Thứ sáu, 26/07/2024, 08:00 AM

Đạo, quý ở hành

Học Phật pháp thì càng học càng phải thông minh mới có được cơ hội khai ngộ. Chẳng thể càng học càng ngu si, học lâu mà trí huệ không tăng trưởng, lại còn hồ đồ thêm, chẳng hiểu như thế nào là chánh pháp với tà pháp. Tại sao có tình trạng đó?

Lý do vì không chịu nghiên cứu đến tận cùng. Nghe xong Phật pháp thì chúng ta phải thi hành một cách thực tiễn, y giáo phụng hành, y pháp tu hành.

Chẳng phải nghe xong kinh thì mang kinh cất trên kệ sách, rồi chẳng kể đến kinh nữa. Ðạo lý nghe xong, phải nên tha thiết tự hỏi chính mình, có noi theo được đạo lý đó không.

Học Phật pháp như vậy mới không uổng công phu, mới không lãng phí thời gian quý báu. Người xưa nói: "Lời nói là pháp, việc làm là đạo". Còn nói rằng: "Nói cho tốt, nói cho hay, chẳng thực hành, chẳng phải đạo", lại có câu: "Ðạo là hành, chẳng hành, đạo chẳng có dụng ích; Ðức là lập thành, chẳng lập đâu còn đức".

Trời giá lạnh như thế này, đến để giảng Phật pháp, để nghe Phật pháp, thế tất phải thực hành một cách thực tiễn, mới gọi là biết nghe pháp. Nếu không, nghe được bao nhiêu kinh, bao nhiêu pháp, đều thành vô dụng. Về điểm này, mong quý vị phải hiểu một cách sâu xa.

Tu học đúng Pháp: Cách bảo vệ chánh Pháp hữu hiệu

Đạo, quý ở hành 1

Ảnh minh họa.

Tu đạo! Tu đạo! Tu đạo! Phải tu đạo! Như thế nào là tu đạo?

Ăn cơm là tu đạo, mặc áo là tu đạo, ngủ là tu đạo. Khi ăn ta phải ăn cho hết sạch, chớ không phải chỉ ăn nửa chén cơm còn nửa kia thì đổ vào thùng rác, vậy là tiêu hết phước báo.

Khi mặc thì quần áo phải cho sạch sẽ, không thể mặc dơ dáy, nếu không sẽ mất vẻ oai nghi.

Khi ngủ cũng phải giữ sạch như vậy, chăn gối phải cho chỉnh tề tinh khiết, chớ không sống luộm thuộm, để người ngoài trông vào thì hết cả vẻ trang nhã.

Hơn nữa, đối với người xuất gia thì bốn oai nghi lớn là đi, đứng, nằm, ngồi càng phải được chú trọng. 

Trước tiên hãy bắt đầu từ chỗ nhỏ, mỗi ngườì dọn dẹp sạch sẽ nơi căn phòng của mình, một tờ giấy, một cây bút, cũng phải xếp vào nơi chốn của chúng; một cái kim, một sợi chỉ cũng không vứt bừa bãi.

Phải nuôi dưỡng các thói quen tốt, để ngày sau đi ra ngoài tham vấn, hoặc tá túc (quải đơn) tại một đạo tràng nào còn giữ được cung cách tề chỉnh, không sai sót, tránh trường hợp "thiên đơn" (phải đi nơi khác). Ðiểm này, xin đặc biệt chú ý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Hạng người nào có đầy đủ phước báu nhất để niệm Phật?

Kiến thức 09:38 05/04/2025

Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng.

Nghiệp sát nặng dẫn đến nhiều bệnh tật

Kiến thức 09:09 03/04/2025

Người trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy.

Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật

Kiến thức 07:08 31/03/2025

Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Hộ Trì. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Hộ Trì được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'

Kiến thức 08:31 27/03/2025

Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo