Cúng cô hồn có phải tuyên truyền mê tín dị đoan?
Cô hồn là cách gọi dân gian, chính xác là những chúng sinh trong loài quỷ thần. Cúng cô hồn là vận tâm từ bi, bố thí cho loài quỷ thần được no đủ. Bố thí là pháp tu quan trọng của Phật tử, nhờ bố thí mà thành tựu phước đức và tâm buông bỏ.
Đáp:
Đối tượng bố thí (hiến cúng) trong Phật giáo rất đa dạng, gần nhất là loài người, kế đến là các vong linh (thuộc loài ngạ quỷ), loài súc sanh.
Kinh Tăng chi bộ (chương Bốn pháp, phẩm Nghiệp công đức), Đức Phật dạy: “Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử với tài sản... thâu hoạch đúng pháp. Với tài sản ấy, vị ấy tổ chức năm loại lễ hiến cúng; hiến cúng cho bà con, hiến cúng cho khách, hiến cúng cho các vong linh quá khứ, hiến cúng cho vua, hiến cúng cho chư Thiên”.
Về bố thí cho loài ngạ quỷ, kinh Tăng chi bộ (chương Mười pháp, phẩm Janussoni) có đề cập: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, ... có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hiến cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy”.
Kinh Tiểu bộ (Ngạ quỷ sự, Chuyện ngạ quỷ ngoại bức tường) nói về bố thí ngạ quỷ rất chi tiết. “… Sau đó, nhà vua ra lệnh chuẩn bị lễ cúng dường hào phóng, và thông báo thời giờ lên Đức Thế Tôn, Ngài liền đến hoàng cung. Bầy ngạ quỷ cũng đến và suy nghĩ: ‘Hôm nay chúng ta sẽ hưởng được món gì đó’, rồi đứng bên ngoài các bức tường và hàng rào.
Trong khi vua dâng nước rửa, vua hồi hướng công đức ấy cho chúng với những lời này: ‘Mong công đức này dành cho quyến thuộc ta’. Lập tức xuất hiện các ao sen đầy sen súng cho bọn ngạ quỷ. Chúng tắm rửa và uống nước ở đó, được giảm nhẹ nỗi thống khổ của chúng vì bất hạnh, lao nhọc và khát nước, nên da chúng trở nên vàng ánh.
Nhà vua dâng lễ cúng dường cháo gạo và các thức ăn đủ loại cứng mềm rồi hồi hướng công đức lễ vật ấy cho chúng. Trong chốc lát liền xuất hiện cho chúng các thực phẩm khác, thậm chí cả thực phẩm thiên giới, khiến chúng hân hoan hưởng thọ.
Nhà vua lại cúng dường y phục và sàng tọa, tinh xá rồi hồi hướng công đức lễ vật ấy. Sau đó liền xuất hiện cho chúng các thiên y, thiên cung, sàng tọa, khăn phủ và đồ trang sức. Ðức Thế Tôn quyết định làm cho tất cả hạnh phúc tuyệt vời này của họ được hiển lộ trước vua; khi nhìn thấy vậy, vua vô cùng hoan hỷ”.
Như vậy, vấn đề bố thí (hiến cúng) cho loài ngạ quỷ đã được Đức Phật nói đến trong Kinh tạng Pāli. Tuy xuất hiện không nhiều nhưng cũng đủ để xác chứng về việc bố thí cho loài ngạ quỷ (ngày nay là cúng vong linh, cúng cô hồn) là đúng Chánh pháp, không tuyên truyền mê tín dị đoan.
Người Phật tử tin hiểu Phật dạy về loài ngạ quỷ, khởi lòng từ thương xót chúng sinh đói khổ, phát tâm thực hành bố thí thực phẩm mong cho họ được ấm no, tụng kinh thuyết pháp cho họ tỉnh thức… là việc đúng đắn, nên làm.
Theo Báo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Lá Bối có nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.
Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?
Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Xem thêm