Có nợ thì phải trả, nhân quả chẳng thể sai chạy

Báo ứng có thể chưa đến ngay mà có quy luật ứng về sau nên nhiều người coi nhẹ mà sống buông lơi, sống gấp sẵn sàng hại người để mình được nhiều.

 Người xưa thường dạy: “Người làm gì Trời biết Đất biết”, vậy nên đừng tham những thứ không phải của mình, nợ thì phải trả, có ơn thì phải báo. Dù hành sự có kỹ lưỡng tới đâu cũng không che được Trời. Nếu không tự giác nhắc nhở bản thân, báo ứng sẽ không chừa một ai. Báo ứng có thể chưa đến ngay mà có quy luật ứng về sau nên nhiều người coi nhẹ mà sống buông lơi, sống gấp sẵn sàng hại người để mình được nhiều.

Một buổi sáng nọ, một anh thanh niên dậy sớm đi làm đồng. Trời lúc ấy vẫn còn đang tờ mờ tối, trên đường chẳng có một ai. Ở cách đó không xa, một phú ông cũng đồng thời đi ra khỏi nhà. Đang đi trên đường, bỗng phú ông nhìn từ xa có người đi tới, thân hình cao to vạm vỡ, trên tay còn cầm cây cuốc dài, trong lòng bỗng dưng sợ hãi, liền núp vào bụi cây ven đường.

Anh thanh niên lúc sau đi tới, nghe tiếng lùm cây đung đưa xột xoạt, dường như có con vật nào đang rúc vào đó. Anh nghĩ:

“Con vật to lớn này núp ở đây, nhất định đang rình mình tới gần để tấn công, chi bằng mình lấy công làm thủ”. Nghĩ tới đó, anh liền lấy cái cuốc bổ nhanh vào đầu con vật đó, “con vật” ngã nhào ra, chết ngay tức khắc.

Có nợ thì phải trả, nhân quả chẳng thể sai chạy 1

Báo ứng có thể chưa đến ngay mà có quy luật ứng về sau nên nhiều người coi nhẹ mà sống buông lơi, sống gấp sẵn sàng hại người để mình được nhiều.

Hiểu nhân quả để sống thiện

Thấy có gì đó không đúng, anh ta tiến lại gần, thấy hoá ra đó là một người đàn ông trung niên. Anh thanh niên hoảng hốt, chẳng ngờ mình vừa lỡ tay giết chết một người. Nhân lúc không có ai, anh trước tiên đào một hố đất rồi chôn cái xác vào trong đó. Lúc ấy, anh phát hiện trên người ông này có rất nhiều của đáng tiền. Lòng tham nổi lên, anh ta cũng cất hết những đồ đó vào người.

Việc ngộ sát chẳng ai phát hiện ra, trong tay lại có thêm vốn lớn, anh ta chuyển tới nơi khác làm ăn. Công việc suôn sẻ, của tăng thêm của, qua vài năm, anh ta trở thành người giàu có nhất nhì huyện nọ.

Một lần, khi có việc ra ngoài rồi trở về nhà, trời lúc này cũng nhá nhem tối, anh ta thấy trước cửa nhà mình có ai trông rất giống người phú ông mà anh đã lỡ tay ngộ sát. Tim hoảng chân run, anh ta núp ngay vào sau bức tường bên ngoài nhà. Lúc ngó ra xem, thấy hoá ra bóng ảnh đó không phải vào nhà mình, mà lại mở cửa bước vào căn nhà đối diện. Nghĩ rằng mình thần hồn nát thần tính, anh ta thở hắt ra rồi trở vào nhà.

Mười tháng sau, nhà đối diện hạ sinh một người con trai, sau đó anh ta cũng hạ sinh đứa con gái. Hai đứa trẻ chơi với nhau từ nhỏ, được cho là thanh mai trúc mã. Tới khi chúng trưởng thành, hai bên bố mẹ đều đồng ý tổ chức hôn lễ cho hai đứa.

Do là con nhà gia giáo, người con trai lớn lên rất biết phép tắc, lễ nghi. Đối với bố vợ thì một lòng phụng dưỡng.

Tới hôm mừng thọ bố vợ, anh con rể một tay chuẩn bị kỹ lưỡng, bữa tiệc diễn ra rất trang trọng và vui vẻ. Người bố vợ, cũng là anh thanh niên xưa, giờ sự nghiệp, gia sản, con cái đều viên mãn, trong lòng không khỏi tự hào, vui vẻ tiếp rượu khách khứa rất nhiệt tình. Đến lúc tiệc tàn, ông ta đã say bí tỉ, chẳng thể tự đi nổi, phải để hai người con khiêng vào phòng.

Vào đến phòng, vì sợ bố vợ uống say rồi trúng gió, anh con rể liền lấy một con dao đặt bên gối để tránh gió (theo quan niệm của người xưa). Nào ngờ lúc sau, ông bố vợ trong cơn mê, thoáng nhìn bóng con rể mình lại tưởng là phú ông xưa, lòng hoảng hốt, tay chân khua bừa bãi. Tới lúc nhìn thấy con dao trên giường, ông ta với người ra lấy, định đâm vào người con rể, thì bỗng dưng đầu óc choáng váng ngã nhào xuống đất, bị dao đâm trúng bụng ông, chảy rất nhiều máu.

Lúc này con gái và con rể ông cùng ở trong phòng, thấy bố bị như vậy thì nhanh chóng dìu ông lên giường rồi cho người gọi thầy thuốc tới gấp. Nhưng do mất quá nhiều máu, cuối cùng ông cũng không qua khỏi.

Trước khi mất, ông ta dùng chút sức lực cuối cùng của mình, kể lại điều hối hận nhất trong cuộc đời mình, và nói với người con rể:

"Ta không những lỡ tay giết chết ông, còn tham lam lấy hết của cải trên người ông. Tới giờ đây, quả báo đã ứng nghiệm rồi. Ta cuối cùng lại chết dưới tay của ông ấy (ý chỉ người con rể là kiếp sau của phú ông). Giờ ta trả lại gia tài cho ông, coi như trả hết nợ nần”.

Rồi ông quay lại phía mọi người trong gia đình và dặn dò họ: “Đừng làm điều gì trái với lương tâm, nhân quả là có thật!”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Quan Thế Âm Bồ tát đản sinh

Nghiên cứu 12:15 17/03/2025

Nhân ngày kỷ niệm đức Quán Thế Âm Bồ Tát (19/02) hiện thân ra đời cứu độ nhân sinh, nhiều người chưa biết nhiều về giáo lý của đạo Phật nhưng họ rất kính mộ tôn sùng lễ bái đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách thuần thành, cho nên hầu hết các chùa ở Á Đông và trên mảnh đất thân yêu này đều có hình tượng của ngài.

Niết-bàn trong tư tưởng Phật giáo: Giải thoát tuyệt đối hay sự chuyển hóa tâm thức?

Nghiên cứu 15:22 13/03/2025

Niết-bàn (Nirvāṇa) là một trong những khái niệm cốt lõi của Phật giáo, được xem là mục tiêu tối hậu của con đường tu tập.

Về vị Đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt

Nghiên cứu 11:52 13/03/2025

Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Ai là người kế thừa sau khi Phật nhập diệt?

Nghiên cứu 10:36 13/03/2025

Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy, cho đến Luật tạng thì lại đề cập: Sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy giới luật làm thầy. Từ lấy Pháp làm nơi nương tựa, đến lấy ‘Pháp’ và ‘Luật’ làm nơi nương tựa, cuối cùng ‘lấy giới luật’ làm thầy rõ ràng là sự diễn biến khá phức tạp.

Xem thêm