Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 31/08/2021, 09:21 AM

Chúng sinh khổ nguyện xin cứu khổ

Chúng sinh thì ai cũng có nghiệp ác cả, chẳng qua là ít hay nhiều mà thôi, và khi đã có nghiệp ác thì sẽ có quả báo đau khổ xảy ra. Khi họ bị quả báo như vậy, chúng ta cần phải phát tâm từ bi, để đến cứu giúp...

Đức Phật và đại nguyện giáo hóa chúng sinh

Chúng sinh thì ai cũng có nghiệp ác cả, chẳng qua là ít hay nhiều mà thôi

Chúng sinh thì ai cũng có nghiệp ác cả, chẳng qua là ít hay nhiều mà thôi

Gần đây, tôi thấy có một vị Phật tử bị chấp vào tà kiến như sau: Trong thời buổi dịch bệnh như hiện nay, có rất nhiều người đang phải trả nghiệp bị bệnh, bị đói, bị tù túng...

Vị chấp vào tà kiến này cho rằng:

"Không nên đi giúp đỡ cứu trợ những người đang bị khó khăn như kể trên, vì họ đang trả quả báo, cứ để cho họ trả cho mau hết nghiệp, chứ mình can thiệp vào thì họ sẽ không chuyển được nghiệp".

Nghe thì có vẻ có lý đúng không quý vị, nhưng đây là một tà kiến hết sức sai lầm nghiêm trọng.

Vị nào chấp như thế, thì khi bị bệnh, bị tai nạn... đừng có đến bệnh viện đừng có gặp bác sĩ, hãy cắn răng mà chịu đựng để cho hết nghiệp.

Chúng sinh thì ai cũng có nghiệp ác cả, chẳng qua là ít hay nhiều mà thôi, và khi đã có nghiệp ác thì sẽ có quả báo đau khổ xảy ra.

Như quả báo bị đói không có gì ăn, quả báo bị bệnh, quả báo bị ngộp thở, quả báo bị tù túng ở tù...

Khi họ bị quả báo như vậy, chúng ta cần phải phát tâm từ bi, để đến cứu giúp, đây là sự gánh nghiệp một vài phần cho họ, giúp họ giảm bớt khổ đau khi đang trả nghiệp.

Người giúp như vậy sẽ được rất nhiều phúc báu, nghĩa là sau này nếu mình bị khó khăn cũng sẽ có nhiều người đến giúp mình.

Còn nếu chúng ta chấp vào tà kiến không chịu giúp người khác, để cho họ trả nghiệp, thì tới lúc mình khổ cũng vậy, sẽ chẳng ai đến giúp, như bị tai nạn rồi cứ nằm đó cho đau đớn, chảy máu,...và sợ khi không có ai giúp như thế các vị sẽ không có vượt qua được đâu, sẽ mất mạng sớm.

Do đó, người chấp vào tà kiến là không chịu giúp người khác khi họ bị quả báo khổ là hết sức nguy hiểm.

Chấp như thế, sống như thế thì sau khi chết rất dễ đoạ vào súc sinh, lúc này khi sống trong kiếp của các loài súc vật, quý vị sẽ cảm nhận được sự lạnh lẽo, ít có tình cảm của loài súc sinh.

Hơn nữa, khi chấp vào tà kiến như vậy thì sao quý vị có thể ngồi mà tụng kinh, trì niệm chú Đại Bi hay là niệm danh hiệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, hay Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát được....Bởi vì hạnh nguyện của các Ngài là cứu khổ chúng sinh mà.

Trong khi các vị không có chịu cứu khổ chúng sinh, cứ để mặc cho chúng sinh khổ, thì sao xứng đáng trì niệm danh hiệu của các Ngài được.

Khi đã xưng tán danh hiệu các Ngài, thì các vị cần phải tập sống giống như hạnh nguyện của các Ngài thì mới tương ưng, mới linh ứng. (Không được 10 phần thì cũng được 1, 2 phần).

Là người đệ tử Phật quý vị cần phải có tâm từ bi lớn, cứu độ lớn để giúp đỡ chúng sinh.

Là người đệ tử Phật quý vị cần phải có tâm từ bi lớn, cứu độ lớn để giúp đỡ chúng sinh.

Tất cả chúng sinh đều có Phật tính

Như hạnh nguyện của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát là: "Khi nào Địa ngục chưa trống không thì Ngài chưa thành Phật". Thì các vị trì niệm danh hiệu của Ngài, ít ra cũng phải cứu độ được vài người chứ, như lúc nhiều người đang bị cách ly không có lương thực, ta cũng mua và cho được vài suất miễn phí, để họ ăn sống cầm cự được một tuần hai tuần... Đây là đang cứu độ chứ gì nữa.

Tóm lại là người đệ tử Phật quý vị cần phải có tâm từ bi lớn, cứu độ lớn để giúp đỡ chúng sinh.

Đây là cách để chuyển hoá lòng ích kỷ của chính mình rất tốt, lại còn giúp tăng trưởng được lòng vị tha, tâm từ bi, gia tăng được công đức phước báu, ....

Những yếu tố này mà thành tựu, thì con đường tu của quý vị đang tiến về gần hơn với Chư Phật, Bồ Tát. Còn cứ chấp vào tà kiến như trên, thì ngày quý vị được trở về với cõi Phật hơi bị xa đấy...

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát

Th Nhuận Hòa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm