Đại hạnh của các vị Đại thừa Bồ tát (I)
Đại hạnh của hàng Đại thừa Bồ tát lớn lao vô cùng, nên phải có những hạnh tu cũng lớn lao, mới tương xứng và thể hiện được mục đích. Nói một cách khác, Bồ tát đã có đại nguyện tất phải có đại hạnh.
Đại nguyện lực của Đức Phật A Di Đà đối với chúng sinh cõi Sa bà
Nếu không thì chẳng khác gì anh chàng nói suông, ngồi khoanh tay mà nói chuyện đội đá vá trời. Đại hạnh của Bồ tát không những lớn lao mà lại còn có nhiều loại, nhiều tánh chất khác nhau. Người tu hạnh Bồ tát có thể làm tất cả mọi việc, có nhiều khi rất thông thường, nhưng có nhiều khi lại vượt ra ngoài mực thước, không ai ngờ được, không ai làm nổi. Sự tu hành của các vị này, không chỉ hạn cuộc trong chùa, trong tịnh xá hay một nơi thâm sơn cùng cốc, mà có thể diễn ra ở tất cả mọi nơi, mọi địa hạt : trong gia đình, giữa chợ búa, trong công trường, ngoài đường xá, hay những nơi ô uế, thối tha. Sự tu hành của họ cũng không theo một đường lối nhất định, có sẵn, mà tùy theo hoàn cảnh căn cơ, phương tiện, miễn làm sao thực hiện được đại nguyện thì thôi. Hạnh tu của Bồ tát rất phóng túng, nhưng không bao giờ ra ngoài tinh thần : “dĩ lợi sinh vi bổn hoài” (lấy việc làm lợi ích cho chúng sinh làm bản nguyện tu hành) hay “lấy lợi tha làm tự lợi”.
Giác ngộ chúng sinh là hạnh tu của Bồ tát
Giác ngộ là nhận chân được sự thật của nhân sinh, vũ trụ. Có biết rõ sự thật này, mới có thể tu hành và giải thoát được. Chúng sinh đau khổ lặn hụp mãi trong biển sinh tử luân hồi, vì không thấy rõ được mình đang ở đâu và mình sẽ đi đâu. Vì không thấy rõ được hoàn cảnh của mình trong hiện tại, và không thấy được con đường sáng trong tương lại, nên không thể thoát ra ngoài vòng tục lụy, đớn đau, mà cứ dẫm chân mãi trên những con đường chông gai nguy hiểm, tối tăm, đầy cạm bẩy. Vậy hạnh tu của Bồ tát là đem lại ánh sáng cho cõi đời u tối soi sáng đầu óc và cõi lòng tối tăm của chúng sinh. Ánh sáng mà các vị Bồ tát đem đến là ánh sáng của trí huệ. Trí huệ ở đây không phải là sự thông minh lanh lẹ thông thường. Trí huệ ở đây là sự hiểu biết rốt ráo, đúng như thật; là ngọn hải đăng soi sáng biển cả trong cơn giông tố, để thuyền bè khỏi bị đắm chìm.
Cảm niệm về 12 đại nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm
Bồ tát vì xem chúng sinh như mình, vì muốn cứu độ chúng sinh, nên phải đem trí huệ soi sáng chúng sinh, gieo trí huệ vào đầu óc chúng sinh, làm cho đầu óc chúng sinh, cũng bừng sáng lên, để họ thấy rõ sự thật, biết đường mà đi. Công việc ấy gọi là “Giác ngộ chúng sinh”.
Trong đạo Phật, giác ngộ là vấn đề quan trọng nhất, là vấn đề căn bản. Do đó đạo Phật thường được gọi là : “Đạo Giác ngộ” và Đức Phật cũng gọi là: “Đấng Giác ngộ”. Người tu hạnh Bồ tát mà không làm công việc giác ngộ ấy thì khó mà thành tựu quả Phật.
Nuôi dưỡng lòng Từ bi quảng đại là hạnh tu của Bồ tát
Sau trí huệ là Từ bi. Từ bi là cho vui, Bi là cứu khổ (Từ, năng dữ nhứt thế chúng sinh chi lạc; Bi, năng bạt nhứt thế chúng sinh chi khổ). Sau khi đã giác ngộ rằng chúng sinh và mình cùng chung một bản thể, người vui là mình vui, người khổ là mình khổ, hàng Đại thừa Bồ tát cố gắng không ngừng, để làm cho đời bớt khổ thêm vui.
Muốn làm được công việc ấy, phải có một tình thương rộng lớn vô biên, như trời cao, như biển cả. Tình thương này không phải chỉ hạn cuộc trong phạm vi loài người, mà còn lan tràn đến toàn thể sinh vật cỏ cây, không phân chia nhân ngã, bỉ thử, không phân biệt bạn và thù, thân và sơ. Hễ còn chúng sinh đau khổ là còn tìm cách để cứu vớt, an ủi vỗ về; hễ còn chúng sinh khao khát được vui là tìm cách đem vui tới. Bồ tát thương tất cả chúng sinh như mẹ thương con, nên không nài hà khó nhọc, không quản ngại gian nguy, không từ chối một điều gì, cho đến cả thân mạng. Nhưng tình thương rộng lớn này, không phải tự nhiên mà có được. Cần phải nuôi dưỡng, tập luyện nó ngày đêm, không bao giờ ngừng dừng nghỉ, bất luận khi ăn khi nằm, khi đi khi đứng. Và khi đã coi mọi sinh vật đều có một sự sống, biết tìm vui, lánh khổ, sợ chết thì dù là một con ve, con kiến, người tu hạnh Bồ tát cũng không tàn sát một cách vô cớ.
Cảm niệm Bồ tát Thích Quảng Đức
Cho đến cỏ cây vì cũng đều có sự Sống, nên hành giả cũng cố tránh sự tàn phá một cách vô ích. Thể hiện tinh thần tôn trọng sự Sống, nuôi dưỡng tình thương, hàng Đại thừa Bồ tát giữ gìn thận trọng từng cử chỉ nhỏ nhặt hằng ngày, để tránh sự gieo rắc khổ đau và chết chóc quanh mình, dùng lưới che đèn để ngăn chận những con thiêu thân, khỏi bị nạn cháy thiêu; lọc nước với một cái lưới trước khi dùng, để những sinh vật nhỏ sống trong nước, khỏi bị hại lây; lọc xong, đổ cái lưới lọc nước về chỗ cũ, để sinh vật khỏi bị chết khô, khi vào cầu tiêu, gảy móng tay 3 tiếng, để cho sinh vật ở dưới cầu biết mà tránh; khi đi đường, nhìn xuống đất để khỏi dẫm đạp, trùng, kiến, hay dẫm lên cây cỏ. Đành rằng đây là những cử chỉ nhỏ nhặc, nhưng chính vì nhỏ nhặc mà giữ được hàng ngày mới khó. Nếu không nhớ nghĩ đến luôn và không có một lòng Từ bi quảng đại, thì không dễ gì giữ được mãi những cử chỉ ấy.
Kinh chép: “Phật ái chúng sinh như mẫu ái tử”, thực đúng vậy. Hàng tu Đại thừa Bồ tát, nếu xem thường lòng từ bi, không trau dồi cho có một tình thương rộng lớn như Phật, thì không thể thành Phật, thì không thể thành tựu được đại nguyện của mình.
Trì giới Ba la mật là hạnh tu của Bồ tát
Trong luận Đại thừa khởi tín có chép : “Bồ tát biết tánh Phật nơi mình không có phiền não, nhiễm ô, xa lìa các tội lỗi ngũ dục, nên tùy thuận theo Phật tánh, tu pháp Trì giới Ba la mật”.
Trì giới Ba là mật tức là giữ giới một cách rốt ráo, đầy đủ, hoàn toàn trong mọi phương diện, chớ không hạn cuộc trong một vài phạm vi nào.
Giới đầy đủ nhất là “Tam tụ tịnh giới”; nghĩa là 3 phần giới thanh tịnh sau đây:
– Nhiếp luật nghi giới, nghĩa là bỏ các điều tội lỗi. Giới này thuộc về phần tiêu cực, mục đích ngăn ngừa không cho các điều ác phát hiện. Giới này hàng Thanh văn (Tiểu thừa) là sở trường.
– Nhiếp thiện pháp giới, nghĩa là làm các việc lành. Giới này thuộc về phần tích cực, mục đích thúc giục làm các điều thiện, ích lợi cho mình và người. Giới này hàng Thanh văn cũng thường giữ.
– Nhiêu ích hữu tình giới, nghĩa là làm lợi ích cho toàn thể chúng sinh. Giới này thuộc phần tích cực, phạm vi vô cùng lớn lao, bao trùm tất cả, rốt ráo vô cùng; giới này bắt buộc kẻ tu hành phải nỗ lực làm tất cả mọi việc ích lợi, không riêng gì trong phạm vi nhân loại mà chung cho tất cả loài hữu tình (nghĩa là có sự sống, biết vui mừng và đau khổ). Vì nó bao quát, vô hạn lượng như thế, nên hàng Thanh văn không thể làm được, mà chỉ hàng Đại thừa Bồ tát mới giữ nổi.
Thâm ý qua hình tượng chư Phật, Bồ tát
Bố thí Ba la mật là hạnh tu của Bồ tát
Luận Đại thừa khởi tín có chép: “Bồ tát biết tánh Phật nơi mình không có tham lam, bỏn sẻn, nên tùy thuận theo tánh Phật ấy, mà tu Bố thí ba la mật”.
Tại sao tu hạnh Bố thí mà phải viện dẫn và căn cứ vào tánh Phật là tánh vốn không tham lam, bỏn sẻn? Vì tu hạnh Bồ tát là phải rốt ráo, nếu còn một phần nào hạn cuộc, thì đó chưa phải là hạnh Bồ tát. Người làm Bố thí mà chưa hoàn toàn thanh tịnh, vẫn còn vướng vít một phần nào nhiễm ô, thì tánh Phật vẫn còn bị che lấp, chưa hoàn toàn biểu lộ được. Cũng như viên ngọc quý, nếu chưa hoàn toàn chùi rửa hết bụi nhơ, thì viên ngọc vẫn chưa phục hồi đầy đủ, trọn vẹn giá trị của nó.
Do đó, khi nói đến Bố thí Ba la mật là người ta phải liên tưởng đến một sự bố thí hoàn toàn, trọn vẹn, không thấy có nhân, ngã, bỉ, thử, không một chút tiếc muốn, dù cho vật bố thí quý giá bao nhiêu, thân thiết bao nhiêu, dù cho đó là thân mạng mình chăng nữa. Bố thí này là một thứ Bố thí hoàn toàn không vì danh, không vì lợi, không cầu người cảm ơn, không mong mỏi phước báo. Trong khi cho Bồ tát không phân biệt ta đây là người cho, nên không sinh tâm kiêu mạn; kia là kẻ được cho, nên không sinh tâm khinh rẽ họ, không thấy có giá trị của vật đem cho, cho nên không tiếc nuối.
Bố thí có ba thứ : thí tài, thí pháp, thí không sợ.
a) Thí tài, tức là cho của cải vật chất, sức cần lao v.v…Loại Bố thí này có chia làm hai :
– Đem tiền bạc giúp của cải cho người, thì gọi là thí ngoại tài (cho của ngoài thân).
– Đem sức lực, hoặc thân mạng mình để cứu người, như cho máu, nhảy vào lửa, xuống nước để cứu người lâm nạn, thì gọi là thí nội tài (thí tự thân).
b) Thí pháp, tức là chỉ bày phương pháp, thí pháp cũng chia làm hai loại :
– Chỉ dạy cho người những phương pháp (dạy nghề nghiệp) chơn chánh để họ tự nuôi sống, làm lợi lạc cho đời họ, thì gọi là thí pháp thế gian.
– Chỉ dạy cho người những phương pháp tu hành để giải thoát sinh tử luân hồi, thì gọi là thí pháp xuất thế gian.
c) Thí sự không sợ hãi, tức là làm cho người khác vững tâm, không sợ sệt. Loại Bố thí này cũng có hai phần :
– Về phương diện tiêu cực, không làm cho người khác phải sợ hãi vì mình.
– Về phương diện tích cực, đem cho người khác sự gan dạ, vững tâm để đối phó với những nỗi nguy nan, hoạn nạn đang xảy ra.
Hạnh Bố thí đem lại kết quả lớn lao trên đường tu hành, đó là : trừ được tâm ích kỷ, tham lam, bỏn sẻn, và nuôi lớn tánh Phật Từ bi, Hỷ xả, Vị tha. Đối với người thọ thí, thí hạnh này đem lại nguồn an ủi, trút hết nổi khổ đau, tạo niềm hoan lạc khai trí sáng suốt.
12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Nhẫn nhục Ba la mật là hạnh tu của Bồ tát
Luận Đại thừa khởi tín có chép: “Bồ tát biết tánh Phật của mình không sân hận, xa lìa các khổ não, nên thuận theo tánh Phật, tu pháp nhẫn nhục Ba la mật”.
Nhẫn nhục có hai phần:
a) Cam chịu những điều khổ não, nhục nhã, xót đau người ta làm cho mình mà mình không hờn giận, phẫn uất và nghĩ đến sự trả thù, như Đức Phật đã nhẫn chịu những âm mưu phá hại của Đề bà đạt đa khi lăn đá từ trên núi cao xuống chân Phật; của bọn ngoại đạo khi cho cô gái độn bụng đến vu oan cho Phật, để làm tổn thương đến uy danh Ngài; của vua A xà thế khi cho voi uống rượu say chạy đên để sát hại Ngài. Ngài đã không hờn giận, trừng phạt, mà trái lại, còn Từ bi hóa độ cho tất cả đều được giải thoát.
b) Bình thản, không xao động trước tất cả các cảnh thuận và nghịch của cuộc đời mà mình gặp phải. Chẳng hạn, khi gặp nghịch cảnh, Bồ tát không oán hận, trách móc, phiền não, để cho tâm mình phải vướng bận, đảo điên. Khi gặp thuận cảnh, Bồ tát cũng không mừng rỡ, thích thú, để cho tâm mình phải bị xáo động, vương vấn theo.
Nhẫn nhục Ba la mật là một thứ nhẫn nhục cùng tột, không một sự vui buồn, sướng khổ, vinh nhục nào trong đời có thể làm lay động, xáo trộn tâm tư được. Thứ nhẫn nhục này, chỉ có hạng Đại thừa Bồ tát mới thực hiện nổi; vì các Ngài đã nhận chân được bản tánh thanh tịnh, bình đẳng, không thấy có nhân ngã, có người làm nhục và kẻ bị nhục.
Xem thêm video: "Đức Phật hữu tình hay vô tình":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm