Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/12/2022, 23:19 PM

"Chưa bao giờ con lại thấy tâm thực tế và vĩ đại như lúc này!"

Thật may con được nghe pháp "Khẩu niệm tâm hành" trong Đàn Kinh, được nghe pháp thoại của thầy, được lấy Kiếm Đạo làm chiếc cầu nối Giáo Pháp với Thực Tiễn nơi mình. 

Câu hỏi:

Thưa thầy theo con thấy, quả thật nếu như không nhận thức được tầm vóc của Tâm và thiếu nhẫn nại mà coi thường, bỏ qua cái đơn giản, cái thân cận thì thật khó thâm nhập vào ý nghĩa chân thực, đơn giản mà cũng tinh tế, thân cận mà cũng thâm viễn của giáo pháp, phải sống tỉnh thức trong từng sát-na thì mới nhận ra được chân tướng tinh vi.

Ban đầu con bắt đầu minh ngộ từ câu Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, sau đó là Đương xứ tức chân, rồi Bát Nhã không quán, rồi Thực tại hiền tiền,... Sự tiến bộ giúp con tự do tự tại hơn trong tư duy và hành động, đường kiếm cũng thanh thoát và chính xác hơn trước. Nhưng con cảm thấy con vẫn còn thiếu một thứ gì đó, đã rất gần nhưng chưa tới. Con vẫn còn an tâm trên từng sát na hiện tiền của cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, tư duy,... của thế giới hiện tượng mà chưa thể nắm bắt được cái Một, cái Nhất, vẫn còn sự phân biệt vi tế giữa Tâm và Vật, giữa Năng và Sở, muốn làm mờ tâm để hiện rõ vật, muốn làm mờ chủ thể nhận thức để hiện rõ đối tượng nhận thức, thực tại hiện tiền vẫn chưa hiện tiền kiên cố toàn vẹn nên dễ bị tập khí chi phối phá vỡ khi gặp phải những kích động mạnh từ ngoại giới.
Nhưng trong một lần cuốc đất, con bị cha mắng, vọng tình lại dấy động nổi lên, con lại "thực tập" trở về trọn vẹn với cảnh duyên người và vật hiện tiền, quán chiếu tính vô ngã vô thường, thâm nhập tính không vô tướng vô tác, nhưng chỉ được một lúc, con nghĩ có lẽ đó chưa phải là trong lành định tĩnh sáng suốt chân thực mà chỉ là các tầng định trong Sắc Giới chẳng qua chỉ khác ở đối tượng nhận thức không phải là các đề mục mà là thực tại hiện tiền. Rồi con lại nghĩ thực tại hiện tiền này có lẽ chỉ là thực tại hiện tiền nơi Đối tượng, nơi Ngoại giới, nơi Sắc chất, nơi Hiện tượng nên mình bị luôn cuốn theo từng sát na sinh diệt của nó mà bị Thất niệm, Luân hồi.
Con mới nghĩ đến Tâm địa pháp môn rồi thử thực hành quán chiếu Tâm Giới thì mới thấy rằng Tâm không có Giới, nhất thiết hiện tiền đều là Tâm hiện tiền, tất cả mọi hiện tượng sắc thanh hương vị xúc pháp, dù là người hay vật, dù là đất đá dưới chân hay các vì sao trên trời hay trạng thái tâm lý hiện tiền đều là những tín hiệu nơi tâm mình, tâm mình không vô tướng vô tác nên mới hiện ra mọi thực tại thân thọ tâm pháp vô ngại như nó đang là, nó đang là cũng chính là tâm đang là, cho nên nhìn vào con phố trước mắt kia cũng chính là nhìn vào tâm mình trong hình thức con phố, nhìn vào những vì sao xa xôi kia cũng là nhìn vào những tín hiệu nơi tâm mình trong hình thức vì sao, nhìn vào cục phân trâu kia cũng là tâm dưới hình thức cục phân trâu,... Không còn ranh giới giữa Tâm-Vật, Nội-Ngoại, Chủ thể-Đối tượng nữa, chỉ có Thực Tại Hiện Tiền nơi vật cũng tức là Thực Tại Hiện Tiền nơi tâm, nơi vật có thì nơi tâm có, nơi tâm có thì nơi vật có, tất cả hoà trộn nhau trong tâm Nhất Tinh Minh thành ra cảnh Lục Hoà Hợp, Tâm mới là nền đất là cửa ngõ luôn thường trực và thân cận nhất. Trước đây con chỉ hiểu câu nói "Đem tâm ra đây, ta an tâm cho" theo nghĩa là để người nghe rời khỏi quá khứ rời khỏi vị lai về với các hiện tượng thân thọ tâm pháp đang là, nhưng vì chưa thấy căn bản nên còn tách rời thân thọ tâm pháp thành bốn đối tượng riêng biệt để quán niệm, cho nên tuy nói là Tâm nhưng vẫn là Sắc tâm, là Ngoại, là Vật chứ không phải cái Tâm chân chính nơi mình, giờ con mới biết thân thọ tâm pháp chỉ là một nơi tâm mình; tuy là một, bất động, ở nơi mình nhưng lại tự động tức khắc hiển thị bất cứ thứ gì ở bất cứ mọi nơi.

Ranh giới thật mong manh, cũng là câu kinh ấy, thoại đầu ấy, nhưng trong mắt người coi thường và thiếu nhẫn nại với những sự thật gần gũi đơn giản nơi tâm mình, cứ hướng ngoại cầu chân và hướng ngoại cầu huyền thì còn không bằng những lý thuyết trong bộ môn tâm lý học; song dưới con mắt tâm địa pháp nhãn thì đó là cả thế giới chân thực, vi diệu. 

"Trùng trùng thế giới triển khai,
Đều do tâm thể Như Lai chói loà,
Rút đao cắt mảy trần sa,
Đều do tác dụng Thiền Na nhiệm màu,
Cứu cánh nào có xa đâu,
Luôn luôn thể lộ ngay đầu lông mi,
Gần gũi đơn giản vô vi,
Mà bao quát mọi thần kỳ biến thông".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Sādhu lành thay! Đúng như vậy!

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trọn vẹn tỉnh thức với thực tại, mọi việc sẽ hanh thông và đổi mới

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:00 18/05/2024

Hỏi: Nhiều lúc con ngồi niệm Phật mà nước mắt cứ chảy dài, ngồi thiền hít thở thì bao nhiêu tạp niệm cứ nhảy múa trong đầu con và nỗi niềm đau khổ thương cho thân phận mình. Có phải nghiệp con còn nặng quá đúng không Thầy?

Suy nghĩ rồi suy diễn thì làm sao có được thân tâm an lạc?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 20:00 16/05/2024

Hỏi: Khi nghe ai nói gì thì con hay nghiền ngẫm, suy nghĩ rồi suy diễn lung tung, vậy làm sao con giữ được cái tâm an lạc? Xin thầy cho con biết làm cách nào để diệt được sân si, khỏi phiền não và thân tâm an lạc?

Lòng vị tha giúp ta vui vẻ chấp nhận mà không cần cố gắng

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:30 16/05/2024

Hỏi: Con mới sang Nhật làm việc con cảm thấy mệt mỏi quá ạ, ngày nào cũng làm từ sáng đến 11.30 đêm do áp lực công việc. Con thấy mình không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại muốn bỏ cuộc nhưng lại không rõ mình bỏ cuộc có đúng không. Con cũng đã cố gắng rồi mà chẳng biết làm sao nữa.

Pháp danh “Phổ Hiền” có quá lớn lao?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:20 13/05/2024

Hỏi: Pháp danh của con là Phổ Hiền, thưa thầy Phổ Hiền là tên của một vị Bồ tát, vậy pháp danh của con có "lớn lao" quá chăng! Hay con vẫn gìn giữ và tôn trọng, vẫn nhớ về vị thầy thuộc Hệ Phái Khất Sĩ của mình, và thực hành hạnh bố thí, phóng sanh v.v...để học hạnh Bồ Tát Phổ Hiền?

Xem thêm