Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/04/2024, 13:41 PM

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Đạo Phật bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc, các phương pháp tu học, thực hành, thiền định và các truyền thống tín ngưỡng được hình thành và phát triển đến ngày nay.

Theo nhiều các tài liệu kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học và khảo cổ đã chứng minh Tất đạt đa Cồ đàm thường được gọi là Bụt, Phật Thích Ca Mâu Ni Đức Phật hoặc "Người giác ngộ", "Người tỉnh thức" đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc Ấn Độ ngày nay từ khoảng thế kỷ 6 TCN. Bằng những nỗ lực chân chính của bản thân thông qua con đường thiền định và quán chiếu, Đức Phật đã trở thành một bậc giác ngộ tối thượng đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển, linh hoạt của triết lý, Phật giáo được nhiều người tiếp nhận và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều phong tục tập quán ở các thời kỳ, đất nước khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. 

869684d6-9a8f-4d8a-a1f0-2de176a5e30c

Phật giáo có đến 84.000 pháp môn đó cũng chính là 84.000 con đường với điểm đến là sự giải thoát, đó cũng là ngụ ý có nhiều cách, nhiều phương pháp hoặc con đường đạt đến chân lý của đức Phật. Sở dĩ có nhiều pháp môn như vậy nhằm để phù hợp với căn cơ của mỗi người, bởi mỗi chúng sinh đều có những tâm tính khác nhau. Vì căn tính, nghiệp lực và hạnh của mỗi người mỗi sai biệt, nên sẽ thích hợp với một con đường riêng. Nhưng dù là pháp môn nào đi chăng nữa cũng đều đưa hành giả đến sự giác ngộ, giải thoát.

Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giác ngộ để được giải thoát, tính chính thống của các bài thuyết giảng và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập. Hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm bản thể luận hình thức, là một bộ môn triết học chủ yếu giải quyết vấn đề sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác để làm tốt vai trò mô tả thực tại hay thực thể. Trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao có thể hiểu giác ngộ giống như khai sáng đó là khi ta khai sáng, tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn thế giới nhằm hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.

Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm, từ đầu Công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp; thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn cực thịnh được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo; từ đời Lê Sơn đến đời Tây Sơn là giai đoạn suy thoái; từ đời Nguyễn đến nay là giai đoạn phục hưng, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị khắp cả nước với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hoà, sư Thiện Chiếu…

“Học để tu”, muốn tu thì phải biết phương pháp, con đường để tu, và học chính là tìm hiểu phương pháp, con đường đó. Từ thời Đức Phật đã dạy với một người sau khi xuất gia, Ngài dạy họ phương pháp tu tập và họ tu tập cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ, giải thoát. 

Chúng ta đến với đạo Phật là vì trong lòng ấp ủ mong muốn hạnh phúc, an lạc, thoát khổ, hết phiền. Và con đường giác ngộ này không phải là dùng mắt thấy được, dùng tai nghe được mà muốn được giác ngộ bạn phải nỗ lực tu học. Sự tu học của chúng ta cũng thế, cần phải học cách buông bỏ cho thân và tâm thanh thản, nhẹ nhàng hơn. Sự buông bỏ hiểu đơn giản là buông bỏ tính tham, sân, si và tránh làm những điều xấu, ác. Để đạt được điều đó, tự mỗi cá nhân phải ra sức tu tập và chuyển hóa. Có thể nói, giác ngộ là một quá trình chuyển hóa. Trước hết là sự chuyển hóa về tri thức: Ngu muội được thay thế bằng tuệ giác. Sự chuyển hóa tình cảm: Thái độ sợ hãi và lo âu được thay thế bằng sự an tịnh và vô uý; đau khổ bằng hạnh phúc. Sự chuyển hóa trong thái độ: Chấp thủ được thay thế bằng ly tham. Và sự chuyển hóa trong cách cư xử: Sự tước đoạt được thay thế bằng sự ban cho; lười biếng bằng năng động; sự phá hoại bằng sự tạo ra.

Trên bước đường tu học, ai cũng sẽ trải qua ít nhiều những khó khăn, nghịch cảnh, điều đó giúp ta có cơ hội thực hành những điều mà mình đã học để hoàn thiện mình hơn. Những đau khổ, nghịch cảnh trong đời là điều tất yếu, không ai có thể tránh, vì vậy người học Phật hãy tự trang bị những tư lương cần thiết để khi đối trước nghịch cảnh, tâm không còn cảm thấy đau khổ và bị lay chuyển. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nỗ lực làm những điều thiện lành, mang lại hạnh phúc cho tha nhân. Sự giải thoát chính là thành quả đến từ sự buông xuống thái độ chấp trước của ta và cái của ta. Buông bao nhiêu, giải thoát bấy nhiêu, buông cái gì thì giải thoát được cái đó. Khi ấy, chúng ta sẽ đi được lâu và xa hơn trong hành trình đi đến sự giác ngộ, giải thoát.

ĐĐ. Thích Nguyên Duyên - “…chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp của người tu…”

ĐĐ. Thích Nguyên Duyên - “…chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp của người tu…”

Đạo Phật chủ trương “Duy tuệ thị nghiệp”, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp của người tu. Và “Duy tuệ thị nghiệp” cũng có nghĩa là lấy giác ngộ làm sự nghiệp, lấy minh tâm kiến tánh làm sự nghiệp. Người thế gian lấy nhà cửa, đất đai, tiền bạc, địa vị, danh vọng làm sự nghiệp, còn người tu thì lấy trí tuệ, thuộc chân tâm, có tác dụng phá tan vô minh, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi làm sự nghiệp của cuộc đời mình. Như vậy, sự giác ngộ chính là nhận ra bản chất về sự hiện hữu của con người, sự hiểu biết về nhân và quả của con người và thế giới. Mục đích của sự giác ngộ là sự giải thoát khỏi những nỗi đau khổ trong sinh tử luân hồi và sự đạt được hạnh phúc hoàn toàn, Niết-bàn.

Đạo Phật là con đường giác ngộ và Tu Phật là đi trên đường giác ngộ. Với người Tu sĩ hay những người học Phật, có cảm tình với đạo Phật thì việc giác ngộ là điều không thể thiếu. Giác ngộ với mỗi người có những cảm nhận nông, sâu khác nhau tùy theo trình độ của người. Giác ngộ đó chính là ánh sáng dẫn đường cho những chúng sinh trở về cội nguồn chân thật xưa nay đã tự quên mất; Giác ngộ để nhận biết thế gian vô thường, giác ngộ nghiệp báo, giác ngộ mê lầm chấp ngã, giác ngộ nghĩa không của Bát nhã, giác ngộ Phật tánh nơi mỗi chúng sinh, giác ngộ chân tâm rõ ràng thường biết...

Tuy nhiên, con đường giác ngộ không chỉ nhìn, nghe, đọc thấy mà đòi phải có trí tuệ và chân tâm. Là những hành giả thực sự tu học, để có được những kiến thức và bước đi vững và luôn phải mở sáng con mắt “Tuệ giác” nơi chính mình, để tham thiền, nhập định bằng tâm tĩnh lặng và thanh tịnh để ghi lại ánh sáng giác ngộ chân thật. Và để đi đến tận cùng của “Chân tâm” đó là cái tâm Phật mà ai cũng có. Khi ta đi tìm Phật thì không nên tìm Phật ở ngoài tâm vì trong tâm chúng ta đã có Phật. Và ai cũng có thể trở thành Phật nếu người đó tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh do đó được giải thoát. Khi đã vượt qua sự vô minh, con người giác ngộ trở thành Phật và được giải thoát.

Đạo Phật là con đường giác ngộ. Bất cứ ai, khi có lòng từ bi thì không sợ bất cứ điều gì và những gì chúng ta nhìn thấy từ bên ngoài khi đưa vào trong tâm, làm ta đau khổ đều là nghiệp chướng. Vì vậy, sự vật hiện tượng bên ngoài ta nên nhổ gốc đem ra ngoài, hay nói cách khác là không tiếp nhận thì ta sẽ hết khổ. Vậy muốn giác ngộ, giải thoát ta phải quay vào tâm mà tìm là chính, những cái bên ngoài chỉ là phương tiện mà thôi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Xem thêm