Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/07/2023, 08:30 AM

Chứng ngộ (Phần 3)

Nhằm tới mục tiêu chứng ngộ cần hội đủ hai điều kiện thiết yếu lý giải và hành trì, nói nôm na là lý thuyết và thực hành, Phật học gọi là lý sự viên dung. Người lý giải giỏi có nhiều học thức nên gọi là học giả, người hành trì thành thạo có nhiều kinh nghiệm nên gọi là hành giả.

2. Trường hợp điển hình: Chứng ngộ lý nhân quả

Trong sự hoằng pháp truyền bá giáo lý đạo Phật sự lý giải minh bạch cặn kẽ bằng lời nói văn tự nhiều khi vẫn không đạt tới kết quả là tận diệt Nghi tâm. Sự lý giải tinh vi cần được bổ sung bằng sự trình bầy trường hợp điển hình. Sau đây là tiến trình chứng ngộ lý nhân quả lần lượt theo thứ tự Tín Giải Hành Chứng:

Khởi tín tâm

Trước khi khởi phát Tín tâm là giai đoạn Nghi tâm. Hành giả còn chấp thủ sự phân vân ngờ vực, chưa có quyết tâm xác định đường lối nào trong cuộc sống thực tế hàng ngày. Lý Nhân Quả thì dạy Nhân nào Quả ấy, chữ Hán có câu Thiệt giả thiện báo, ác giả ác báo, ca dao có câu diễn ý tương tự:

Ở hiền thì lại gặp lành,

Ở ác thì lại tan tành ra tro!

Chứng ngộ (Phần 2)

02

Ngược lại, kinh nghiệm dân gian lưu truyền hậu thế có câu tục ngữ Làm ơn nên oán, làm phúc phải tội. Như vậy biết tin đàng nào là chân lý ? Phải chăng lý Nhân Quả không phản ánh được Sự Thật Chân Như mà chỉ là một lời khuyến thiện, không dẫn giải được bản thể lý Nhân Quả hay Luân Hồi Nghiệp Báo mà chỉ là một lời khuyên răn nên làm điều lành tránh điều dữ ?

Giai đoạn Nghi tâm này chấm dứt khi khởi phát Tín tâm. Sự chuyển hóa tâm thức như sau: Tín căn ai cũng có sẵn tiềm ẩn trong A-lại-da thức coi như một thành tố tạo nên Chân Tâm Thanh Tịnh ở con Người. Tín căn coi như một hạt giống gieo xuống đất, nằm yên một chỗ sau một thời gian thì nẩy mầm mọc lên thành cây con. Giai đoạn Nghi tâm là thời gian hạt giống chưa nẩy mầm. Sự nẩy mầm là sự khởi phát Tín tâm. Việc nuôi dưỡng hạt giống để nẩy mầm sớm hay muộn là do ở công đức hành giả trong cuộc sống hàng ngày, giống như người làm vườn lo bón phân tưới nước, bắt sâu nhổ cỏ dại để cây mau đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết trái. Tín tâm là một thành tố tạo nên Sinh lực tức nguồn sống ở con Người, Phật học gọi thành phần sinh lực này là Tín lực.

Lý giải

Sau khi có Tín tâm cần phải trả lời câu hỏi nguyên do nào dẫn đến niềm tin Nhân Quả? Lý giải là dùng suy ngẫm cân nhắc để trả lời có tính cách chủ quan, nói nôm na là dùng lý thuyết để cắt nghĩa niềm tin. Người lý giải giỏi cần có nhiều học thức, do đó có danh xưng gọi là học giả. Mục tiêu sự Lý giải là hướng dẫn tín lực đi đến chánh tín, là một trong Bát Chánh Đạo, tránh sự lạc vào Mê Tín của Tà Đạo Ma Giáo.

Bản thể của Nhân tánh là chân thiện, lý nhân quả có tánh Nhân bản lấy con người làm gốc, do đó lý Nhân Quả nhằm đạt tới cứu cánh vừa chân vừa thiện. Lời nhận định cho rằng lý nhân quả chỉ là lời khuyến thiện, không phản ảnh được sự thật chân như, do đó chỉ đúng có một nửa và sai một nửa. Hơn nữa, hiệu năng của sự khuyến thiện là nên làm, làm thì tốt còn không làm thì cũng không sao. Trong khi hiệu năng của lý chân như thể hiện ở lý Nhân Quả có tác dụng đến tất cả mọi người, mọi vật dù khi tác nghiệp có ý thức hay vô thức, trong tất cả mọi cảnh duyên dù thuận cảnh hay nghịch cảnh.

Hành trì

Nhằm tới mục tiêu chứng ngộ cần hội đủ hai điều kiện thiết yếu lý giải và hành trì, nói nôm na là lý thuyết và thực hành, Phật học gọi là lý sự viên dung. Người lý giải giỏi có nhiều học thức nên gọi là học giả, người hành trì thành thạo có nhiều kinh nghiệm nên gọi là hành giả. Câu hỏi đặt ra: Học thức và kinh nghiệm, học giả và hành giả bên nào hơn bên nào kém ?

Phật dạy lý sự viên dung nghĩa là cả hai bên đều cần thiết như nhau vì cần bổ sung điền khuyết cho nhau, khế hợp hội nhập vào nhau để tạo thành một đạo lực duy nhất. Nếu thiên lệch về bất cứ bên nào sẽ làm cho suy giảm Đạo lực trên đường tiến tới chứng ngộ. Chủ thuyết thực dụng chủ trương Mười điều hiểu biết không bằng Một việc thực hành. Lập luận này thiên chấp về hành trì, coi quá nhẹ phần lý giải. Ngược lại, lập luận thiên chấp về lý giải lại biện hộ rằng Không hiểu biết tường tận rồi làm sai không đem lại lợi ích gì lại còn tác hại, như vậy đừng làm còn hơn là làm. Cả hai lập luận thiên chấp đều không phù hợp với chủ yếu Trung Đạo Lý Sự Viện Dung trong giáo lý đạo Phật. Lý Sự Viện Dung là kim chỉ nam trong giai đoạn Hành Trì.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm