Chuyện một cậu bé ăn xin ở Trà Vinh hình dáng giống con bò

Sư thầy Giác Liên, trụ trì tại chùa Phước Hải, tỉnh Vĩnh Long từng kể về những câu chuyện nhân quả mà chính thầy đã chứng kiến trong kiếp tu hành của mình.

Một trong nhiều câu chuyện thầy Giác Liên hay nhắc đến nhất đó là câu chuyện về một cậu bé tên Hiền, sống ngày qua ngày bằng việc xin ăn tại chợ Trà Vinh với hình dáng và thân thể giống như thân thể của một con bò.

Cậu bé Hiền được sinh ra và lớn lên trong một gia đình với nghề mổ bò truyền thống ở Trà Vinh. Ông nội của Hiền cũng nhờ nghề này mà đã trở nên khấm khá, giàu có. Một ngày nọ, trước khi chuẩn bị làm thịt một con bò cái, bỗng nhiên ông liền nằm thấy chiêm bao, trong giấc mơ có một người đàn bà đi đến bên ông và nhìn ông khóc lóc, van xin rằng: “Tôi van xin ông, ông làm ơn đừng giết tôi, hãy để tôi sinh con xong rồi thì ông có thể giết”.

Điều lạ là trong một đêm, không những ông chỉ mơ thấy một lần mà tới 3 lần cùng một giấc mơ. Ông bèn mang câu chuyện này đi kể cho vợ nghe thì người vợ có khuyên ông rằng không nên mổ thịt con bò này mà hãy tiếp tục nuôi nó để cho nó đẻ. Suy đi tính lại, không hiểu sao cuối cùng ông vẫn quyết định làm thịt nó để bán.

Sáng sớm hôm sau, con bò này kêu la to và khủng khiếp hơn so với nhiều con bò khác mà ông đã từng thịt, nó lăn lộn, giãy giụa tới mức bứt cả sợi dây trói. Cuối cùng thì nó vẫn phải chết, cái cảnh tượng của con bò khi đó khiến ông nội Hiền nhớ mãi cho đến sau này vẫn không thể quên được, chính là cái đầu nó cứ lắc lư qua lại mãi như thể nó vẫn đang còn sống.

Điều trùng hợp ở đây là một thời gian sau khi ông giết con bò đó thì con dâu ông trở dạ sinh đứa cháu nội đầu tiên – cháu đích tôn của ông. Sẽ không có gì đáng nói nếu như cháu của ông khi sinh ra không mang trên người những dị tật rất giống với hình dáng của một con bò. Đó là con vật môi thì bị sứt, mắt thì lồi chân tay thì cong queo không đi được, phải bò, riêng cái đầu thì cứ lắc lư qua lại không thôi.

Đứa trẻ đó chính là Hiền. Khi nhìn hình ảnh của cháu mình, người ông không thể nào không liên tưởng đến cái chết của con bò cái mà ông đã giết thịt, đặc biệt là về động tác lắc lư cái đầu. Nhìn hình ảnh cháu và những chuyện đã qua, ông như đã hiểu nguyên nhân sâu xa vì sao mà cháu mình khi mới sinh ra đã bị như vậy.

Ông vô cùng hối hận và muốn sửa sai, muốn chuộc lại lỗi lầm của mình, ông quyết định bỏ cái nghề đã tồn lại từ lâu đời và là nguồn làm giàu của gia đình từ xưa đến nay. Ông bỏ hẳn việc sát sinh bò. Bên cạnh đó, vì lo chữa trị cho cháu, có bao nhiêu của cải, tiền bạc ông đều dốc hết. Tuy nhiên cậu bé vẫn phải sống và mang trên mình những dị tật như vậy.

Không những thế, khi lên 10 Hiền đã phải lần lượt mất đi những người thân của mình vì ai cũng mang trọng bệnh và chết bất thình lình, em phải bò lê la ra chợ để xin ăn. Cứ mỗi lần xin ăn, không hiểu như có ai đó xui khiến, Hiền vừa lết vừa kêu gào, khóc lóc rất thảm thiết: “Xin mọi người, xin các chú các bác, các cô các dì đừng giết con, con là con bò…”.

Đây là một câu chuyện có thật về luật nhân quả, tái sinh, về quả báo có ý nghĩa đối với nhiều người dân Vĩnh Long.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ đối với dân tộc trong thể kỷ XIII

Nghiên cứu 15:21 24/04/2025

Tuệ Trung dùng trí tuệ rộng lớn, trí tuệ bát nhã của Bồ tát để có thể chuyển hóa phiền não, đau khổ của con người thành Niết Bàn.

Như mộng, như huyễn

Nghiên cứu 14:54 24/04/2025

Mặc dù các pháp được ví như “mộng, huyễn” nhưng không phải là vô nghĩa. Chúng có giá trị trong sự vận hành của nhân duyên hiện tại, là những phương tiện giúp hành giả sống trọn vẹn và lợi ích.

‘Giải mã’ thêm về hiện tượng ‘toàn thân xá lợi’ của hai vị Thiền sư chùa Đậu

Nghiên cứu 10:51 23/04/2025

Không chỉ làm sáng rõ những giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo đặc sắc của chùa Đậu, Hội thảo khoa học “Chùa đậu (Thành Đạo tự) và dấu ấn hai vị thiền sư họ Vũ trong dòng chảy văn hóa dân tộc” diễn ra sáng 19/4, đã “giải mã” thêm về hiện tượng “Toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư này...

Một số vấn đề về Phật giáo ở Thanh Hóa thế kỷ XIX

Nghiên cứu 08:22 21/04/2025

Mộc bản triều Nguyễn là tài liệu quý giá, phản ánh hoạt động của triều Nguyễn. Mặc dù tư liệu mộc bản triều Nguyễn liên quan đến Phật giáo ở Thanh Hóa không nhiều nhưng qua đó đã cho thấy triều Nguyễn có nhiều ưu ái với Phật giáo, nhất là những ngôi chùa nhà nước, chùa có liên quan đến vua, người thuộc dòng dõi nhà vua. Tư liệu Mộc bản về chùa Khánh Quang ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa là một điển hình cho chính sách ưu ái của triều Nguyễn đối với Phật giáo.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo