Chú Đại Bi là thần chú màu nhiệm không thể nghĩ bàn
Đây là thuyết giảng về sự màu nhiệm không thể nghĩ bàn của HT Tuyên Hoá về Chú Đại bi. Các Phật tử, đồng đạo, đạo hữu nên đọc.
> Thần chú Mật Tông có tác dụng gì
Kẻ hậu học khi xem Kinh, nên có tâm thái như sau: ba nghiệp tâm, khẩu, ý phải được thanh tịnh. Ba nghiệp trên được lắng trong thì phước huệ tròn đầy.
1. Nên thẳng mình ngồi ngay như ngồi trước đức Phật. Đó là thân nghiệp được thanh tịnh.
2. Miệng không nói lời sai trái, không cười đùa. Đó là khẩu nghiệp được thanh tịnh.
3. Y không tán loạn, dứt sạch tâm phan duyên. Đó là thanh tịnh ý nghiệp.
Khi tâm an tịnh thì ngoại cảnh lắng trong, đó là khế ngộ nguồn tâm, diệu nhập pháp lý. Khi nước lắng trong thì vẻ sáng của ngọc tự chiếu soi, mây tan trăng tự hiển bày, đại nguyện thành tựu cũng như nhập vào biển diệu nghĩa. Thấu đạt ý kinh cũng chính là đến được đỉnh núi cao trí tuệ. Nếu hành giả muốn dễ thành tựu, phải gieo trồng đại nguyện. Khi tâm, pháp đều quên, thì mình cùng pháp giới chúng sinh đều chung lợi lạc. Có được như thế mới mong báo đáp ân sâu của Chư Phật.
Tên của bài kinh này là Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni cua Phật Quán Thế Âm. Gọi tắt là Chú Đại Bi. Chú Đại Bi có thảy là 84 câu, 415 chữ.
> ĐỌC CHÚ ĐẠI BI > HÃY CLICK LINK NÀY
Cách thức tụng đọc Chú Đại Bi
Chú Đại Bi phải nên được trì tụng lớn tiếng, giọng điệu trầm hùng, nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từ bụng ra. Lớn tiếng ở đây không có nghĩa là ta phải la lớn lên, nhưng giọng đọc phải rõ ràng, nghe đủ tiếng, không lờ mờ, trại giọng.
Kinh “Nghiệp Báo Sai Biệt” cho biết việc niệm Phật, tụng kinh, trì chú lớn tiếng có mười công đức sau đây :
1. Dẹp được sự buồn ngủ ám ảnh
2.Thiên ma hoảng sợ.
3.Tiếng vang khắp mười phương
4. Ba đường hết khổ
5. Tiếng đời chẳng lọt vào tai
6. Lòng không tán loạn
7. Dõng mãnh tinh tấn
8. Chư Phật vui mừng
9. Tam muội hiện ra trước mắt
10. Vãng sanh Tịnh Độ
Thật sự, ta cũng sẽ không lo ngại cơn buồn ngủ ám ảnh. Bởi vì khi trì tụng chú Đại Bi, các vị Thiên, Long, Hộ Pháp sẽ luôn ở bên cạnh ta, khi ta rơi vào cơn buồn ngủ, các Ngài sẽ giúp đánh thức ta -mà rồi qúy vị sẽ chứng nghiệm khi thực hành trì chú một cách nghiêm túc- bằng một âm thanh như tiếng sấm nổ ở trong đầu khiến ta hoảng hồn, giật mình tỉnh thức. Thông thường sau đó ta sẽ không còn (hoặc không dám) buồn ngủ nữa. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra một lần thứ hai trong buổi hành Thiền, điều này có nghĩa là thể xác ta quá mỏi mệt, ta nên xin phép được xả thiền để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt phải tụng thầm chỉ riêng cho mình nghe, hoặc chỉ nhép môi không ra tiếng như khi chúng ta đang làm việc, đi chung xe tàu với người khác, hoặc đi nằm trước khi ngủ.
Nói đến Đức Quan Thế Âm Bồ Tát thì ít người Phật tử nào không nghe biết đến bài Thần Chú Đại Bi mầu nhiệm, vì bài Thần Chú này là của Ngài nói ra. Sau đây là vài bài nói về sự xuất xứ, mầu nhiệm, tu trì, ích lợi và cách thức trì tụng bài Thần Chú này để được hiệu nghiệm. Mong rằng có những ai hành trì theo đều sẽ được lợi lạc và có những bước tiến trên đường tu tập.
Hôm nay bắt đầu vào thất Ðại Bi. Buổi tối sau lễ sái tịnh sẽ tụng Ðại Bi Thần Chú. Trong quá khứ, số chư Phật nói chú này nhiều bằng chín mươi chín ức số cát sông Hằng và Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vì thương hết thảy mọi loài chúng sanh, nên phát tâm đại bi, cưỡi thuyền từ bi trở về cõi Ta-bà để cứu độ tất cả chúng sanh ra khỏi cảnh khổ ách. Có câu: "Bể khổ không bờ, quay đầu là bến," chỉ cần chúng ta kiền thành trì tụng Ðại-bi Chú ắt sẽ thấy ứng nghiệm, không thể nghĩ bàn.
Trước đây trong vô lượng kiếp, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát được Thiên Quang Vương Tĩnh Trú Như-lai diễn pháp Ðại-bi Thần Chú cho nghe, lấy bàn tay sắc vàng xoa đầu, khiến Ngài, khi nghe xong liền chứng được quả vị Bồ-tát bậc Bát-địa. Ngài liền sanh tâm đại hoan hỷ rồi lập tức phát nguyện lớn như sau: "Nếu tôi có thể làm lợi ích hết thảy chúng sanh, thì xin cho tôi có ngay ngàn tay và ngàn mắt." Phát nguyện xong, hốt nhiên trái đất chấn động, hào quang phát ra từ chư Phật mười phương chiếu sáng thân Ngài, rồi ngàn tay và ngàn mắt tức khắc trang nghiêm thân tướng của Ngài. Tay thì có thể nâng đỡ, mắt thì có khả năng chiếu soi. Ngàn tay và ngàn mắt tượng trưng cho vô số thần thông và trí huệ.
Ý nghĩa của Đại Bi
Căn cứ câu: "Bi năng bạt khổ," bất cứ ai gặp phải mọi cảnh khổ nạn, nếu thành tâm tụng Chú Ðại-bi đều có thể được bình an, chuyển hung thành cát. Ngài Quán Thế Âm bạch Phật rằng: "Nếu như chúng sanh trì tụng Ðại-bi Chú mà không được mãn nguyện, thì xin thề không thành chánh giác, trừ phi nguyện ước của họ bất thiện hay không thành tâm trì tụng."
Trì tụng Ðại-bi Chú không những được tự tại, mà các điều cầu mong còn được thành tựu; có thể tránh được khổ ách tai nạn và được vui sướng an lạc; vượt qua mọi hiểm nghèo, tới chỗ bình an vô sự. Làm sao có thể xa lìa khổ ách? Phải tụng Ðại-bi Chú. Làm sao thoát khỏi hiểm nghèo? Phải trì tụng Ðại-bi Chú. Chớ có coi Ðại-bi Chú là tầm thường hay đơn giản. Tôi xin nói với quý vị rằng nếu quả trong đời quá khứ và hiện tại quý vị không có căn duyên tốt lành thì ngay đến cả cái tên của Chú Ðại-bi cũng chưa được nghe, đừng nói tới việc trì tụng. Nay không những quý vị được nghe biết tên của Chú lại còn được trì tụng Chú với một lòng chí thành như vậy, thật là một cơ hội trăm ngàn vạn kiếp mới có một lần, rồi lại được thiện tri thức chỉ dẫn, cách thức đọc tụng, thọ trì, tu trì nữa. Thật đáng cho quý vị coi trọng! Tóm lại, Ðại-bi Chú có những lợi ích không thể nghĩ hết được.
Trong thời gian bẩy ngày này, chúng ta nên thành tâm thành ý, rất mực cung cung kính kính trì tụng Chú Ðại-bi, tụng cho tới độ tâm không vọng tưởng. Lúc đó, lòng lắng trong, hoặc giả có người thấy hào quang, có người thấy hoa xuất hiện, có người được Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát rờ đầu, giúp cho khai mở trí huệ. Hoặc giả có khi ngửi thấy mùi hương lạ, cũng có người dù đã tha thiết chí thành trì tụng, nhưng cũng chẳng thấy một hiện tượng gì khác lạ. Dầu có hay không cũng chớ có nản lòng, cứ hết sức dốc một lòng trì tụng. Khi nào thời khắc tới, sẽ nhất định chứng kiến cảnh giới "cảm ứng đạo giao," xuất hiện ngay trước mắt.Bất luận thấy cảnh giới nào, hay chẳng thấy gì hết, việc chánh vẫn là tinh tấn trì tụng. Kẻ thấy điềm lành chẳng nên chấp vào tướng lành đó. Kẻ không thấy điềm gì cũng đừng sanh lòng tự ti mà tự bảo rằng: "A ! Vậy là ta chẳng có thiện căn, sao ta chẳng thấy Bồ-tát?".
Thiện căn có khi sớm kết thành quả, có khi thì muộn. Nếu như có cảm giác thiện căn của mình chưa đến lúc thành thục, thì ta phải tiếp tục bồi đắp, làm thêm nhiều công đức nữa mới được. Người ta nói: "Chưa trồng căn lành, phải trồng căn lành; đã trồng căn lành, khiến nó tăng trưởng; đã tăng trưởng rồi, khiến nó thành thục; đã thành thục rồi, khiến tới giải thoát."Quý vị lần đầu tới Kim Sơn Thánh Tự, nghiên cứu Phật pháp, tu tập Phật pháp, phải dốc lòng thành học tập, không ngại khổ, không ngại khó. Ở đây trong vòng bảy ngày, nên dũng mãnh tinh tấn, xa lìa vọng tưởng. Nếu lại vừa học tập, vừa nghĩ ngợi lung tung, công phu không thể chuyên nhất được. Tâm không chuyên nhất thì khó lòng sanh cảm ứng. Ðó là một điều, quý vị phải đặc biệt chú ý!
Những lợi ích của công phu trì tụng Ðại-bi Chú, nói ra không thể hết được. Phàm ai đã trì tụng Ðại-bi Chú thì tuyệt đối chẳng bị đọa vào ba đường ác. Nếu bị đọa vào các đường ác đó thì Ngài Quán Thế Âm nguyện chẳng bao giờ thành Phật. Phàm ai ngu si mà trì tụng Ðại-bi Chú, nếu chẳng biến thành kẻ trí huệ, Ngài Quán Thế Âm cũng nguyện chẳng thành Phật.
Thần Chú Ðại-bi lại có thể trị tám vạn bốn ngàn loại tật bệnh của thế gian. Ai bị bệnh nan y, cho đến các y sĩ, Tây y hay Ðông y phải bó tay, nhưng nếu thành tâm trì tụng Ðại-bi Chú cũng nhất định chẳng uống thuốc mà được khỏi bệnh. Thần hiệu của Ðại-bi Chú thật không thể nghĩ bàn!
Tại Kim Sơn Thánh Tự có người đã từng được sự ứng nghiệm như vậy. Chữa trị chứng ung thư chẳng phải là chuyện dễ dàng, vậy mà trì tụng Ðại-bi Chú khiến cho bệnh tiêu tan.
Thần lực của Chú Ðại-bi thật mầu nhiệm không thể nghĩ bàn.
Chỉ cần xem công phu của quý vị trong bảy ngày ra sao, ai thành tâm, người đó sẽ thấy ứng nghiệm, được lợi ích. Ai có bệnh, bệnh sẽ lui. Ai không bệnh, thì trí huệ được khai mở.Cầu chuyện gì được chuyện đó, cho nên Ðại-bi Chú gọi là bất khả tư nghì quảng đại linh cảm, vô ngại đại bi tâm đà-la-ni. Chữ đà-la-ni (Dharani) dịch nghĩa là tổng trì, tổng nhất thiết pháp, trì vô lượng nghĩa, cũng gọi là chú, hoặc gọi là chân ngôn. Tóm lại đó là những chữ mật.
Mật chú gồm có bốn ý nghĩa sau:
Trong bài chú có tên vua các loài quỷ thần, nên phàm tiểu quỷ nghe đến tên này thì không dám làm bậy và phải tôn trọng phép tắc,
Chú được coi như khẩu lệnh trong quân đội, nếu vi phạm ắt sẽ bị trừng trị,
Chú có thể âm thầm tiêu trừ nghiệp tội mà chính mình không hay biết,
Chú là ngôn ngữ bí mật của chư Phật, chỉ có chư Phật mới hiểu được mà thôi.
Quý vị lần này tới tham dự pháp hội Ðại-bi, đều có sẵn căn lành cả, đức hạnh đầy đủ lại được nhân duyên thành thục nên mới tới Chùa Kim Sơn Tự. Hy vọng rằng một khi đã vào tới "bảo sơn" rồi thì không đến nỗi tay không trở về, tất phải được bảo vật để dùng cho mình.
Bảo vật gì? Chính là Chú Ðại-bi. Ðại-bi Chú có thể trị bệnh, có thể hàng phục loài ma, có thể khai mở trí huệ, có thể mang lại sự bình an, hay nói cách khác, cầu việc gì được việc ấy, nhất định toại lòng xứng ý.
Kỳ pháp hội Ðại-bi này còn đặc biệt hơn nữa là tại Trung-Quốc rất hiếm có khóa tụng Ðại-bi có tính cách kỷ lục, kéo dài cả bẩy ngày luôn như vậy. Tại các nước khác người ta có niệm Chú Ðại-bi trong bẩy ngày không, điều này tôi không biết, nhưng tại Mỹ, tôi nghĩ rằng đây là lần đầu tiên.
Mong tất cả quý vị hết sức chân thành trì tụng Ðại-bi Chú, công đức vô lượng!
Những nét chính về đạo hạnh, cuộc đời của Hoà thượng Tuyên Hoá
Khi Ngài mang chuyện xuất gia thưa với thân mẫu, bà dạy : “Xuất gia là điều tốt lắm, song không phải là chuyện dễ làm. Cần có thiện căn, có đại nguyện lực, phát đại Bồ Ðề tâm, thì mới có thể thành tựu Vô Thượng Ðạo. Nay con có lòng vậy, ta hết sức đồng ý".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm