nghiệp có chuyển được không và chuyển bằng cách nào?

Hỏi - Đáp 17:15 28/09/2024

Tôi có xem sách bói toán nói về tuổi tác nam nữ khi lập gia đình, rồi nghiệm bản thân cùng bốn người bạn bị phạm vào tháng “Cô thần”, “Cô quả” hiện tại đều gặp trục trặc trong đời sống hôn nhân. Vậy có phải do tuổi tác của họ không hợp? Có thể chuyển nghiệp được không và chuyển bằng cách nào?

Người Phật tử nên làm chúc thọ như thế nào?

Hỏi - Đáp 14:30 28/09/2024

Hỏi: Người Phật tử nên làm chúc thọ cho ông bà, cha mẹ như thế nào là đúng Pháp?

Có kiêng kỵ gì khi xê dịch lư hương không?

Hỏi - Đáp 11:15 28/09/2024

Mẹ tôi mới mất, đang thờ ở một bàn thờ riêng. Tôi có nghe một số ý kiến cần kiêng kỵ đối với lư hương mới. Cụ thể như: Không di chuyển hay xoay tới xoay lui, không nhổ chân hương, việc ấy có đúng không? Chừng nào thì chuyển lư hương và hình thờ của mẹ lên bàn thờ cửu huyền (ông bà)?

Xem thêm