Thứ tư, 28/08/2024, 10:30 AM

'Cụ' bồ đề 1.500 năm tuổi do nhà sư Ấn Độ vun trồng ở Hải Phòng

Nằm trong khuôn viên chùa Đót Sơn, có một cây bồ đề tính đến nay đã hơn 1.500 năm tuổi, được công nhận là cây di sản Việt Nam. 

Theo tài liệu được chính quyền xã Cấp Tiến (H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng) cung cấp, cây bồ đề cổ thụ hơn 1.500 năm tuổi gắn liền với sự hình thành và phát triển của chùa Đót Sơn ở thôn Quan Bồ.

Chùa Đót Sơn được coi là một trong những cái nôi của Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam

Chùa Đót Sơn được coi là một trong những cái nôi của Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam

Chứng nhân của ngôi chùa cổ

Từ văn bia của chùa Đót Sơn và theo dư địa chí Hải Phòng, chùa Đót Sơn (hay còn gọi là Chuyết Sơn) được xây dựng vào thế kỷ thứ V - VI. Khi đó, nước ta đang chịu sự đô hộ của nhà Lương (Trung Quốc). Thời kỳ này, Phật giáo mới được chính quyền đô hộ cho phép du nhập và khuyến khích phát triển khi bản thân vua Trung Quốc Lương Vũ Đế là người theo đạo Phật.

Sau đó, từ hòn đảo ngoài khơi Đồ Sơn (TP.Hải Phòng) tiến về phía đất liền H.Tiên Lãng, một trung tâm Phật giáo đã được hình thành tại khu vực này bởi các nhà buôn và nhà sư Ấn Độ. Chùa Đót Sơn cũng được hình thành từ đó.

Sự ra đời của chùa Đót Sơn đã kích thích việc xây dựng của hàng chục ngôi chùa khác trong vùng với kho chứa kinh đặt tại chùa Thiên Tộ (thôn Phác Xuyên, xã Bạch Đằng, H.Tiên Lãng) ngày nay.

Cây bồ đề trong khuôn viên chùa Đót Sơn

Cây bồ đề trong khuôn viên chùa Đót Sơn

Tại chùa Đót Sơn, thời điểm đó, các nhà sư Ấn Độ đã cùng nhau vun trồng cây bồ đề và đến nay cây này tuổi đời hơn 1.500 năm.

Ông Lê Minh Khương, Bí thư Đảng ủy xã Cấp Tiến, cho biết toàn bộ những gì về vùng đất Kinh Lương (bao gồm xã Cấp Tiến ngày nay) đã bị phá sạch và xóa sạch trong cuộc kháng chiến chống Pháp và sau khi hòa bình lập lại nên không còn ai biết gì về vùng đất này nữa.

Rêu phong thời gian phủ quanh thân cây bồ đề

Rêu phong thời gian phủ quanh thân cây bồ đề

Thời gian gần đây, khi công tác xây dựng lại đình đền Khai Quốc và chùa Đót Sơn được tiến hành, chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng mới đi tìm lại các thần tích, thần sắc và văn bia.

"Quá trình tìm kiếm, những thần tích và toàn bộ những sắc phong của các vị vua nhà Nguyễn cho đình đền Khai Quốc đều được gìn giữ nguyên vẹn tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Các văn bia của chùa Đót Sơn cũng được dập cẩn thận và lưu tại Viện Viễn đông Bác Cổ, nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam", ông Khương cho hay.

Ngay cả những nhánh cây vẫn phát triển tốt qua cả ngàn năm

Ngay cả những nhánh cây vẫn phát triển tốt qua cả ngàn năm

Cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai

Sau nhiều lần đánh giá và khảo cứu, tháng 3.2015, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam chính thức công nhận cây bồ đề chùa Đót Sơn là cây di sản Việt Nam với hơn 1.500 tuổi.

Dù tuổi đã cao, nhưng "cụ" bồ đề sức sống vẫn vô cùng mãnh liệt, thân cây đường kính lớn, từ 4 - 5 người mới ôm hết. Từ gốc đến ngọn cây không có dấu hiệu bị mục ruỗng hay nhiễm bệnh, cành lá sum suê, tán lá tỏa bóng, bao trùm diện tích gần 300 m2.

Cây có tán lá dày dặn, xanh tươi

Cây có tán lá dày dặn, xanh tươi

Vẫn theo ông Khương, vì là cây di sản nên chính quyền địa phương đã trực tiếp giao cho cán bộ và nhân dân thôn Quan Bồ có trách nhiệm chăm sóc, giữ gìn.

"Không chỉ là cây di sản, cây bồ đề chùa Đót Sơn còn gắn liền với yếu tố tâm linh, tôn giáo nên không ai dám xâm hại, không có việc bẻ cành, hái lá cây. Dân thôn ai cũng yêu quý cây. Hiện, cây khỏe mạnh, phát triển tốt, nếu có dấu hiệu bất thường về việc bị xâm hại hoặc nhiễm bệnh, chúng tôi sẽ báo cáo đến các cơ quan chuyên môn tìm biện pháp bảo vệ", ông Khương nói thêm.

Năm 2015, cây bồ đề hơn 1.500 tuổi được công nhận là cây di sản

Năm 2015, cây bồ đề hơn 1.500 tuổi được công nhận là cây di sản

Trải qua mưa nắng dãi dầu cùng với biến động của dòng chảy lịch sử sau hơn nghìn năm, "cụ" bồ đề vẫn đứng sừng sững sau chùa Đót Sơn, bên cạnh cánh đồng, như một vị hộ pháp dang tay che chở cho sự bình yên của người dân thôn Quan Bồ, là cầu nối giữa quá khứ - hiện tại - tương lai.

Nguồn: Thanh niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm 2025 này, H'Hen Niê tiếp tục trồng rừng

Môi trường 06:30 07/01/2025

Nhắc đến H’Hen Niê mọi người sẽ nghĩ đến cô hoa hậu người dân tộc Ê Đê gần gũi, dễ mến, luôn mang trong mình nguồn năng lượng tích cực. Gần 10 năm hoạt động nghệ thuật là ngần ấy thời gian H'Hen Niê chăm chỉ hoạt động thiện nguyện.

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường

Môi trường 07:24 31/12/2024

3 năm tham gia các hoạt động thúc đẩy bảo vệ môi trường, hoa hậu Nguyễn Thanh Hà nhận thấy cần phải viết sách để lan toả hơn nữa thông điệp sống vì môi trường xanh đẹp.

Miền Bắc ô nhiễm không khí đỉnh điểm

Môi trường 09:31 26/12/2024

Sáng sớm ngày 24/12, hầu hết các điểm đo tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đã chuyển sang ngưỡng tím – ngưỡng rất có hại cho sức khoẻ con người, cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí ở miền Bắc rất đáng lo ngại.

Tại sao bão số 10 lại hình thành ngay trong đợt không khí lạnh?

Môi trường 10:25 24/12/2024

Thông thường không khí lạnh sẽ khiến bão bị yếu đi hoặc không thể hình thành, nhưng bão số 10 lại xuất hiện. Vì sao?

Xem thêm