Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 08/03/2020, 11:45 AM

Con đường tôi đi

Chỉ khi biết nương tựa vào Tam Bảo và ứng dụng Phật pháp để sống một đời sống có thương yêu, hiểu biết, thì mỗi người sẽ có thể tự mang lại cho mình một cuộc sống bình an, hạnh phúc, mà không phải cầu cúng hay nương tựa vào một đấng thần linh siêu nhiên nào cả.

> Đạo Phật và con đường dấn thân

Từ lúc rời xa gia đình lên thành phố đi học, anh ta trở thành một con người tự ti, trầm cảm bởi xung quanh không còn là sự chăm sóc của cha mẹ, không có sự giúp đỡ của anh em, không còn là khu vườn rau của mẹ hay cánh đồng nắng gió thơm mùi mạ non. Bởi giờ, anh ta sống trong môi trường đô thị với những dãy nhà nối nhau không ngớt, tiếng còi xe inh ỏi suốt cả ngày. Anh ta bị ngợp trong sự phồn vinh và ồn ào của cuộc sống tại thủ đô của đất nước mình. May thay… 

Cuộc sống chẳng phải lúc nào cũng là màu xanh. Rồi cũng đến ngày anh ta lên thành phố nhập học. Một ít đồ ăn và một cái ba lô, lần đầu tiên anh ta xa nhà mà không có sự bảo bọc của cha mẹ.

Cuộc sống chẳng phải lúc nào cũng là màu xanh. Rồi cũng đến ngày anh ta lên thành phố nhập học. Một ít đồ ăn và một cái ba lô, lần đầu tiên anh ta xa nhà mà không có sự bảo bọc của cha mẹ.

Vào những tháng hè sau khi kết thúc năm học lớp 12, anh ta theo mẹ lên chùa tụng kinh. Cũng chẳng sung sướng gì vì do bị bắt ép buộc. Ngồi gì mà vừa lâu, vừa đau chân. Những người ở đây tụng đọc cái gì đó mà anh ta nghe chẳng hiểu. Không biết tại sao những người họ lại có thể ngồi hàng giờ đồng hồ, để cùng nhau đọc tụng một quyển sách như vậy. Nếu không phải do sợ mẹ buồn lòng, thì anh ta đã chuồn đi chơi với bạn từ lâu.

Khi quen hơn với việc đi chùa tụng kinh, anh ta thiện cảm với những con người này bởi sự tử tế trong lời nói và cách ứng xử với nhau của họ, ai cũng dễ thương, dễ mến. Tháng Bảy năm đó, mẹ bảo anh ta quy y Tam Bảo. Anh ta chưa quyết định vội bởi lúc đó, Phật giáo là gì còn chẳng biết thì nói gì đến việc trở thành một người Phật tử. Anh ta bắt đầu tìm hiểu, và biết được rằng đạo Phật xây dựng cho con người ta một lối sống đạo đức, có trách nhiệm, có thương yêu và hiểu biết. Vậy nên, anh ta quyết định nghe lời mẹ, quy y Tam Bảo.

Những ngày sau đó, thực tập nếp sống của người cư sĩ tại gia, tập ăn chay một tháng bốn ngày, anh ta dần quen với những thời kinh, khi mỗi tối lại ra đây tu tập với đạo tràng. Những lời kinh khiến tâm hồn anh ta cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Bên cạnh đó, việc thường nghe pháp thoại khiến lời pháp dạy về nghệ thuật sống, về cách ứng xử với mọi người, về những điều nhỏ nhoi nhưng quý báu tồn tại bên mình mà ít ai để ý, cứ vậy nó thấm nhuần vào trong tâm khảm anh ta, trong anh có chút suy tư… có gì đó đổi khác.

Ít ai biết rằng, để có được một cuộc sống bình an và hạnh phúc, chúng ta cẩn phải sửa mình từ trong cách sống, cách ứng xử với mọi người, cách làm việc cho đến lời ăn tiếng nói, tất cả đều phải sửa.

Ít ai biết rằng, để có được một cuộc sống bình an và hạnh phúc, chúng ta cẩn phải sửa mình từ trong cách sống, cách ứng xử với mọi người, cách làm việc cho đến lời ăn tiếng nói, tất cả đều phải sửa.

Cuộc sống chẳng phải lúc nào cũng là màu xanh. Rồi cũng đến ngày anh ta lên thành phố nhập học. Một ít đồ ăn và một cái ba lô, lần đầu tiên anh ta xa nhà mà không có sự bảo bọc của cha mẹ. Ở nơi đô thị, bên trong thì đường hẻm chật hẹp, bên ngoài thì người đông, xe cộ ồn ào. Anh ta bị ngợp ở nơi mà người ta gọi là “Thủ đô”. Áp lực trong việc học, áp lực của tiền ăn, tiền nhà, tiền học phí… đủ thứ trên đời, lại thêm một ông anh khó tính, gia trưởng, đúng là...

Thật may, cách chỗ anh ta ở trọ không xa có một ngôi chùa cổ với một số những cây cổ thụ. Thế là anh ta có một địa điểm xả stress lý tưởng. Vào mỗi buổi chiều, anh ta thường ra đây ngồi một mình, chẳng ai biết anh ta đang suy nghĩ điều gì. Duy trì việc đọc sách và nghe pháp thoại giúp anh ta hiểu biết nhiều hơn về Phật pháp. Có chút gì đó thay đổi trong suy nghĩ, không còn ép mình chạy theo những thành tích ở trường, không gồng mình để bon chen, hơn thua với cuộc đời. Có lẽ, trong anh ta đang hình thành cho mình một lý tưởng… một lý tưởng sẽ thay đổi cuộc đời anh ta sau này.

Anh ta suy nghĩ. Có phải cuộc sống mưu sinh tạo cho con người ta những suy tư, lo lắng, bất an. Lúc đó, họ thường đến những nơi tâm linh như đền, chùa để cầu xin thần, Phật gia hộ… để được mua may bán đắt, khỏe mạnh bình an. Thế nhưng, đó có phải là điểm tựa thật sự giải quyết được những lo lắng trong tâm, hay nó chỉ là một việc làm mơ hồ không rõ kết quả.

Chỉ khi biết nương tựa vào Tam Bảo và ứng dụng Phật pháp để sống một đời sống có thương yêu, hiểu biết, thì mỗi người sẽ có thể tự mang lại cho mình một cuộc sống bình an, hạnh phúc, mà không phải cầu cúng hay nương tựa vào một đấng thần linh siêu nhiên nào cả.

Chỉ khi biết nương tựa vào Tam Bảo và ứng dụng Phật pháp để sống một đời sống có thương yêu, hiểu biết, thì mỗi người sẽ có thể tự mang lại cho mình một cuộc sống bình an, hạnh phúc, mà không phải cầu cúng hay nương tựa vào một đấng thần linh siêu nhiên nào cả.

Kinh Pháp Cú, bài kệ 188, đức Phật dạy:

“Loài người sợ hoảng hốt

Tìm nhiều chỗ quy y

Hoặc rừng rậm núi non

Hoặc vườn cây đền tháp”.

Ít ai biết rằng, để có được một cuộc sống bình an và hạnh phúc, chúng ta cẩn phải sửa mình từ trong cách sống, cách ứng xử với mọi người, cách làm việc cho đến lời ăn tiếng nói, tất cả đều phải sửa. Quan trọng hơn, hầu hết chúng ta không thật sự biết được nguyên nhân tại sao cuộc đời mình lại có nhiều đau khổ, và làm cách nào để chuyển hóa nó. Nếu ai may mắn biết được Tam Bảo, biết lời Phật dạy, biết được Tứ Thánh đế và lấy đó làm chỗ nương tựa trong việc sửa mình, thì sẽ có một đời sống tốt đẹp, xây dựng được niềm vui, và bình an trong cuộc sống. Kinh Chuyển Pháp Luân, đức Phật dạy:

“Này các Tỳ-kheo, đây chính là khổ Thánh đế. Sinh là khổ, già là khổ, chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ, yêu thương mà xa nhau là khổ, cầu không được thì khổ, thân thể không điều hòa thì khổ. Này các Tỳ-kheo, đây chính là Tập khổ Thánh đế. Chính là ái đưa đến hữu, tương ứng với hỷ và tham, tìm cầu hoan lạc chỗ này chỗ kia, chính là dục ái, sinh ái và vô sinh ái. Này các Tỳ-kheo, đây chính là Diệt khổ Thánh đế. Chính là sự diệt tận, vô dục, từ bỏ, xả ly, giải thoát, tự tại đối với các ái. Này các Tỳ -kheo, đây chính là Đạo diệt khổ Thánh đế, đưa đến diệt khổ, chính là con đường gồm tám thứ giúp ta chứng được đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định”.

Sinh ra và tồn tại trong cuộc đời này, con người phải chịu nhiều gian truân, sóng gió. Chẳng phải mang lễ phẩm đi cầu cúng chỗ này chỗ kia, hay nương tựa vào một đấng thần linh nào đó mà chuyển hóa được những bất an, lo lắng trong tâm mình.

Sinh ra và tồn tại trong cuộc đời này, con người phải chịu nhiều gian truân, sóng gió. Chẳng phải mang lễ phẩm đi cầu cúng chỗ này chỗ kia, hay nương tựa vào một đấng thần linh nào đó mà chuyển hóa được những bất an, lo lắng trong tâm mình.

Qua đoạn kinh trên, chúng ta dễ dàng thấy được thế nào là khổ, nguyên nhân đưa đến sự khổ, trạng thái hạnh phúc và con đường để đi đến cuộc sống hạnh phúc, để từ đó có hiểu biết và định hướng cho cuộc đời mình.

Sinh ra và tồn tại trong cuộc đời này, con người phải chịu nhiều gian truân, sóng gió. Chẳng phải mang lễ phẩm đi cầu cúng chỗ này chỗ kia, hay nương tựa vào một đấng thần linh nào đó mà chuyển hóa được những bất an, lo lắng trong tâm mình. Chỉ khi biết nương tựa vào Tam Bảo và ứng dụng Phật pháp để sống một đời sống có thương yêu, hiểu biết, thì mỗi người sẽ có thể tự mang lại cho mình một cuộc sống bình an, hạnh phúc, mà không phải cầu cúng hay nương tựa vào một đấng thần linh siêu nhiên nào cả. Anh ta quyết định sẽ đi con đường này…

Kinh Pháp Cú, bài kệ 190 - 191 có ghi:

“Ai quy y đức Phật

Chánh pháp và chư Tăng

Ai dùng chánh tri kiến

Thấy được Bốn Thánh đế”.

“Thấy Khổ và Khổ Tập

Thấy sự khổ vượt qua

Thấy đường Thánh tám ngành

Đưa đến khổ não tận”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Sống đẹp cùng Tứ nhiếp pháp

Góc nhìn Phật tử 09:58 06/05/2024

Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...

Ơn nước luôn tròn đầy

Góc nhìn Phật tử 07:51 05/05/2024

20 năm trước, khi cùng một người bạn đăng ký dự một khóa thiền do Thiền sư Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai hướng dẫn ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), tôi bỡ ngỡ vì làm bất cứ việc gì cũng có một bài kệ để thực tập.

Chỉ có tâm người là đáng sợ

Góc nhìn Phật tử 20:07 04/05/2024

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợ nhất trên cõi đời này?”

Có một cảnh giới mà chúng ta sẽ cùng nhau đoàn tụ vĩnh viễn

Góc nhìn Phật tử 11:45 04/05/2024

"Thầy xin các con tâm niệm: Chẳng sáng thì chiều, chẳng hôm nay thì ngày mai, chẳng tháng này thì tháng khác, chẳng năm nay thì năm sau, Thầy cũng như ba má và tất cả những người các con nương tựa thế nào cũng phải có ngày khuất bóng."

Xem thêm