Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 20/10/2020, 07:00 AM

Con gái 9 năm giả làm y tá để chăm sóc người mẹ từng bỏ rơi mình

Một người phụ nữ ở Anh được con gái giả làm nữ y tá chăm sóc 9 năm cuối đời, không hề biết đó là người mình đã bỏ rơi hơn 20 năm trước.

Vì không có đủ điều kiện nuôi dưỡng hay có những lý do bất khả kháng, đôi khi những người làm cha, mẹ đành lòng phải bỏ lại con cho người khác nuôi. Không phải đứa con nào cũng có thể thấu hiểu nỗi khổ tâm đó để yêu thương, tha thứ cho cha mẹ ruột. 

Tuy nhiên, nhân vật trong câu chuyện dưới đây là một ngoại lệ. Bị mẹ bỏ rơi, thế nhưng người phụ nữ này chưa bao giờ cảm thấy trách hay hận bà. 

Phyllis Whitsell đến từ thành phố Birmingham, 4 năm đầu đời, bà Phyllis từng phải ở trong trại trẻ mồ côi. Nhờ những nỗ lực của bản thân, cô đã trở thành một y tá giỏi của một bệnh viện lớn.

Mặc dù thời gian đã trôi qua lâu, thế nhưng bà vẫn luôn nghĩ về đấng sinh thành của mình. Năm 1980, khi 25 tuổi, bà gọi về trại trẻ mồ côi mà mình từng sinh sống để hỏi về mẹ ruột. Nhờ đó, bà Phyllis biết được rằng mẹ mình là Bridget, một người phụ nữ Iceland có hoàn cảnh sống vô cùng đáng thương.

Phyllis năm 25 tuổi, khi vừa tìm thấy mẹ ruột. Ảnh: Mirror.

Phyllis năm 25 tuổi, khi vừa tìm thấy mẹ ruột. Ảnh: Mirror.

Cha mẹ là những vị Bồ tát

"Trong đầu tôi luôn có nghĩ là mẹ còn đâu đó ngoài kia và có thể có một cuộc sống không hề ổn. Không người mẹ nào từ bỏ đứa con của mình trừ khi có nỗi đau riêng", Phyllis nói.

Năm 1980, Phyllis quyết định gọi về trại trẻ mồ côi nơi cô được nuôi dưỡng 4 năm đầu đời và biết được rằng mẹ cô, một phụ nữ người Iceland tên Bridget, đang sống trong một cuộc sống đầy tủi nhục. Mẹ của Phyllis bị người anh ruột lạm dụng, sau cú sốc, bà lang thang khắp nơi và bị nghiện rượu nặng.

Bà có 5 người con khác nhau, nhưng không biết cha của chúng là ai. Vì người mẹ không đủ khả năng chăm sóc, những đứa trẻ này đều ở trại trẻ mồ côi, Phyllis là một trong số đó. Bà Bridget đã đến thăm Phyllis vài lần tại trại trẻ mồ côi trước năm 1960 nhưng luôn trong tình trạng say xỉn.

"Tôi hiểu rằng bà ấy vẫn luôn quan tâm đến tôi. Mẹ vẫn có lý trí đủ để nhận ra rằng không thể chăm sóc tôi đúng cách nên phải giữ khoảng cách an toàn cho tôi. Sống ở trại mồ côi có lẽ là một cuộc sống tốt hơn", Phyllis xúc động kể.

Hình ảnh Phyllis ngày trẻ khi còn là y tá.

Hình ảnh Phyllis ngày trẻ khi còn là y tá.

Lúc này, chồng của Phyllis khuyên vợ không nên đến gặp mẹ vì sợ ảnh hưởng đến thai kỳ của cô.

Sau sinh 2 tháng, nữ y tá lái xe đến gặp mẹ trong đồng phục của bệnh viện. Lúc đó, bà Bridget đã kiệt sức, gương mặt sưng phồng và bầm tím, mái tóc bị xén trụi một bên. Nhiều cảm xúc hối thúc cô gái gọi mẹ, nhưng cô đã kìm lại và chỉ nói mình là một y tá được bệnh viện cử đến để điều trị miễn phí.

Sau đó, Phyllis đã thêm tên của mẹ mình vào danh sách bệnh nhân yêu cầu chăm sóc tại nhà. Cô phải tự bỏ tiền lương của mình ra để mỗi ngày có vài tiếng đến chăm sóc mẹ, cũng như dành nhiều buổi tối trong tuần để ngủ với mẹ vì biết bà Bridget hay gặp ác mộng quá khứ.

Muốn học Phật trước tiên phải biết hiếu dưỡng cha mẹ

Bà Bridget trong một lần đi dạo cùng con gái Phyllis năm 1987. Ảnh: Mirror.

Bà Bridget trong một lần đi dạo cùng con gái Phyllis năm 1987. Ảnh: Mirror.

Khi sức khỏe của bà Bridget trở nên tồi tệ, Phyllis mới dám nói thân phận thật của mình. Thế nhưng mẹ của cô đã không còn đủ tỉnh táo để tiếp nhận thông tin này. Năm 1990, bà Phyllis mất, trong đám tang chỉ có cô con gái không được mẹ nhận ra trước lúc nhắm mắt.

"Tôi đã không muốn nói ra sớm hơn vì sợ cả phần đời còn lại của bà ấy sẽ phải day dứt và sợ hãi khi nhìn vào mắt tôi. Dù sao đi nữa, tôi cũng cảm thấy mình may mắn khi được biết mẹ mình là ai, điều mà nhiều người không thể có được", nữ y tá bày tỏ.

Mới đây, câu chuyện về của Phyllis và mẹ đã được xuất bản thành sách và được nhiều độc giả ở Anh chấm điểm cao trên các trang đánh giá. Nữ y tá trở thành một hiện tượng mới không chỉ trong lĩnh vực viết lách mà còn được yêu mến vì tấm lòng hiếu thảo. Bên cạnh đó, nhiều người cũng dành sự thông cảm cho người mẹ không phải dễ dàng khi bỏ rơi con mình.

Tình mẫu tử luôn làm người ta ấm lòng khi nhớ về, câu chuyện như mang đến một thông điệp về sự trân trọng, giữ gìn cũng như sự hàn gắn trong cuộc sống. Hy vọng sẽ không còn những đứa trẻ như Phyllis bị bỏ rơi và không còn ai phải day dứt vì phải bỏ đứa con mình dứt ruột đẻ ra như bà Bridget.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm