Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 18/01/2017, 08:35 AM

Chúng vương tử xuất gia

Kỳ Viên tịnh xá ở thành Xá Vệ cách quê nhà của Phật và kinh thành Ca Tỳ La không xa, vua Tịnh Phạn chính là phụ hoàng của Ngài, vua biết được Thái tử đã là một vị Phật Đà giác ngộ, vì nhớ thương nên đã phái một vị đại thần thỉnh Phật về nước.

Lúc Phật trở về nước, đầu tiên là cùng các vị đệ tử vào thành khất thực sau cùng mới về đến cung vua. Lúc gặp lại La Hầu La và công chúa là Da Du Đà La, Phật thấy nơi mắt Da Du Đà La ngấn lệ vừa kính quý vừa giận bực đang nhìn Ngài. Nhưng khi Phật nói chuyện cùng công chúa, Da Du Đà La đột nhiên quỳ xuống lắng nghe lời khai thị của Phật. 

Phật chậm rãi nói: “Nàng vất vả quá! Tuy ta thiếu sót với nàng nhưng ta đã không thiếu sót với chúng sinh. Xin nàng hãy vì ta mà hoan hỷ, vì bổn nguyện này ta đã trải qua nhiều kiếp nay mới đạt được. Nói xong Phật lại nhìn La Hầu La và hiền từ nói: “Nhanh thật! Con đã cao lớn thế này rồi!” Phật dường như không có tình cảm nhưng lại giống như là có quá nhiều tình cảm, lời nói của Ngài có thể cảm động người nghe, người nhìn thấy Ngài, họ đều xúc động muốn khóc thật nhiều. 

Đặc biệt là lúc Phật thuyết pháp, mọi người đều chăm chú lắng nghe, việc đức Phật trở về Ca Tỳ La và dùng chân lý vô giá để ban tặng mọi người, mọi người không chỉ hoan hỷ tin thọ mà còn tự cho rằng đất nước họ đã có một vị Phật giáng sinh, đây là niềm vinh hạnh rất lớn không gì sánh bằng. Phật tùy duyên thuyết pháp ở nước Ca Tỳ La được vài lần, sau đó những hạt giống bồ đề này dần tăng trưởng trong lòng mọi người, đối với vua Tịnh Phạn hay ngay cả các vương tử trong dòng họ Thích Ca, họ đều muốn xuống tóc xuất gia.

Vua Tịnh Phạn có ba vị vương đệ, mỗi vị vương đệ đều có hai vương tử, từ lúc Phật trở về nước đến nay, vương tử Đề Bà Đạt Đa và A Nan con vua Bạch Phạn, vương tử A Na Luật con vua Cam Lộ Phạn, vương tử Bạt Đề và Bà Sa con vua Hộc Phạn… đều phát tín tâm xuất gia theo Phật. Đặc biệt là vương tử A Na Luật sau khi nghe lời giáo huấn của Phật xong, hết sức kính phục Ngài, ông đem suy nghĩ của mình nói cùng Bạt Đề vương tử, Bạt Đề vương tử cũng cùng một suy nghĩ như thế, các vương tử khác cũng đều tán thành, họ quyết định cùng nhau phát tâm xuất gia làm Sa môn.

Họ hẹn nhau và không để người trong cung biết, mỗi người đều tự đến nơi thợ hớt tóc Ưu Ba Ly để xuống tóc. Lúc xuống tóc cho các vương tử Ưu Ba Ly hoảng hốt đau lòng nói với các vị vương tử rằng: Từ khi tôi đến cung vua làm nô lệ, hớt tóc cho các vương tử, các vị đều quý trọng tôi, nhưng nay các vị tin Phật xuất gia bỗng dưng tôi cảm thấy đau lòng và cũng muốn xuất gia. 

Các vương tử biết Ưu Ba Ly đang khó chịu trong lòng, nên liền trao tặng Ưu Ba ly các đồ trang sức trên người, lại còn dặn dò bảo trọng không nên đau lòng.

Sau khi xuống tóc khoác lên mình chiếc áo Sa môn ai nấy đều vui vẻ mỉm cười và cáo biệt Ưu Ba Ly. Họ đi về phía rừng Ni Câu Đà tìm Phật. Lúc Phật nhìn thấy chư vị vương tử Ngài rất hoan hỷ cho phép họ xuất gia. Từ đó các vị vương tử sống theo cuộc sống phạm hạnh của tăng chúng.

Thích Thiện Phước
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm