Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Công an mật phục trông hòm công đức: 'Nghiêm trọng quá'

Theo các sư trụ trì ở các chùa và đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc công an phải mật phục bảo vệ hòm công đức là chưa cần thiết.

Mùa lễ hội năm nay, Công an thành phố Hà Nội "tung" 200 cảnh sát hình sự mật phục bảo vệ các đền, chùa, lễ hội. Một trong những mục tiêu cảnh sát mật phục bảo vệ đó là các hòm tiền tiền công đức.

Tuy nhiên theo một số sư trụ trì ở các chùa và Ban truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, việc làm này chưa thực sự cần thiết.

Đại Đức Thích Thanh Phương - trụ trì chùa Sủi (Gia Lâm) cho biết: "Trước đây nhà chùa cũng từng xẩy ra tình trạng mất trộm tiền các hòm công đức. Tuy nhiên việc phải cử cảnh sát mật phục để bảo vệ những hòm công đức này là chưa thực sự cần thiết. Làm như vậy thì nghiêm trọng quá".

Theo thầy Phương, mặc dù số lượng tiền công đức ở các chùa sau mỗi mùa lễ hội là rất nhiều, tuy nhiên tiền công đức trong các hòm công đức chủ yếu là tiền lẻ, mỗi hòm không nhiều.

"Bởi lẽ những khoản công đức lớn, có thể từ 50.000 trở lên mỗi chùa đều cử người ngồi nhận và ghi chứng nhận cho những người công đức. Sau mỗi ngày số tiền thu được sẽ được cất giữ cẩn thận ở một chỗ riêng" - Thầy Phương cho biết.

Cong an mat phuc trong hom cong duc: 'Nghiem trong qua'
Tiền trong hòm công đức chủ yếu là tiền lẻ, còn tiền có mệnh giá lớn đã có ban công đức ghi thu cất giữ

Thầy Phương chia sẻ: "Số tiền công đức thu được nhà chùa thường mang kiến thiết chùa và làm từ thiện. Theo quan niệm của Phật giáo những kẻ trộm đều phạm phải luật nhân quả. Đặc biệt là lấy trộm trong các đền chùa thì phải lãnh hậu quả nặng hơn. Do đó khi bắt được kẻ trộm chúng tôi cũng chỉ cần răn dạy họ về những điều này là đủ".

Cũng theo thầy Phương, nếu trường hợp cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan chức năng thì ở mỗi đền chùa đều có ban quản lý. Trong ban quản lý này cũng thường có cả chính quyền các xã phường, cần thiết là họ tới ngay. Các đền, chùa cũng đều cắt cử người trông coi ở những nơi cần thiết.

"Tôi thấy cảnh sát hình sự chỉ cần đảm bảo an ninh trật tự ở những khu vực có lễ hội lớn như chùa Hương...tránh để xảy ra đánh nhau, cướp giật của du khách, chứ chưa cần phải trông hòm công đức". - Đại đức Thích Thanh Phương chia sẻ.

Trao đổi với Báo Đất Việt, Đại diện Ban truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cũng cho biết Giáo hội chưa biết việc Công an Hà Nội cử 200 cảnh sát hình sự mật phục bảo vệ trật tự và hòm công đức ở các đền chùa và việc này chỉ cần thiết nếu ban quản lý các đền chùa, di tích không đủ năng lực để tự bảo vệ.

Vị đại diện Ban truyền thông xác nhận mỗi năm ở các đền chùa trên địa bàn Hà Nội vẫn thường xảy ra một số vụ mất trộm tiền ở các hòm công đức.

"Tuy nhiên đó chỉ là những trường hợp bất đắc dĩ. Thỉnh thoảng mới xảy ra giống như các vụ trộm ở các gia đình hay công sở. Ở các đền chùa cũng đều có người trông coi ở những nơi cần thiết".

"Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ quản lý các chùa đơn lẻ, và cũng không yêu cầu Công an phải cử người mật phục để trông coi, bảo vệ và cũng không biết gì về việc này. Còn những địa điểm là di tích thì lại thuộc quản lý của ngành văn hóa và ban quản lý các di tích này. Nếu ngành văn hóa và ban quản lý các di tích không đủ khả năng để bảo vệ ở những nơi đó thì họ có thể nhờ đến công an hỗ trợ", đại diện Ban truyền thông Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cho biết thêm.

Mạnh Đức
Link gốc: baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/cong-an-mat-phuc-trong-hom-cong-duc-nghiem-trong-qua-3300377/


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Phật pháp và cuộc sống 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Phật pháp và cuộc sống 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Phật pháp và cuộc sống 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Tôi và Sư cô Huệ Hải: Tu hành có bạn

Phật pháp và cuộc sống 11:27 25/04/2024

“Tu học là mãi mãi, pháp lữ là thiên thu!” - Đó là câu nói của chúng tôi trên bước đường tu nhân học Phật, phụng sự đạo pháp.

Xem thêm