Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/08/2020, 09:29 AM

Công đức chân thật do đâu phát sinh?

Mỗi Phật tử, mỗi tín đồ, hành giả, người hành đạo, thí chủ, khi bỏ tiền cúng dường vào thùng phước điền, giống như quý vị gieo những hạt giống tốt nhất vào những thửa ruộng tốt, màu mỡ phì nhiêu, thì sẽ cho ra những vụ mùa bội thu.

Cúng dường nào có công đức lớn nhất?

Nói đến công đức thì trong mỗi chúng ta thường nghĩ ngay đến những việc làm thiện, từ sự đóng góp tiền của và công sức của chính mình vào một sự kiện hay một quỷ ủng hộ nào đó, chẳng hạn như: người nghèo, đồng bào gặp lũ lụt, hạn hán mất mùa; hoặc đóng góp vào việc đúc chuông, phóng sinh, đúc tượng Phật hay bất cứ một việc thiện nhỏ nào mà từ sự đóng góp công sức và mồ hôi do chính bàn tay chúng ta làm ra. Nhưng như thế chưa phải là công đức chân thật. Vậy như thế nào mới là công đức chân thật? Chúng ta cùng tìm hiểu để làm sáng tỏ công đức là gì.

Cúng dường không chút mong cầu hay vụ lợi, làm lợi lạc cho chùa, từ đó giúp chùa có thêm phương tiện trong tu tập cũng như hoằng hóa độ sinh.

Cúng dường không chút mong cầu hay vụ lợi, làm lợi lạc cho chùa, từ đó giúp chùa có thêm phương tiện trong tu tập cũng như hoằng hóa độ sinh.

Mỗi Phật tử, mỗi tín đồ, hành giả, người hành đạo, thí chủ, khi bỏ tiền cúng dường vào thùng phước điền, giống như quý vị gieo những hạt giống tốt nhất vào những thửa ruộng tốt, màu mỡ phì nhiêu, thì sẽ cho ra những vụ mùa bội thu. Lúc đức Phật thành đạo, ngoài việc hoằng pháp, Ngài còn tiếp Tăng độ chúng. Chư Tăng lúc bấy giờ chưa có y, chỉ là một tấm vải đem nhuộm màu đất và đắp lên thân mà thôi. Nhân một hôm, đức Phật và Tôn giả A-nan đi khất thực. Đi qua một đám ruộng lúa xanh mướt, đức Phật mới bảo Tôn giả A-nan rằng sau này y của chư Tăng nên may theo hình thửa ruộng. Và chính Tôn giả A-nan là người đã may chiếc y đầu tiên cho chư Tăng.

Thông qua ruộng lúa có nhiều ô, đức Phật như muốn nói ruộng lúa tốt để chúng sinh có cơ hội gieo trồng cội phúc căn lành cho mình. Cúng dường không chút mong cầu hay vụ lợi, làm lợi lạc cho chùa, từ đó giúp chùa có thêm phương tiện trong tu tập cũng như hoằng hóa độ sinh. Cúng dường như vậy thì đó là sự tạo phước, nên gọi là “phước điền”.  

“Trong lòng khiêm hạ là công, việc làm theo lễ là đức. Tự tánh sinh ra muôn pháp là công, tâm lìa vọng niệm là đức. Chẳng rời tự tánh là công, ứng dụng mà không đắm nhiễm là đức. Muốn tìm Pháp thân công đức, cứ nương theo đó mà làm, ấy là công đức chân thật”.

“Trong lòng khiêm hạ là công, việc làm theo lễ là đức. Tự tánh sinh ra muôn pháp là công, tâm lìa vọng niệm là đức. Chẳng rời tự tánh là công, ứng dụng mà không đắm nhiễm là đức. Muốn tìm Pháp thân công đức, cứ nương theo đó mà làm, ấy là công đức chân thật”.

Cách cúng Phật đơn giản tại gia thu được nhiều công đức

“Công đức” trong trường hợp này có nghĩa là muốn nhắc nhở chúng ta hành đạo tu tập thì đúng hơn. Vì sao lại là một điều nhắc nhở? Chữ “công đức” chúng ta cần phải hiểu nghĩa mới hiểu được lý do. Trong kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng có ghi như sau: “Vi Công hỏi Lục Tổ Huệ Năng: ‘Đệ tử nghe chuyện Bồ-đề-đạt-ma thuở xưa giáo hóa cho Lương Võ Đế. Vua hỏi: Một đời trẫm cất chùa, cúng dường Tăng, bố thí, ăn chay, có công đức gì không?’. Bồ-đề-đạt-ma đáp: ‘Thật không công đức gì’. Đệ tử chưa hiểu lẽ ấy, xin Hòa thượng giảng giải cho”.

Lục Tổ Huệ Năng  đáp: “Thật không có công đức. Đừng nghi ngờ lời của bậc Thánh đời trước. Võ Đế lòng mê, chẳng rõ pháp chánh. Cất chùa, cúng dường Tăng, bố thí, ăn chay, gọi là cầu phước. Không thể lấy phước ấy mà xem là công đức. Công đức ở nơi Pháp thân, chẳng phải ở sự tu phước”.

Lục Tổ Huệ Năng lại nói: “Thấy tánh là công, bình đẳng là đức. Mỗi niệm tưởng không ngăn ngại, thường thấy bản tánh, chân thật diệu dụng, gọi là công đức”.

Khi đối cảnh duyên, tâm không tham cầu vướng mắc; quán chiếu sự vô thường của vạn pháp, thấy được bản chất không sinh không diệt của pháp, mới thật sự tu tập đạt công đức chân thật.

Khi đối cảnh duyên, tâm không tham cầu vướng mắc; quán chiếu sự vô thường của vạn pháp, thấy được bản chất không sinh không diệt của pháp, mới thật sự tu tập đạt công đức chân thật.

Nghĩ về hai chữ “công” và “đức” của hòm “công đức”

“Trong lòng khiêm hạ là công, việc làm theo lễ là đức. Tự tánh sinh ra muôn pháp là công, tâm lìa vọng niệm là đức. Chẳng rời tự tánh là công, ứng dụng mà không đắm nhiễm là đức. Muốn tìm Pháp thân công đức, cứ nương theo đó mà làm, ấy là công đức chân thật”.

“Nếu người tu công đức thì lòng chẳng khinh mạn, tâm thường cung kính hết thảy. Lòng hay khinh người, tánh tự tôn chẳng dứt là tự mình không có công, tánh hư vọng chẳng thật là tự mình không có đức. Vì tánh tự đại tự tôn, nên thường khinh hết thảy”.

“Các vị thiện tri thức! Chánh niệm không gián đoạn là công, trong tâm công bình, chánh trực là đức. Tự tu tánh mình là công, tự tu thân là đức”.

“Các vị thiện tri thức! Công đức nên nhìn từ trong tự tánh, không phải do bố thí, cúng dường mà cầu được”.

“Bởi vậy, phước đức với công đức khác nhau. Vua Lương Võ Đế chẳng biết chân lý, không phải lỗi nơi Tổ sư Bồ-đề-đạt-ma”.

Qua đó, chúng ta thấy “công đức” thật ra là sự nhắc nhở chúng tu tập, tích chứa điều thiện, sống trung thực ngay thẳng, làm thiện hành thiện, tâm không động niệm nơi trần cảnh, vọng niệm không chi phối được thân tâm, không có phân biệt chấp trước. Được vậy công đức hiện ở trong tâm, xuất ra hành vi đức độ khiêm hạ, tâm thường cung kính, hiền hậu, thiện lương.  

Để có được công đức chân thật, chúng ta cần phải tu tập nội tâm chuyên nhất, hay gọi là nhất tâm bất loạn, kiềm chế được bản thân mình.

Để có được công đức chân thật, chúng ta cần phải tu tập nội tâm chuyên nhất, hay gọi là nhất tâm bất loạn, kiềm chế được bản thân mình.

Đặt tiền công đức ở đâu mới đúng?

Tổ Quy Sơn cũng dạy rằng: “Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức”. Nghĩa là bên trong siêng năng chánh niệm, bên ngoài xiển đức không tranh cãi; bên trong giữ chặt niệm huệ, bên ngoài hoằng pháp lục hòa. Đó chính là công huân vào đạo, căn bản của lập đức. Pháp sư Triệu Châu nói: “Không chánh tâm không nhờ đâu đủ lục pháp, không có “lục pháp” không nhờ đâu “hòa” quần chúng. Nếu chúng bất hòa, là gốc của không kính thuận”. Sáu pháp hòa kính là: Giới hòa đồng tu (giới hòa cùng tu), Kiến hòa đồng giải (kiến hòa cùng hiểu), Thân hòa đồng trú (thân hòa cùng ở), Lợi hòa đồng quân (lợi hòa cùng chia đều), Khẩu hòa vô tránh (khẩu hòa không tranh cãi), Ý hòa đồng duyệt (ý hòa cùng vui).

Như vậy, để có được công đức chân thật, chúng ta cần phải tu tập nội tâm chuyên nhất, hay gọi là nhất tâm bất loạn, kiềm chế được bản thân mình. Khi đối cảnh duyên, tâm không tham cầu vướng mắc; quán chiếu sự vô thường của vạn pháp, thấy được bản chất không sinh không diệt của pháp, mới thật sự tu tập đạt công đức chân thật.

> Xem thêm video: Hoa sen và thuyết luân hồi của Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm