Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 12/07/2021, 16:05 PM

Chuyện Phật đời xưa: Quạ, chó sói và nhà sư

Thuở xưa, có một người chết, người nhà đem thây ra bỏ trong rừng, dưới gốc cây. Liền đó, có một con chó rừng và một con quạ tìm đến để ăn thây chết. Hai con gặp nhau, chào hỏi và khen tặng nhau lắm lời.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Quạ ngâm thơ khen chó sói rằng:

Chúa lâm quả thật tốt hình dung,

Đầu láng như sư trước cửa không.

Lông lá mịn màng, nai dễ sánh?

Dịu dàng tướng tá điệu phù dung.

Chó nghe, lấy làm khoái ý, đứng dưới gốc cây ngước lên hoạ lại rằng:

Này ai trên đó tiếng ung dung,

Ngôn ngữ ra màu sắc với không.

Trí tuệ sáng soi cùng bốn hướng,

Thánh hiền đâu kém đức nhiêu dung.

Quạ nghe, hết sức vui lòng, bèn ngâm thêm một bài nữa tặng chó rằng:

Đường đường thánh đế há thường nhân?

Bởi biết ngài đây tớ đến gần.

Vua cả, loài hươu nào dám ví,

Rõ ràng long thể đẹp mười phân.

Chó lại càng khoái ý hơn, hoạ lại rằng:

Lời ngay vốn của bực cao nhân,

Ta lại biết ta, há chẳng gần?

Quân tử một phen cùng hội hiệp,

Âu là xơi thịt một vài phân.

Gần đó có một vị sư đã lánh mình vào nơi thanh tĩnh để tu tập. Thật là một người trong sạch, thông minh, lại đang dốc chí tu học.

Nhà sư nghe hai con vật quái gở khen tặng nhau qua lại như vậy, bèn nghĩ rằng: “Hai con vật này cứ ca tụng nhau bằng những lời hoa mỹ cầu kỳ đến vô lý, không có chỗ nào là thành thật cả.”

Ngài liền đọc lên một bài thơ rằng:

Nhố nhăng bay những nói dông dài,

Hẳn thật là bay láo cả hai.

Ẩn núp ăn theo ba miếng thúi,

Lại còn múa mép với khoe tài.

Quạ nghe nhà sư châm biếm như thế thì giận lắm, mới ngâm hoạ lại rằng:

Cớ chi lão trọc bảo dông dài,

Hùm, phụng từng ưa thịt cả hai.

Thế sự nguôi chưa mùi tục luỵ?

Còn mong cướp lấy sắc hay tài?

Nhà sư thấy con quạ này còn ra sức cãi bướng, bèn đọc thêm một bài nữa rằng:

Lối cây hôi hám thúi khôn tày,

Cầm thú đâu còn léo hánh đây.

Một nắm đất hoang nơi rậm cỏ.

Ba bề rừng vắng chỗ chôn thây.

Khen cho quạ, sói là khôn vậy.

Tiếc bấy phụng, hùm chẳng biết thay!

Hai mặt gầm ăn người chết rục,

Lại còn xưng tụng khách cao tay!

Sự đời vẫn thế. Những kẻ dốt và bất tài lại thường hay hợm mình khoe khoang, nhất là khi có ai tâng bốc và bợ đỡ, thì họ càng vui thích biết bao! Như có ai trực tâm nói thẳng, họ chẳng bao giờ chịu nghe để sửa mình, mà lại còn sanh lòng oán ghét nữa.

Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật đã vạch ra con đường, để giác ngộ ta phải tự bước đi trên con đường đó

Kiến thức 17:00 19/05/2024

Đức Phật luôn khuyên mọi người hãy quay về với chính bản ngã của mình, để tu tập và sửa đổi. Ngài hiểu rằng, sự giác ngộ và giải thoát không thể nào được trao truyền từ người này sang người khác mà phải tự mình chứng ngộ, tự mình vượt qua những rào cản của chính mình.

Đừng lo cái không đáng lo

Kiến thức 13:15 19/05/2024

Theo tuệ giác Thế Tôn, người lo lắng những việc không đáng lo lắng và không lo lắng những việc đáng lo lắng là nguyên nhân khiến cho các lậu hoặc tăng trưởng và ngược lại chỉ lo những điều đáng lo, còn lại phải xả buông thì thân tâm được an tịnh, thảnh thơi.

Niềm vui của người tại gia và xuất gia

Kiến thức 11:40 19/05/2024

Đức Phật dạy người tại gia vì tự do mà được khoái lạc, an vui và người xuất gia vì không tự do mà được hoan hỷ, an lạc.

Thế gian giải là gì?

Kiến thức 18:00 18/05/2024

Trên kinh Địa Tạng đã nói là “vô số kiếp”, bạn phải chịu dày vò của khổ nạn. Đó là do bạn một niệm bất thiện, bạn ở ngay trong đời sống thường ngày tích lũy tội nghiệp, người như vậy chính là kẻ đáng thương mà chúng ta thường đọc thấy trên kinh điển.

Xem thêm