Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 03/05/2021, 08:53 AM

Đảnh lễ xá lợi đỉnh cốt đầu tiên và duy nhất của Ôn Trí Quang

Sau lễ trà tỳ nhục thân Ôn Trí Quang, điều hiếm thấy và trở thành biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo đã xảy ra khi toàn bộ xương đầu của Ôn vẫn còn y nguyên với màu trắng tinh nổi trội như tuyết giữa biển lửa đỏ rực trong lò không bị vụn vỡ.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã viên tịch lúc 21h45 đêm 8-11-2019 tại chùa Từ Đàm, TP Huế. Theo di huấn của Hòa thượng, không báo tang, không thành phục, không phúng điếu. Ngài thuận thế vô thường an nhiên viên tịch tại phương trượng chùa Từ Đàm, số 1 đường Sư Liễu Quán, P.Trường An, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.

Theo di huấn của Ôn, sau khi Ôn mất khoảng 6 giờ thì khâm liệm; tiếp đó các Pháp tử lạy 3 lạy rồi đưa ra xe tang; “Không bàn thờ, bát nhang, báo tang, thành phục, đưa đám, phúng điếu; chuyển đến lò thiêu, thiêu rồi đem về chùa làm tuần, chung thất trăm ngày, tiểu tưởng và đại tường”…

Di huấn với thủ bút, chữ ký và ấn triện của Trưởng lão HT.Thích Trí Quang.

Di huấn với thủ bút, chữ ký và ấn triện của Trưởng lão HT.Thích Trí Quang.

Ôn Trí Quang chính là linh hồn của Phật giáo Việt Nam. Kế tục tâm nguyện của các vị trưởng lão tiền bối, Ôn là người kiên trì nhất trong nỗ lực xiển dương Phật giáo với tư cách là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc. Đạo Phật gắn liền với truyền thống dân tộc hàng ngàn năm nay, nhưng vào thời Pháp thuộc các tăng ni phật tử hành đạo chủ yếu tại các chùa chiền, không có Giáo hội, chỉ có các hội đoàn Phật học nhưng không có hệ thống tổ chức. Nhờ nỗ lực của Ôn Trí Quang mà Phật giáo mới có Giáo hội được tổ chức thành hệ thống với quy củ về tổ chức và trật tự giáo phẩm như ngày nay.

Năm 1963, Ôn là người có vai trò quan trọng trong phong trào phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Hòa thượng tu tại chùa Già Lam (Thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây, Ôn chuyên tâm hành trì, viết sách, dịch và chú giải kinh, luật, luận. Năm 2014, Ôn về chùa Từ Đàm (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ôn là vị sư có nhiều ảnh hưởng đến tăng ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước.

thichtriquang-7-0727

Lễ tang của Ôn được thực hiện theo di huấn “không bàn thờ, bát nhang, báo tang, thành phục, đưa đám, phúng điếu”; “sau khi chuyển đến lò thiêu, thiêu rồi đem về chùa làm tuần, chung thất trăm ngày, tiểu tường và đại tường” và mỗi lễ “chỉ tụng một trong các kinh Địa tang, Kim cương, Bồ tát giới, Pháp hoa và Thủy sám; mỗi lễ đều không thông báo và mời ai dự cả”. Những nội dung của di huấn này cũng được môn đồ Pháp quyến niêm yết thông báo ở tiền sảnh ngôi nhà tổ chức tang lễ của ngài. Chính điều này đã khiến tang lễ của Ôn Trí Quang rất giản đơn, dung dị, không hoa, cờ phướn, phẩm vật phúng điếu thường thấy ở nhiều tang lễ khác.

Sau lễ trà tỳ 24 tiếng đồng hồ theo di huấn của Ôn, khi mở nắp lò hoả thiêu ra toàn bộ gỗ quan nhục thân Ôn Trí Quang đã trở thành tro bụi, toàn bộ các xương lớn và cứng như xương sườn, xương tay, xương chân, đã trở thành các mảnh xương rất nhỏ, vở vụn. Rất ngạc nhiên khi nhìn thấy toàn bộ xương đầu của Ôn Trí Quang, hay còn gọi là “Xá lợi thượng thủ” hay “Xá lợi đỉnh cốt” vẫn còn y nguyên với màu trắng tinh nổi trội như một khối ngọc trắng giữa một đống tro tàn.

3

Khối sọ trắng tinh như tuyết giữa biển lửa đỏ rực trong lò không bị vụn vỡ của Ôn minh chứng cho trí tuệ mà Ôn đã cống hiến cho Đạo pháp. Bản thân Ôn khi nghe tin Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và để lại xá lợi trái tim, Ôn đã tôn xưng ngài Quảng Đức là Bồ tát. Nay, Phật giáo Việt Nam có thêm vị Bồ tát nữa. Hai Ngài là biểu trưng cho Từ bi và Trí tuệ – là đôi cánh của Phật giáo.

Sau khi thỉnh xá lợi của Ôn từ nơi trà tỳ về, xá lợi của Ôn đã được chia làm 3 phần dành cho 3 ngôi Chùa phụng thờ đó là Chùa Đại Giác, đường Lê Lợi, phường Hải Đình, Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Chùa Từ Đàm, số 1 đường Liễu Quán, phường Trường An, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế và Tu Viện Quảng Hương Già Lam, 498/11 Lê Quang Định, phường 01, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh (nơi Ngài đã có khoảng 15 năm tu tập và dảo đính lại các tác phẩm dịch thuật & chú giải của Ngài). 

Việc cung đón xá lợi của Ôn tại già lam cũng đơn giản như Ôn dạy, không lọng, không trống kèn, không công bố giờ giấc, nhưng chư Tăng và Phật tử cũng đã tề tựu trong yên lặng để đón Ngài – một vị Bồ tát của Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng Thích Trí Quang dưới góc nhìn của nhà báo Jerrold Schecter

IMG_8015

Cả cuộc đời Ôn đem xác thân mình phụng sự Đức Mâu Ni và dân tộc Việt Nam, gặp khi đạo pháp nguy nan, Ôn đã dũng liệt đứng ra, vận dụng khối óc mình lãnh đạo phong trào tranh đấu bảo vệ tự do tín ngưỡng, đưa Chánh pháp thoát khỏi áp bức của bạo quyền, rồi tiếp tục dấn thân vào đời, chịu bao gian nan trong những năm tháng đấu tranh cho đồng bào miền Nam có được cuộc sống bình yên. Thời thế đổi thay, ngài chọn con đường ẩn mình trong tịnh thất, chăm chú dịch kinh để truyền bá giáo lý giải thoát của Phật-đà cho hậu bối, mong đem văn hóa thay đổi cuộc đời với một niềm tin mãnh liệt: “Khí thiêng của đất nước cùng ánh sáng của đuốc tuệ vẫn còn và sáng hơn. Ma quân và ngoại đạo có muốn khác đi cũng chẳng được”.

Bảo tháp chứa xá lợi đỉnh cốt của Ôn Trí Quang.

Bảo tháp chứa xá lợi đỉnh cốt của Ôn Trí Quang.

Nay được trở về Tổ đình Từ Đàm đảnh lễ Ôn, trong lòng không tránh khỏi những cảm xúc nghẹn ngào mà cũng rất tôn kính Ôn, Ôn chính là linh hồn của Phật giáo Việt Nam, kế tục tâm nguyện của các vị trưởng lão tiền bối xiển dương Phật pháp.

ôn trí quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm