Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/11/2015, 13:49 PM

Đạo Phật, đạo con người

“Tâm  làm  chủ”  là  cái  tâm  không nghiêng ngả trước mọi ghềnh thác thế gian, mặc dù không thiếu những ma quỷ hung thần xô đẩy. Là cái tâm đủ sức mạnh vượt lên trên mọi thứ trò làn điệu thế tục để xốc tới, từ một ý chí bản lĩnh rất tự tôn tự trọng.

Dầu là ai đọc sách Phật, đều rạng rỡ niềm vui khi thấy Phật đề cao cái Tâm chủ tể, đề cao phẩm giá tâm linh con người . Điều này thể hiện rất rõ qua phẩm song yếu, phẩm mở đầu Kinh Pháp Cú: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác”. Chỉ trong một câu, “Tâm” xuất hiện ba lần với chức năng và phẩm cách khác nhau. 

Một sự thật hiển nhiên lay thức những ai từng đi về với cửa Khổng, sân Trình: “Tâm” của Đức Phật hòa điệu với “Tâm” Nho giáo, để đạo Phật và đạo Nho chung một tổ ấm: “Tâm chủ tư” là trái tim chúa tể của con người chủ trì toàn bộ thế giới tâm linh bao gồm cả tình cảm, trí tuệ và ý chí nghị lực. Cho nên, ai đã qua Nho giáo, đọc câu “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác”, liền réo vang trong đầu câu nói của nhà cự Nho Vương Dương Minh: “Tâm giả nhất thân chi chủ tể, tình chi phát”, ý nghĩa là trí tuệ cũng từ đó mà có được, và cũng từ đó sản sinh ý chí nghị lực. Vậy nên, một Phật tử, một Nho sĩ, cũng như những số kiếp trần gian mà bao đời đã tắm trong lễ nghi Nho giáo, đụng đến “tâm” là đụng đến những gì thiêng liêng cao cả cũng đồng thời ôm bao uẩn khúc thương đau của con người

“Tâm dẫn đầu” là trước và trên tâm chả có gì  cả. Là tâm, cũng là con người mang cái tâm chúa tể ấy, đầu đội trời, chân đạp đất, đứng giữa vòng vũ trụ bao la thực thi thiên chức. Cũng có nghĩa, tâm đủ sáng suốt thích ứng trước mọi thử thách của hoàn cảnh, không hề chờ đợi ngoại lai. Nói theo quan niệm Phật giáo, là tâm đủ sáng suốt để  nhận rõ “vui thanh  cao hay  vui thô  trược”,  “buồn thanh  cao, hay  buồn thô  trược”,  hay “không vui không buồn thanh cao” hoặc “không vui không buồn thô trược”. Nói gọn lại, “Tâm dẫn đầu” là tâm trí tuệ, ý thức rõ tầm vóc và chức năng của mình trước nhân sinh vũ trụ và luôn luôn” tùy kì thời, tùy kì thế, tùy kì cảnh, tùy ngộ nhi yên” là luôn cụ thể tình huống để thích ứng tròn đầy, mà vòng hào quang “thích ứng tròn đầy” ấy đã chất chứa bao anh hoa trí tuệ và uẩn khúc nhân tình.

“Tâm  làm  chủ”  là  cái  tâm  không nghiêng ngả trước mọi ghềnh thác thế gian, mặc dù không thiếu những ma quỷ hung thần xô đẩy. Là cái tâm đủ sức mạnh vượt lên trên mọi thứ trò làn điệu thế tục để xốc tới, từ một ý chí bản lĩnh rất tự tôn tự trọng.

Cái phông “làm chủ” tùy thuộc vào lí tưởng sống của con người. Một cá nhân bước vào đời luôn nơm nớp lo giữ không nghiêng ngả để  bảo toàn phẩm cách tự tôn tự trọng thiên bẩm đã đẹp, vậy mà Đức Thế Tôn bước vào đời lại luôn nơm nớp lo giữ hạnh phúc của nhân quần xã hội, lo nghĩ cách tế độ nhân loại chúng sinh: “Tuy là giới của ta chế, nhưng ở địa phương khác không cho là thanh tịnh thì đều không được dùng. Tuy chẳng phải là giới ta chế, nhưng ở địa phương khác phải nên làm thì không được chẳng làm”, ôi cái phông “làm chủ” của Người mênh mang như trời biển bao la. Và từ cái phông “làm chủ” của Người toát lên một lí tưởng sống: Mọi việc làm đều tùy thuộc vào nhu cầu thực tế khách quan, để từ đó nổi rõ một quan điểm duy vật rất trí tuệ.

Cái phông “làm chủ” của một tầm vóc luôn tìm kiếm cách tế độ nhân loại chúng sinh. Có lúc nó trải ra mênh mang  trời biển, và có khi nó đòi hỏi một đức hi sinh cao vời  vợi như tháp trụ, làm cho mọi vọng ngôn tà đạo phải run sợ: “Bồ Tát đạo rất khó, ta đã không tiếc thân mạng hi sinh rất nhiều để cứu độ chúng sinh. Làm một vị Bồ Tát dĩ nhiên không được làm ác và tạo tội, nhưng vì cứu độ chúng sinh cũng quyết không sợ, vì cứu độ chúng sinh mà chính mình phải làm ác và tạo tội”. Ôi! Muôn kiếp không mờ.

Nhất là khi Người, Đức Thế Tôn, tự “chủ” vứt bỏ ngai vàng lầu son gác tía, nửa đêm lén nhìn cha già, vợ dại, con thơ qua khe cửa, rồi lặng lẽ dấn thân vào muôn trùng gian nguy khổ hạnh để tìm đường cứu độ nhân loại chúng sinh, thiết nghĩ cõi trần gian này khó có gì để so sánh.

“Tâm tạo tác” với tâm tạo tác, Đức Thế Tôn chỉ giáo cho đệ tử hai điều: “Một, trong  “Tập  A  Hàm”  quyển  4,  Ngài khuyên mọi người: phải có phương tiện nghề nghiệp đủ để tự mưu sinh. Hai, là “tạo” dựng một sự nghiệp, hay “tác” hành trong một sự nghiệp nào đó, tác là đi vào thực hiện ước mơ hoài bão, phải hết mình với đầu óc sáng “tạo”, tuyệt đối  không theo đường mòn, lối cũ. Và Người đã chỉ giáo về yêu cầu này, một chỉ giáo đanh thép như lời tuyên ngôn: “Đừng vội tin một điều gì vì đó là truyền thống, vì được ghi trong sách hoặc được suy luận theo lôgich đơn giản, hoặc là do hiểu biết hời hợt, hoặc là do hứng thú vào một học thuyết nào đó, hoặc là vì điều ấy có vẻ thích hợp, hoặc là vì kính trọng một bậc đạo sư. Chỉ chấp nhận những  gì mà theo sự  thể nghiệm trực tiếp của bản thân, đem lại hạnh phúc cho mình và tất cả mọi người khác, thì hãy thừa nhận những điểm ấy là chân lí và hãy sống theo chân lí ấy” (Kinh Kalama, trang 189).

Lí tưởng của Đức Thế Tôn là sống hết mình với “chân lí” mà “chân lí” phải thể nghiệm trực tiếp của đời mình, với mục đích “đem lại hạnh phúc cho mình và tất cả mọi người khác”.

Chỉ một nét khắc họa “Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác”, mà nổi lên một hình tượng cao vọi giữa nhân sinh vũ trụ, với vầng trán tĩnh lặng trước mọi khốn nguy mà cả ma quỷ hung thần phải run sợ, với ánh mắt đầm ấm ôm ấp cả thế gian. Nhất là, hình tượng ấy được coi là, tự khẳng định là nguồn gốc của mọi nghiệp báo thế gian:
 
Nói năng và hành động với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình. Nói năng và hành động với tâm ô nhiễm, khổ đau sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh  xe lăn theo dấu chân con thú kéo xe. Những ai không sa vào khoái lạc, khôn khéo nhiếp hộ sáu căn, ăn uống sinh hoạt điều độ, vững tin và siêng năng, như núi đá trước các làn gió. Những ai chỉ lăn vào khoái lạc, không chịu nhiếp hộ sáu căn, ăn uống sinh hoạt vô độ, biếng nhác chẳng tinh cần, chả khác cành mềm trước cơn gió lốc...

Đó là mấy câu tiêu biểu trong 20 bài kệ của Phẩm Song Yếu, phẩm mở đầu Kinh Pháp Cú  rằng, mọi nỗi vui sướng hay khổ đau, thanh thản ung dung hay day dứt ưu phiền nhất nhất đều do nghiệp báo từ sự sống, cách sống của con người. Tuyệt nhiên không hề có chuyện ngoại lai. Có nghĩa, đời là chuỗi dài những  quả báo “Thiện giả thiện lai, ác giả ác báo”.

Đức Thế Tôn đề cao tâm chúa tể là nguồn gốc mọi quả báo nhân sinh trong bối cảnh nước Ấn Độ hiện tồn bốn giai cấp: Giáo sĩ, vua chúa, nông thương và nô lệ hạ lưu, mà lớp giáo sĩ và vua chúa dẫm đạp lên quyền sống con người chả khác gì thú vật. Lại còn Thần Phạm Thiên uy linh tối thượng, tự quyết mọi nỗi thế gian, thân phận con người leo teo chả khác cái cuống rác bên đường. Giữa bối cảnh ấy, Đức Thế Tôn nhìn con người mang cái tâm chúa tể là nguồn gốc mọi quả báo nhân sinh. Rõ ràng, con người “Tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác” của Đức Thế Tôn có địa vị tôn nghiêm vượt lên trên mọi giai cấp xã hội Ấn Độ, ngang tầm Thần Phạm Thiên, sừng sững giữa vũ trụ bao la, tự quyết mọi quả báo của đời mình.

Đã thế, Đức Thế Tôn còn trao cho con người danh nghĩa “Mỗi người là một thượng đế của chính mình” (trang 95).

Nhìn ra, ta thấy các tôn giáo khuôn mình trong vòng cương tỏa: Quyết định sự sống chết, vui buồn, thọ yểu, giàu nghèo của kiếp người, là nhờ lượng Thượng Đế, Chúa Trời, Thần Thánh. Riêng Đức Thế Tôn lại khẳng định con người tự quyết mọi quả báo của đời mình, rõ ràng đạo Phật là đạo con người

Hình tượng cao vời vợi giữa nhân sinh vũ trụ, vượt lên trên các giai cấp xã hội Ấn Độ đương thời, ngang tầm Thần Phạm Thiên, và được chính Đức Thế Tôn phong tặng “Mỗi người là một Thượng Đế của chính mình” ấy, là luồng hào quang rực sáng bao quanh luận đề “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác” và chính là tấm gương cho mọi lớp người thấy rõ định phận của đời mình. Và cao hơn, đòi hỏi mọi lớp người tự quyết định phận của mình. Vui hay buồn? Thọ hay yểu? Giàu hay nghèo? Day dứt khổ đau hay ung dung thanh thản? là chính anh, là chính Thượng Đế tâm linh anh tự quyết.

Mà chả có gì huyền bí, xa lạ. Hoài Nam Tử nói: “Tích vu nhu tắc cương. Tích vu nhược tắc cương. Quan kì sở thích, tri họa phúc chi hương”, sống mềm dẻo khéo léo thì tự mình làm chủ đời mình, cũng có nghĩa sống hung hãn bạo tàn là tự hủy diệt. Nhìn cách sống của anh, đã thấy rõ phúc họa ngày mai của anh rồi. Ts.Trần Đức Công nói: “Thế giới khách quan sẽ không còn phải là khách quan nữa nếu ta nhận thấy nó chỉ là “sản phẩm” của A lại da thức của chúng ta, vì vậy “tạo” và vật “thọ  tạo” là  “một”. Thế  giới  khách quan chỉ là hiện hữu tấm gương quy luật quả báo của con người. Liệu mà sống, để tiếng thơm sống mãi.

Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
Nguồn: http://www.hoangphaphanoi.com/nghien-cuu/pg-khoa-hoc/7F5409.aspx
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm