Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 05/08/2014, 09:25 AM

Chùa Bồ Đề, vì 'đời' mà tội tình cho 'đạo'

Nhìn về câu chuyện của chùa Bồ Đề, xin hãy xem đó như là một vết thương của thời "lỗi đời, lỗi đạo".

Thông tin một bảo mẫu chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) bị công an bắt vì tội buôn bán trẻ em đang khiến dư luận thấy sốc, thấy phẫn nộ. Nhưng xin đừng ai quên vì sao mà lại có những đứa trẻ chùa Bồ Đề, chúng không phải từ trên trời rơi xuống.

“Chúng ta đang sống ở thời mạt pháp”, nhiều người đã cay đắng nói như vậy khi đọc những tin tức ở mục “Pháp luật” hay “vụ án” có liên quan đến chùa chiền và các vị tăng, ni. Nào là sư giết và phi tang xác bạn gái, nào là sư về làng đòi ô tô… và mới đây nhất là bảo mẫu chùa Bồ Đề bị bắt vì buôn bán trẻ.
Những đứa bé bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề. Ảnh VNE
Chùa Bồ Đề - một ngôi chùa nổi tiếng đã lâu vì đã có quá nhiều bài báo viết về nó, như một thiên đường của tình thương, nơi che chở cho những đứa trẻ bị bỏ rơi khi cuống rốn còn tươi dòng máu mẹ, những cha mẹ bị con cái đuổi ra khỏi nhà. Cũng là nơi chứa đựng mọi bi kịch của thế gian.

Nhưng dần dần mọi chuyện không còn như trước nữa. Trẻ quá đông dẫn đến sự chăm sóc thiếu chu đáo, bắt đầu có tiếng xì xào về tiền bạc quyên góp của các vị phật tử có lòng từ tâm, sư trụ trì lên tiếng xin không nhận hiện vật, chỉ nhận tiền cứu trợ… đã khiến cho hình ảnh “ngôi chùa thiên đường” bắt đầu có gợn.
Những người già không người phụng dưỡng tá túc ở chùa Bồ Đề. Ảnh VNE
Và cho đến mới đây, chị Trang, một bảo mẫu trong chùa bị bắt vì tội buôn bán trẻ. Như một giọt nước làm tràn cốc, và dư luận lại càng phẫn nộ, lại càng đổ xô vào lên án hành vi này. Chùa Bồ Đề vì thế mà lại khoác thêm một tiếng xấu.

Nhưng xin bạn đọc hãy nghĩ mà xem, vì đâu mà có tất cả những câu chuyện đau lòng này, nếu không phải vì “đời” đã làm tội tình cho “đạo”? Nếu những đứa bé đáng thương ấy không bị cha mẹ chúng chối bỏ, đem bỏ đi như một món đồ vô thừa nhận sống chết chẳng ai hay. Nếu những bậc già cả không bị con cháu đuổi ra khỏi nhà, lang thang ốm đói, thì nhà chùa có phải mở lòng ra mà hứng đỡ tất cả những thứ phế phẩm của sự lỗi đạo của cuộc đời đó hay không?

Trước khi lên tiếng “mắng mỏ” thời “mạt pháp”, trước khi lên án ngôi chùa - một biểu tượng rất đẹp đẽ của đạo Phật, xin mỗi người chúng ta hãy thư thả vài phút giây mà soi chiếu tận lòng mình.

Qua báo chí, tôi đã đọc thấy rất nhiều bi kịch của những đứa bé bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề, có đứa vì bệnh tật hiểm nghèo, có đứa vì mẹ nó là gái mới lớn lỡ dại, nhưng ông bà nó quyết không mở lòng thương, quyết bắt con mình đem cháu đi cho, đi bỏ ở đâu thì bỏ, để còn lấy chồng. Những bi kịch như thế, hỏi có đáng đau lòng, đáng phẫn nộ hơn câu chuyện đang xảy ra hôm nay hay không?

Tôi không bênh vực cho bảo mẫu Trang, cũng là người mẹ của vài đứa con nhỏ, chuyện sai chị gây nên thì chị ta phải chịu hậu quả trước pháp luật. Nhưng bảo mẫu Trang cũng chỉ là một mắt xích trong cái chuỗi sai vì sự lỗi đạo của cuộc đời. Cha mẹ lỗi đạo làm cha mẹ, con cái lỗi đạo làm con cái. Vì thế xin đừng đổ hết mọi tội lỗi lên đầu chị Trang.

Hãy nghĩ mà xem, nếu hệ thống an sinh xã hội của chúng ta ưu việt hơn, thì liệu một ngôi chùa, dù lòng Phật từ bi như hải hà, có phải mở cửa để hứng hậu quả của mọi bi kịch cuộc đời vậy không?

Nếu các vị lãnh đạo quận huyện, thành phố thực sự có tâm, đến thăm các cháu, thấy điều kiện ăn ở quá chật chội, quá mất vệ sinh, quá không đảm bảo, thì có nên dùng tiền ngân sách trích ra xây dựng một cơ sở chăm nuôi đúng chuẩn, đưa các cháu về đó. Chẳng có dân nào mà không ủng hộ quyết định này. Chỗ rơi rớt của những công trình xây dựng bị lãng phí, những nhà vệ sinh tiền tỷ, những vỉa hè tiền tỷ, giá mà rớt được về những chỗ này một ít thì sẽ không có bi kịch hôm nay. Là tôi cứ ước ao như thế.

Nhìn về câu chuyện của chùa Bồ Đề, xin hãy xem đó như là một vết thương của thời lỗi đời lỗi đạo. Khi những đứa trẻ vừa lọt lòng mẹ, cuống rốn còn chưa rụng, đã bị vứt ra đời như một món đồ bỏ đi, thì tất có người sẽ xem đứa trẻ như một món hàng mà đem bán nó. Cha mẹ chúng còn không thương nổi chúng, thì ai thương giùm chúng đây?

Vì thế tôi mong trước khi thốt ra một lời lên án những chuyện xấu đang xảy ra ở chùa Bồ Đề, xin tất cả mọi người hãy tĩnh tâm một chút, để nghĩ về việc người đời chúng ta phải sống sao cho đúng đạo. Để đừng có thêm nữa những đứa bé đỏ hỏn bị cha mẹ bạc tình mang đến bỏ ở chùa, đừng có những bậc cha già mẹ héo bị con cái vô đạo đuổi ra khỏi nhà.

Điều ấy có ý nghĩa hơn ngàn vạn lời oán trách, xỉ vả.

Mi An
Nguồn: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/chua-bo-de-vi-doi-ma-toi-tinh-cho-dao-3050416/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm