Thứ, 15/03/2021, 12:00 PM

Công đức tụng niệm Phật Mẫu Chuẩn Đề

Tụng chú Chuẩn đề Phật Mẫu đạt đến chổ thần thông mật nguyện, thì các vị Pháp sư sẽ khuyến tấn chúng sanh, mọi người cũng tinh tấn tụng chú lực Chuẩn Ðề để được như ý nguyện thì Pháp sư ấy hành đạo có phần đúng chánh pháp.

Bản tánh vốn hơi cao lý do là người tu núi, nhưng khi gặp Sư Giác Quang, Sư dừng chân lại, ngắm nhìn thật lâu có phần nghĩ suy về người tu núi của Non bồng, tức là người tu núi Non bồng không kém người tu núi ở các vùng núi non khác!

Người tu núi thường gọi là “Sơn Tăng” thì khí sắc trong sáng, thần thức tịnh thanh, tinh anh rực rỡ, mắt sáng qưắc tợ sao băng, luôn ảnh hiện hình bóng người tu núi đạo hạnh khả phong, bậc thiền gia chân chính. Kể từ đó Sư bắt đầu tu “Diệt ngã” và nhập chúng “Du Tăng Khất sĩ Non bồng”

Nhớ lại trong những năm còn tu ở non, cứ mỗi tuần lễ vào lúc 21 giờ đến 22 giờ 30, Ðức Tôn sư tập chúng tụng thần chú Chuẩn Ðề Phật Mẫu để hóa giải những nghiệp chướng nặng nề làm cho Tăng Ni lười biếng, giải đãi, thụy miên, trốn tụng kinh, ngũ gục trong lúc tụng kinh…mỗi thời tụng thần chú Chuẩn Ðề là một tiếng rưỡi đồng hồ, dưới sự hướng dẫn của vị Duy na là Trưởng lão Huệ Thông và vị Duyệt chúng là Sư Thiện Chơn, có khi là Sư Huệ Minh, Sư Cam Lồ Thủy…

Lợi ích khi tụng niệm thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Người trì tụng thần chú đủ chín mươi muôn biến, có thể diệt được các tội thập ác, tứ trọng và ngũ nghịch.

Người trì tụng thần chú đủ chín mươi muôn biến, có thể diệt được các tội thập ác, tứ trọng và ngũ nghịch.

Cách tụng: Đại chúng khoảng 300 vị cùng đứng bàn chân hình chữ “Nhứt”. Chắp tay hai ngón cái chéo vào nhau tụng trì thần chú Chuẩn Ðề Phật Mẫu; tụng chú lực không tính bằng chuỗi, không đếm là bao nhiêu biến, mà chỉ tính bằng giờ, tất cả đồng thanh tụng theo nhịp chuông, tiếng mõ gỏ điều hòa “Tụng chậm…tụng vừa…rồi tụng nhanh…”, cho đến khi “Tụng thật nhanh” mọi người đều đổ mồ hôi nhễ nhại, ướt áo ướt y mà vẫn hoan hỷ trì tụng:

Khể thủ quy y Tô tất đế

Ðầu diện đảnh lễ Thất câu chi

Ngã kim xưng tán Ðại Chuẩn Ðề

Duy nguyện từ bi thùy gia hộ

Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đề, câu chi nẩm, đát điệt tha

Án chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Ðề ta bà ha

Hiệu quả:

Tướng pháp, mặt mày quang minh sáng ngời, tâm không gợn chút bợn nhơ, vô tư trong sáng, siêng tu tịnh nghiệp, giải thóat hồng trần, lánh xa mùi tục lụy. Trì tụng thần chú Chuẩn Ðề còn có rất nhiều lợi ích khác:

- Tai qua nạn khỏi tật bệnh tiêu trừ.

- Làm ăn mua bán ăn nên làm ra, gia đình hạnh phúc.

- Phiền não nghiệp chướng nặng nề đều tiêu pha.

- Trợ duyên cho lực tu bất thối chuyển.

- Giúp cho tam nghiệp thanh tịnh.

- Trừ ma chướng, ma lực nội tại, tâm an ổn, ma chướng ma lực ngọai tại không quấy nhiễu người tu.

Nếu tụng chú Chuẩn đề, ngồi đàn chú Chuẩn Ðề còn có chổ nghĩ suy (Vọng tâm) để trừ ma quỷ, thiên ma, trị quỷ ma ám hại trẻ con, trị con sát cho trẻ con, trị quỷ ma ám hại người khác, đều nầy sẽ dẫn đến dị đoan?

Tụng chú Chuẩn đề Phật Mẫu đạt đến chổ thần thông mật nguyện, thì các vị Pháp sư sẽ khuyến tấn chúng sanh, mọi người cũng tinh tấn tụng chú lực Chuẩn Ðề để được như ý nguyện thì Pháp sư ấy hành đạo có phần đúng chánh pháp.

Kinh Phật dạy tụng thần chú trừ ma quỷ, tức là trừ nghiệp chướng tham sân si bản thân, trì tụng để được giải thoát, không phải trì tụng chú Chuẩn Ðề để trừ ma quỷ giùm cho người khác. Ðiều nầy chỉ có những người ngọai đạo, các ông thầy pháp, thầy lổ bang… mới có ý tưởng đó.

Ðức Phật không dạy chư Tăng Ni, Phật tử làm việc “Mê tín dị đoan” mất thời giờ tu tĩnh cho mọi người, mất công vô ích.

Trì niệm chú Chuẩn Ðề (Sanh trí lực) trì tụng chú Chuẩn Ðề (Sanh phước lực), chúng ta nên thường xuyên nương theo Tổ lực của ngài Long Thọ mà đảnh lễ quy y Ðức Phật Mẫu.

Trên là bốn câu kệ của Tổ sư Long Thọ (Khể thủ…) tán thán đảnh lễ Phật Mẫu, dưới đây là nói về thần chú:

Nam mô Tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đà, Câu chi nẩm đát điệt tha.

Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha (Trích Kinh Tam Bảo của Cụ Hồng Tại Ðoàn Trung Còn).

Nghi lễ hành trì chú Chuẩn Đề

Ðức Chuẩn Ðề Phật Mẫu là ngôi pháp thân Bồ tát ở cõi trang nghiêm thế giới, không có giáng sanh nơi cõi nhân gian.

Ðức Chuẩn Ðề Phật Mẫu là ngôi pháp thân Bồ tát ở cõi trang nghiêm thế giới, không có giáng sanh nơi cõi nhân gian.

Lực dụng thần chú:

Người trì tụng thần chú đủ chín mươi muôn biến, có thể diệt được các tội thập ác, tứ trọng và ngũ nghịch. Nhẫn đến với nhà thế tục nào bất luận là tịnh hay uế, chỉ cần chí tâm tụng trì thần chú, liền được tiêu trừ nạn tai bệnh họan và tăng long phước thọ. Tụng đủ 49 ngày, liền được Phật Mẫu sai hai vị Thánh giả phù hộ người ấy trong những lúc đi đứng nằm ngồi (Nhị khóa hiệp giải, trang 87, HT. Thích Khánh Anh biên dịch, GHTGNV xuất bản).

Ở sự linh diệu khác, nếu hành giả siêng tu trì tụng chú nầy đến ngày lâm chung thác sanh vào chổ thiện duyên và hưởng nhiều sự an lạc trong cuộc đời.

Ðối với người Phật tử giữ đủ tam quy, trì năm giới, một lòng kiên cố, không thối chuyển, siêng trì tụng thần chú Chuẩn Ðề, lâm chung sanh về cõi trời, hưởng phúc đức đời đời, hay là sanh trong cõi nhơn gian làm vị Quốc chủ trong thiên hạ, hoặc làm bậc công hầu, thường gần gũi các vị thánh hiền, chư thiên ái kính, ủng hộ gia trì, không đọa vào đường ác duyên, ác thú.

Ðối với những người thích kinh doanh trên thương trường thế cuộc, thì gặp vận may, không có tai hại gì, cho đến nghi dung đoan chánh, lời nói ôn hòa, tâm không phiền não, an nhàn tự tại, lui tới thung dung, hưởng phước báo một đời rất nên mỹ mãn.

Lực dụng xuất thế gian

Nói đến hiệu quả của người xuất gia, nếu gìn giữ giới cấm hòan tòan, công hạnh thuần thục, mỗi ngày siêng tu ba thời tụng niệm, rồi y theo pháp của Ðức Chuẩn đề mà tu hành và chí nguyện cầu đến chổ tất địa xuất thế gian của chư Phật, thì tự nhiên tâm không ái ngại, tánh lại viên minh, một màu thanh tịnh, không còn trước nhiễm nơi cảnh hữu vi, chỉ thấy định huệ hiện tiền, viên mãn quả địa Ba la mật, tương lai chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Ðức Chuẩn Ðề Phật Mẫu là ngôi pháp thân Bồ tát ở cõi trang nghiêm thế giới, không có giáng sanh nơi cõi nhân gian. Song giáo pháp của ngài rất bí mật mà nay được rõ biết đây, là do nơi Ðức Phật Thích Ca giải rõ chổ nhân địa và hình tướng, nên người sau mới biết công đức và họa tượng thờ ngài với mười tám tay, mỗi bên chín cánh, mỗi tay cầm một bửu báu là như vậy.

Nội dung và ý nghĩa của Thiện Nữ Thiện Chú

Danh hiệu, hình dạng Phật Mẫu Chuẩn Ðề

Danh hiệu Phật Mẫu Chuẩn Ðề được dịch âm từ các tên theo tiếng Phạn là Cuniti, Cunnidihi, được phiên dịch là Khiết tĩnh, Thanh tịnh, Diệu nghĩa, Minh giác, Hộ trì Phát pháp. Ðây là vị Bồ tát hay hộ mệnh và tế độ các chúng sanh khiến cho giác ngộ giải thóat thành Phật. Theo truyền thuyết Ấn độ thì Cuniti hay Cunidihi là tên của một Apsara và có ý nghĩa là Nguồn suối nhỏ, Cái giếng nhỏ, May mắn, Tốt giỏi, Người có tài ba lỗi lạc. Theo truyền thống ngôn ngữ Trung hoa thì Phật Mẫu Chuẩn Ðề còn có các tên gọi khác là: Thất câu chi Phật Mẫu, Thất câu đê Phật Mẫu, Chuẩn Ðề Phật Mẫu, Thất câu đê Phật Mẫu Chuẩn Ðề, Chuẩn Ðề Bồ tát, Chuẩn Ðề Quan Âm hay Chuẩn Ðề Quán Tự tại. Theo Mật giáo Trung hoa, Tây tạng thì tôn tượng Phật Mẫu Chuẩn Ðề có 4 tay. Tượng Chuẩn Ðề Phật Mẫu 18 tay được ghi nhận rất rõ trong Kinh Nghi Quỹ. Nay dựa vào Bạch Bảo Khẩu Sao ghi nhận, các quốc gia Phật giáo đại thừa trên thế giới trong đó có Việt nam minh họa theo ý nghĩa của tôn tượng nầy.

Chuẩn Ðề Phật Mẫu là một mẫu Bồ tát đa hạnh, trên đầu đội mão Hoa Quang, trên mão có hóa hiện ra năm vị Như Lai.

Nơi mặt ngài có 3 con mắt, trong mỗi con mắt ấy coi rất sắc xảo, dường như chăm chỉ ngó các chúng sanh mà có ý sanh lòng từ mẫn vậy.

Toàn thân của ngài có mười tám cánh tay, mỗi bên chín cánh:

Hai bàn tay trên hết thì kiết ấn Chuẩn Ðề, như tướng đang lúc thuyết pháp.

Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý, còn tay mặt kết ấn vô úy thí.

Tay trái thứ ba cầm hồng liên hoa, tay mặt cầm cây gươm.

Tay trái thứ tư cầm bình tịnh thủy, tay mặt cầm chuổi ma ni bửu châu.

Tay trái thứ năm cầm sợi dây kim cang, tay mặt cầm trái la ca quả.

Tay trái thứ sáu cầm bánh xe chuyển pháp luân, tay mặt cầm búa.

Tay trái thứ bảy cầm pháp loa, tay mặt cầm thiết câu.

Tay trái thứ tám cầm bình như ý, tay mặt cầm chày kim cang.

Tay trái thứ chín cầm cuốn kinh Bát nhà ba la mật, tay mặt cầm tràng hạt.

Tư thế Phật Mẫu thị hiện vào đời có một lực dụng mạnh mẽ, nên chúng ta thấy ngài có nhiều tay, có khi thì hiện thân đứng, có khi thì hioện thân ngồi; thế thường thì nói “Nhiều tay vỗ nên kêu”, Phật Mẫu nhiều tay ở đây, tức là sự thị hiện của Phật Mẫu luôn có nhiều lực dụng phép mầu vi diệu giúp ích cho người cho đời mọi thành công trong cuộc sống, nếu người ấy tín ngưỡng ngài, tu hành chân thật và cũng có những hạnh nguyện lành như Phật Mẫu.

Phật Mẫu ngồi trên hoa sen, dưới có hai vị Long vương ủng hộ. Ðó là hạnh nguyện hải của ngài do Ðức Phật Thích Ca tuyên nói; nên người sau căn cứ vào lời Phật giảng mà tạo nên bảo tượng của ngài đại lược như vậy. Nếu có người tin tưởng trì niệm, muốn quán tượng hay quán tưởng hình bóng Phật Mẫu thì vọng niệm không còn sanh mà chơn tâm ảnh hiện, giải thoát hiện tiền.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm