Đạo Phật dạy tôi về lòng từ
Năm tôi học lớp ba, tại một trường thuộc Sài Gòn lúc bấy giờ (nay là TP.HCM), nhà trường phát động học sinh đóng góp tiền hoặc quần áo cho học sinh miền Trung, tôi đăng ký đầu tiên với thầy chủ nhiệm là Trần Văn Hải, số tiền 20.000 đồng vào năm 1974 cũng khá lớn.
Cha mẹ cho tôi nhiều hơn chị vì rất cưng chiều tôi bởi chất lượng học của tôi, qua kết quả hàng tháng đều có bảng danh dự. Đó là ghi nhớ của tôi vào cái thời còn bé xíu đã có lòng thương cảm với những hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống.
Rồi sau đó, những lúc thầy cô bận việc hoặc lễ lộc hay họp hành, chúng tôi được nghỉ những tiết cuối thế là nhóm chúng tôi gồm: Út, Thảo, Huệ, Liếu,Tâm đi đến một ngôi chùa gần trường, không làm ồn ào mà lạy Phật rồi nghe quý thầy dạy về cách cư xử giữa bạn bè, người với người. Kết thúc là niệm câu A Di Đà Phật. Chúng tôi nấn ná thêm một chút, để nhìn cây cảnh trong khuôn viên chùa rồi trở về với sự tiếc nuối.
Sau một thời gian, Miền Nam được giải phóng, gia đình tôi về quê, trong tôi vẫn nhớ những bạn bè ngày xưa, rồi tôi đến Từ Vân Am, nay là Tịnh xá Ngọc Châu Như để viếng cảnh chùa và chụp mấy tấm ảnh làm kỷ niệm. Không biết từ bao giờ, cứ mỗi lần trong lòng thấy bất an là tôi vào chùa, khi thì gặp quý trụ trì để hỏi những điều tôi thắc mắc, hoặc tựa vào chiếc ghế ngắm từng áng mây trôi hòa quyện vào khói nhang trầm, để thấy lòng mình thanh thản nhẹ nhàng hơn qua muôn ngàn biến cố của cuộc đời.
Tôi từng nghe các bậc người lớn nói rằng: Đạo Phật là từ bi hỷ xả, thế cho nên tại các chương trình Đại học Ngoại Ngữ, Ngữ Văn và Báo Chí, ở giai đoạn Đại cương về Văn hóa phương Đông, tôi luôn tìm kiếm những tư liệu, hồi ấy không nhiều phương tiện như bây giờ, chỉ có sách thôi. Tôi mày mò đọc đi đọc lại Tứ diệu đế - Bát chánh đạo và hành vi của cư sĩ Phật tử. Dẫu không thể có được trí nhớ siêu phàm, nhưng tôi lưu giữ trong tim óc của mình là không làm ảnh hưởng tới sinh mạng của loài vật và loài người, phát tâm từ bi để chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh hơn mình. Bằng khả năng của mình, tôi trợ giúp cho những bệnh nhân nghèo được phẫu thuật mắt, tim miễn phí, cấp cứu chuyển tuyến trên miễn phí, các căn bệnh hiểm nghèo. Tôi thầm cầu nguyện các vị Phật cho tôi có được lực vận động, để nhiều người cùng góp sức xây nên những cây cầu bê tông, để giảm bớt tình trạng các bé té sông vì cầu khỉ, cầu tre lắc lẻo, xây nhà mới cho những gia đình không có khả năng khi bị thiên tai hoặc bệnh tật mà không còn tiền sửa chữa. Nhiều công trình xã hội, nhiều đoàn đến với các hoàn cảnh khó khăn để giúp. Tôi hoan hỷ như bản thân mình được hỗ trợ. Tôi thầm đa tạ ơn trên đã lắng nghe và tạo cho tôi niềm tin, để tiếp tục cuộc hành trình giúp những mảnh đời bất hạnh.
Đạo Phật với tôi đơn thuần là như thế, vào mỗi buổi sáng sau khi trì kinh kệ xong là tôi chú nguyện 6 lời để cầu cho tất cả mọi người đều được an bình, sống chan hòa không ganh ghét thù hận. Tâm vững chắc để sớm đến bến bờ giải thoát. Niềm tin tăng dần trong tôi là những lúc rơi vào khủng hoảng nhất, tôi nhiếp tâm niệm Phật, rồi cầu nguyện. Người thân bên cạnh tôi bình an trở về với gia đình, sau bao ngày hôn mê sâu ở bệnh viện, những người dồn ép tôi vào tận cùng khổ đau, đã về bên kia thế giới mà tôi vẫn cầu nguyên cho họ sớm vãng sanh, người còn lại thì đã thay đổi cách nhìn, hình như sự đố kỵ đã vơi đi sau bao ngày tôi sám hối bởi những tội lỗi từ vô thỉ kiếp. Một vị sư cô từng nói rằng:
- Từ ngày gặp cô, tôi thấy cô làm nhiều việc có ích cho mọi người, sao cuộc sống lại trắc trở như vậy?
Cho nên tôi hạ quyết tâm mình phải sám hối mỗi ngày thôi.
Đạo Phật là làm cho tôi hiểu được chính mình, tuy rằng đã gặp phải chướng duyên, nghiệt duyên phải an lòng mà chấp nhận để sớm giải trừ oan khiên, để con người dần dần thoát khỏi sự u uất, sân si và tâm thật sự trong sáng - lòng mới an nhàn, như khẩu hiệu tôi dặn lòng từ khi tìm hiểu về Đạo Phật.
Với tôi, Đạo Phật còn những điều vi diệu chưa khám phá, nhưng cơ bản thì tôi tin và đã thực hành được một số lời dạy của Phật trong cuộc sống, còn bạn? Hy vọng chúng ta, nhất là các bạn trẻ hãy đến với Đạo Phật để tự rèn luyện cho mình phương châm sống tốt, sống sao cho xứng đáng để khi về bến Giác sẽ an yên.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Trương Thị Mỹ Thúy; địa chỉ: TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Cuộc đời màu nhiệm của cô gái 9x Hà thành
Đạo Phật trong trái tim tôi 12:00 05/10/2024Tôi biết tác giả Thanh Cầm qua một nhóm những người yêu văn chương và rất ấn tượng với những truyện ngắn em viết cho thiếu nhi. Ngôn từ đẹp, cách xây dựng nhân vật gần gũi và nội dung luôn mang những thông điệp giàu ý nghĩa nhân văn.
Xem thêm