Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nghe thần chú Mật Tông có tác dụng gì

Theo Hoà thượng Thích Thiền Tâm, chú của Chư Phật (chú Mật Tông) có công năng phá tà lập chánh, tiêu diệt nghiệp ác, phá được vọng tưởng tà quấy, phát sanh trí huệ, tăng trưởng phước đức căn lành, ngăn trừ tội lỗi, cứu mình độ người thoát khỏi ma nạn.

Nghe thần chú Mật Tông có tác dụng gì

Cũng theo HT Thích Thiền Tâm, 'Chú' (có nghĩa mà Mật ngữ) của Phật có công năng phá tà lập chánh, tiêu diệt nghiệp ác, phá được vọng tưởng tà quấy, phát sanh trí huệ, tăng trưởng phước đức căn lành, ngăn trừ tội lỗi, cứu mình độ người thoát khỏi ma nạn, nhất là cứu độ cho vong linh được siêu thoát một cách tuyệt diệu và hy hữu, đưa người từ cõi Phàm đến cõi Thánh nhanh chóng, gần gũi cùng cảm ứng đạo giao với Phật, Bồ Tát, Thánh Thần và thành tựu được đạo quả.

Còn thần chú của Tà đạo chỉ làm hại người, hại vật, gieo tai họa cho người, chết phải đọa vào 3 ác đạo.

HT Thiền Tâm nhấn mạnh: Thần Chú tuy không có thể giải nghĩa ra được, nhưng nếu chí tâm, thành kính thọ trì, thì sẽ được công hiệu kỳ diệu khó thể nghĩ bàn. Cũng giống như người uống nước, cảm giác ấm hay lạnh thì chỉ người đó tự biết – còn người khác thì không cách chi biết được, cũng không hiểu hoặc không tin được. Phần công hiệu của việc trì Chú cũng vậy, chỉ riêng người chuyên trì Chú mới biết rõ nó hiệu nghiệm như thế nào mà thôi !

"Thường thì một câu Thần Chú hay thâu gồm hết một bộ Kinh. Vậy cũng đủ hiểu hiệu lực, công đức của câu Thần Chú mà Phật nói ra không thể nghĩ bàn", HT Thiền Tâm giảng. Ai thật tâm trì chú sẽ để bảo vệ cho thân và tâm vững vàng, không bị lạc vào lưới của Ma giáo.

HT Thích Thiền Tâm là vị tôn sư đã dịch nhiều Thần Chú từ trong MẬT TẠNG (của Đại Tạng Kinh) ra tiếng Việt. 

Vài nét chính về HT Thích Thiền Tâm

Hòa thượng pháp danh là THÍCH THIỀN-TÂM, pháp hiệu LIÊN DU, pháp tự VÔ NHẤT; thế danh là NGUYỄN NHỰT THĂNG, xuất gia vào năm ẤT DẬU (1945) với Đại lão Hòa thượng THÍCH THÀNH ÐẠO tại chùa Sắc Tứ Linh Thứu (Xoài Hột, Mỹ Tho), thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 43.

Hòa thượng sanh vào năm ẤT SỬU (1925) tại xã Bình-Xuân, quận Hòa-Ðồng, tỉnh Gò-Công (hiện nay là tỉnh Tiền-Giang). Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Hương, thân mẫu là cụ bà Giác Ân Trần thị Dung. Ngài là người con trai thứ ba trong số bốn con trai của gia đình.

Vào lúc 4 giờ sáng  ngày 21/11 ÂL  năm   Thân (1992), Hòa thượng cho gọi thị giả và cũng là trưởng tử của Ngài là ni sư Thích nữ THANH NGUYỆT, triệu tập các môn đồ, pháp quyến vào trong tịnh thất hộ niệm. Ðúng 6 giờ 15 phút sáng Ngài lưu lại kệ sau cùng và an nhiên thị tịch ngay trên bản tọa.

Ðại sư Thích Thiền Tâm hưởng thọ tuổi đời 68, tăng lạp 48. Theo trang nhà Tu viện Quảng Đức, Hòa thượng là một đại tôn sư hoằng dương cả 2 pháp môn Tịnh độ cùng Mật tông lừng lẫy nhất của Phật giáo Việt Nam đương kim.

Hòa thượng Thiền Tâm đã lưu lại cho đời một số kinh sách (đại lược riêng phần phiên dịch):

Ðại-bi tâm Ðà-ra-ni kinh; Quán vô-lượng thọ kinh; Ðại nhật kinh; Hương-quê Cực-lạc, Tịnh-độ thập-nghi luận, Thiện-ác nhân-quả báo-ứng kinh, Nhân-quả luân-hồi tạp-lục ký, Tam-bảo cảm-ứng yếu-lược lục, Lá thơ Tịnh-độ, Niệm-Phật Ba-La-Mật Kinh...

> Nghe thần chú Đại bi có tác dụng gì

> Tìm hiểu về thần chú Mật Tông (HT Thích Thiền Tâm)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm