Chủ nhật, 07/07/2024, 10:26 AM

Người thế tục và người tu hành ai mưu cầu hạnh phúc?

Người đời tìm hạnh phúc ở bản năng thì sa và tội lỗi. Người tu tìm hạnh phúc là phải khép mình hành khổ hạnh ở chốn núi rừng vắng vẻ. Trong sự tìm cầu hạnh phúc dường như không ai bắt gặp được hạnh phúc. Phải chăng chỉ có bậc thánh mới có hạnh phúc chân thật, người phàm thì không có phần?

442505879_784211483812573_6040534799420886338_n

Hạnh phúc viên mãn của người con Phật

Đáp: 

Phàm hay Thánh nếu khéo biết, đều có hạnh phúc. Không phải chỉ Thánh mới có hạnh phúc, mà phàm vô phần. Sở dĩ người ta đau khổ là vì đang ở trong hạnh phúc mà không chịu hưởng, cứ kiếm tìm. Nếu chúng ta ngồi đây mà tâm không lo nghĩ, không sợ sệt, không buồn rầu thì có hạnh phúc không? Ngay đây là hạnh phúc.

Quý vị khổ là vì đang ngồi đây mà nhớ chuyện ở nhà, chẳng biết các con mình ở nhà có đi chơi rong không? Có kẻ xấu tới dụ dỗ lường gạt các con mình không? Tâm cứ lo lắng bồn chồn không an, thì làm sao có hạnh phúc?

Giả sử như trong gia đình, vợ chồng con cái đang quây quần bên mâm cơm, qua câu chuyện đạo bằng lời hiền lẽ phải với nhau thì hạnh phúc biết bao nhiêu. Ngược lại, lúc nói chuyện mà chồng ý này, vợ ý nọ, con ý kia không ai đồng ý với ai, mặc dù cùng nói chuyện mà ý ngấm ngầm chống đối không hòa thuận nhau. Tuy gia đình họp mặt ăn uống, mà ý cứ ngấm ngầm chống đối, thì đâu có hạnh phúc. Nếu chúng ta buông được ý niệm riêng tư, sống với hiện tại thì lúc nào hạnh phúc cũng tràn trề.

Hằng ngày, qua buổi công tác mệt nhọc, quý vị tắm rửa xong, hoặc nằm trên ghế bố hoặc ngồi dưới gốc cây, tâm không lo buồn nghĩ ngợi thì lúc đó có hạnh phúc không? Hạnh phúc tràn trề. Ngược lại nếu thân nằm đó mà tâm cứ chạy ngược chạy xuôi, nhớ đứa con này làm buồn, nhớ người láng giềng nọ không tốt... Lúc nào cũng có niệm buồn phiền bất an, nên không có hạnh phúc. Vì vậy mà đi tìm hạnh phúc, tìm không biết bao giờ mới gặp?

Vì không chấp nhận sống với cái mình đang có và sống với hiện tại. Bây giờ quý vị đừng đợi làm Thánh để được hạnh phúc mà ngay giờ nào sống với việc nấy thì luôn luôn hạnh phúc. Khi ăn cơm vui trong việc ăn cơm. Khi làm việc thì vui trong công việc. Làm việc gì là vui với việc nấy, không để tâm nghĩ vơ nghĩ vẩn thì an vui hạnh phúc vô cùng. Vua Lý Thái Tôn đến viếng Thiền Lão Thiền sư. Vua hỏi:

- Hòa thượng trụ núi này đã được bao lâu?

Sư đáp:

"Chỉ biết ngày tháng này,

Ai rành xuân thu trước".

Ngài hạnh phúc tràn trề, chỉ biết ngay bây giờ thôi. Chúng ta vì không sống với hiện tại nên không có hạnh phúc. Đang ngồi đây mà nuối tiếc việc quá khứ, mong cầu việc tương lai. Chẳng hạn chúng ta trồng cây cam, cứ nhìn nó mong nó có hoa có trái, thấy hoa trái rụng lòng không vui. Sống như vậy làm sao có hạnh phúc?

Lúc nào chúng ta cũng muốn mọi sự việc như ý mình. Sự việc thì tùy duyên, khi đủ duyên tốt thì thành tốt, không đủ duyên tốt thì thành xấu. Chúng ta làm việc gì cứ làm hết sức, còn thành tựu thì tùy thời tiết nó thành. Vì làm việc gì chúng ta cũng mong cho thành tựu như thế này như thế kia. Hoặc sống ngày nay không sống trọn vẹn với ngày nay, mong mai kia sẽ có việc lạ xảy ra. Hoặc sống năm nay lại mơ ước năm tới được phát tài, phát lợi... Cứ mơ ước hoài, mơ ước cho tới già gần chết thì sợ. Sống như vậy làm sao có hạnh phúc? Hết mong rồi nhớ, nhớ lại thời tráng niên trẻ trung tài ba oanh liệt, hồi tưởng quá khứ thì tiếc rẻ. Cứ như thế mà bất an, không có phút giây hạnh phúc.

Quý Phật tử nên tập sống ngày nay thì vui với ngày nay, bằng lòng với hiện tại, với công việc hiện có của mình. Sống như thế mới có hạnh phúc. Nếu không chấp nhận hiện tại, không bằng lòng với cái mà mình đã có, lại cứ mơ ước tương lai hoài vọng quá khứ, thì không bao giờ có hạnh phúc, cứ khổ mãi.

Trong kinh Kim Cang Phật có dạy: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc". Tức là không chạy theo tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai, mà phải an nhiên trong giờ phút này đó là hạnh phúc. Người phàm mà biết sống như vậy đâu không có hạnh phúc?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm