Chuyện ông cháu
Con người dùng toàn bộ thời gian cho sinh kế và thụ hưởng quên mất tư duy (rèn luyện chánh tư duy), không biết tha thứ, không biết yêu thương, không tự điều chỉnh mình hay nói chữ một chút đó là luôn luôn phản tỉnh, thì dễ dẫn đến trầm cảm, đến thần kinh.
Hôm nay, nội nhắc đến một người mà có khi trong chi họ nhà mình quên luôn tên gọi, quên luôn thứ bậc trong gia đình vì người đó luôn bận rộn, chỉ khi nhà có việc trọng đại, như giỗ ông cố, bà cố mới có mặt hay như đám tang ông Năm vừa rồi. Đó là bà Chín.
Trong gia đình, ngoài hai người con đã bỏ từ bé, không nuôi được, bà cố còn sinh ra năm người con trai, một người con gái. Ông Tư, ông Năm, ông nội đây - thứ sáu, Ông Bảy, Ông Tám (năm thằng con trai - mà theo lòng tin truyền thống là ngũ quỉ) và bà Út. Sinh ngũ quỉ là gia sản tiêu tan, theo sự mê tín của người xưa. Bà cố sinh ông Bảy đến 7 năm sau mới sinh ông Tám. Rồi 7 năm sau nữa mới đến bà Út. Bởi vậy, sau khi có ông Tám, bà cố cũng lo lắng vì không có mụn con gái. Hồi nhỏ bà cố thường cho ông Tám mặc đồ con gái, mong có đứa con gái để phá bỏ những điều tiếng về ngũ quỉ. Cuối cùng bà cố xin đứa con nuôi, đó là bà Chín. Không biết bà Chín là con thứ mấy được mẹ mình sinh ra nhưng về nhà nối với ông Tám nên có thứ Chín. Nội biết bồng em từ hai đứa em gái này. Bà Chín cũng là đứa con được yêu thương trước khi bà Út được sinh ra. Nhưng sau này, khi có bà Út thì bắt đầu số phận hẩm hiu. Sau 1975, cả nhà hồi hương về cái làng Nhà Đỏ này, giờ gọi là Tân Bình - Bắc Tân Uyên.
Chuyện về những người sống quanh tôi
Việc bà Chín lấy chồng cũng là cuộc trốn chạy sự hắt hủi, phân biệt đối xử của bà cố. Có lúc, cũng quần quật chuyện đồng áng về chưa kịp bắt nồi lên là bị gõ đũa lên đầu. Nội chợt nhớ chuyện nàng dâu bị gõ đũa, nếu bà Chín mà có đỉa sinh trong đầu chắc vỡ ra đỉa con tung tóe.
Bà Chín mất tích. Lúc này ông cố về hưu, còn ông nội làm việc ở huyện ủy Tân Uyên. Ông nội được triệu hồi tìm tung tích bà Chín. Ông nội dò tìm thông tin và cuối cùng tìm ra bà Chín ở Bình Mỹ, cách đấy vài cây số. Nội chở ông cố đến tận nhà. Ông cố quát tháo, bà Chín riu ríu lên xe, nội chở về, tống ba luôn.
Gia đình bên chồng của bà Chín hôm sau chạy sang cũng cậy người nói chuyện. Nội gần như vai trò chính. Bà Chín được chính thức theo chồng đường đường chính chính mấy hôm sau đó bằng bữa cơm gia đình, đơn giản, đạm bạc. Trốn đi với 2 bộ đồ, bị bắt về, rồi chính thức theo chồng cũng là vài bộ đồ, không có gì khác.
Nhưng từ lâu, ít người biết bà Chín là con nuôi với sự cư xử của ông cố. Còn bà cố, thực ra chỉ khi không có ông cố mới gõ đũa lên đầu bà Chín. Bà Chín vẫn xem mình là con trong gia đình. Đám tang bà cố, bà Chín khóc như khóc mẹ ruột. Sau này, khi có chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, nhiều người khuyên bà Chín đăng ký tìm mẹ. Có người thêu dệt mẹ bà Chín giờ là người giàu có lắm. Bà Chín không và không, chẳng phải không mang gốc gác, họ hàng, tổ tông mà... chẳng ai hiểu được vì sao. Nhưng nội hiểu, xới lên làm gì khi mọi thứ đã qua, cứ đi tới bằng lòng tin và tình yêu. Vậy thôi.
Và cũng chính vì đỉa không chui vào tai, sinh con đẻ cái mà cái tình trong bà Chín trọn vẹn, đong đầy. Đám tang ông Tư, rồi đám tang ông Năm, chứ chưa nói đến đám tang ông cố, bà cố, bà Chín khóc đến muốn ngất đi. Trong đám tang, lúc nào cặp mắt cũng đỏ hoe. Nội không muốn nhắc đến những lời xúc xiểm mà ông Bảy dành cho bà Chín trong đám tang bà cố. Ông Bảy thuộc dạng bệnh trầm cảm rất nặng. Rất ít người biết về tình trạng bệnh này. Căn bệnh mà giới thần kinh học gọi là phân liệt tâm thần hoang tưởng. Một dạng thần kinh bệnh lý gần như hết thuốc chữa. Mà mọi điều âu cũng là nhân quả.
Một khi con người cứ bước tới, bất chấp, bằng sự hiếu thắng, bằng sự nông nổi, bằng những hằn thù vô cớ. Nói chung, cách mà nội thường nói: Con người dùng toàn bộ thời gian cho sinh kế và thụ hưởng quên mất tư duy (rèn luyện chánh tư duy), không biết tha thứ, không biết yêu thương, không tự điều chỉnh mình hay nói chữ một chút đó là luôn luôn phản tỉnh, thì dễ dẫn đến trầm cảm, đến thần kinh. Nặng hoặc nhẹ thôi, không thể khác.
Bà Chín chẳng được học hành bao nhiêu nhưng là người biết tha thứ, biết yêu thương mọi người hay nói ví von, không bị đỉa chui vào tai sinh con đẻ cái, nên có việc lại chạy về, coi nhà từ đường như từ đường của mình, dòng tộc của mình. Đám tang ông Năm, bà Chín buộc dỡ rạp ngay khi động quan. Nội cười: Bây giờ có để nguyên rạp ở đó, trù cho anh chết rồi làm đám tiếp cũng không sao đâu, anh sống dai lắm, tin anh đi. Khi nào các em đi hết anh mới đi. Thật mà!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm